Trẻ 1 tuổi bị hôi miệng: Nguyên nhân và cách chữa trị đơn giản tại nhà
Không chỉ người lớn, trẻ 1 tuổi trong giai đoạn ăn dặm cũng có nguy cơ mắc chứng hôi miệng. Cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân để biết cách trị dứt điểm mùi hôi khoang miệng cho bé.
Nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ 1 tuổi
Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu miệng thường thơm mùi sữa. Tuy nhiên, bước vào độ tuổi ăn dặm hoặc chập chững tập đi, hơi thở bé bắt đầu có mùi hôi. Trẻ 1 tuổi có thể bị hôi miệng vì nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Sức khỏe răng miệng không đảm bảo: Trẻ 1 tuổi đã xuất hiện từ 6 – 8 chiếc răng. Cha mẹ không chú ý làm sạch cho bé sẽ khiến mảng bám xuất hiện trên răng gây mùi khó chịu.
Vệ sinh răng miệng cho trẻ 1 tuổi không đúng cách có thể khiến trẻ bị hôi miệng – Ảnh minh họa: Internet
Sữa và thức ăn thừa đọng lại trên lưỡi: Lượng cặn sữa, thức ăn dặm sẽ hình thành nên lớp mảng bám màu trắng đọng trên lưỡi cũng khiến hơi thở trẻ 1 tuổi có mùi hôi.
Trẻ gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa: Trẻ uống sữa công thức hoặc chuyển sang chế độ ăn dặm có nguy cơ cao bị táo bón. Tình trạng này cũng khiến hơi thở bé có mùi khó chịu.
Trẻ bị viêm đường hô hấp trên: Tình trạng hôi miệng cũng xuất hiện khi trẻ mắc các bệnh lý về đường hô hấp như ho, viêm họng, viêm amidan… Lúc này, vi khuẩn gây bệnh xuất hiện và làm ổ tại khoang miệng của bé sẽ khiến hơi thở có mùi hôi.
Video đang HOT
Các bệnh viêm đường hô hấp trên cũng là nguyên nhân khiến trẻ 1 tuổi bị hôi miệng – Ảnh minh họa: Internet
Thói quen mút tay, ngậm ti giả không đảm bảo vệ sinh: Trẻ 1 tuổi bị hôi miệng còn do thói quen mút tay, ngậm ti giả. Hành vi này tạo điều kiện cho vi khuẩn từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào khoang miệng bắt đầu phát triển và gây mùi hôi.
Tình trạng hôi miệng có thể làm ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của bé. Sức khỏe răng miệng và hệ tiêu hóa của trẻ 1 tuổi lúc này không được đảm bảo, bé có các dấu hiệu biếng ăn, ăn không ngon khiến cơ thể chậm phát triển.
Cách trị hôi miệng cho trẻ em 1 tuổi
Theo các chuyên gia, để trị chứng hôi miệng cho trẻ 1 tuổi, cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe răng miệng và các bệnh lý ở đường tiêu hóa. Khi trẻ nhú những chiếc răng đầu tiên, cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh vùng răng và nướu của con.
Trẻ 1 tuổi chưa biết cách vệ sinh răng miệng, mẹ cần thường xuyên giúp con vệ sinh khoang miệng hàng ngày bằng cách dùng gạc mềm làm sạch vùng nướu, răng và khoang miệng. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng đừng quên thường xuyên dùng nước muối sinh lý rơ lưỡi thật sạch cho con để loại bỏ cặn bã, thức ăn thừa tồn đọng. Khi rơ lưỡi cho trẻ, cha mẹ nên thực hiện vào buổi sáng sớm lúc trẻ đói bụng nhằm tránh tình trạng nôn toàn bộ sữa và thức ăn.
Cha mẹ nên làm vệ sinh răng miệng cho trẻ 1 tuổi sau khi uống sữa và ăn thức ăn dặm – Ảnh minh họa: Internet
Trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ, cha mẹ nên tăng cường cho con ăn các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất nhằm tăng sức đề kháng, ngừa các triệu chứng viêm, nhiễm đường hô hấp thông thường. Đồng thời hạn chế các thực phẩm gây mùi khó chịu (hành, tỏi…).
Làm sạch răng và thường xuyên rơ lưỡi cho trẻ 1 tuổi sẽ giúp bé loại bỏ mùi hôi khoang miệng – Ảnh minh họa: Internet
Nếu triệu chứng hôi miệng không có dấu hiệu thuyên giảm, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra tình trạng sức khỏe.
Theo phunusuckhoe.vn
Dấu hiệu thiếu vitamin D là gì?
Trong một cuộc khảo sát được tiến hành tại Anh cho thấy hơn một nửa số người lớn ở Anh không có đủ vitamin D, nhất là trong mùa đông và mùa xuân, cứ 6 người có một người thiếu hụt vitamin D ở mức độ nghiêm trọng.
Thiếu vitamin D có thể gây mệt mỏi, dẫn đến trầm cảm ở người lớn - Ảnh minh họa: Internet
Nhiều người cho rằng đây là loại vitamin không quan trọng, nhưng thiếu hụt nó lại gây ra rất nhiều căn bệnh phổ biển ở người.
Đau xương
Một trong những dấu hiệu chính của việc thiếu vitamin D là đau xương. Vitamin D hỗ trợ xương hấp thụ canxi. Thiếu vitamin D, xương cũng bạn sẽ yếu, dễ vỡ và đau. Cơ thể của bạn cần canxi, nhưng nếu không đủ vitamin D để hỗ trợ hấp thụ canxi, canxi có thể bị bài tiết bởi magie. Bạn nên bổ sung vitamin D cho cơ thể bằng cách ăn trứng, cá, dầu cá hoặc sưởi nắng ít nhất 20 phút mỗi ngày.
Sức khỏe răng miệng
Một số báo cáo gần đây cho thấy một liên hệ giữa sức khỏe răng miệng và uống vitamin D. Những người có mức vitamin D thấp có tỷ lệ mất răng nhiều hơn những người có mức vitamin D cao.
Suy giảm nhận thức
Vitamin D cũng chịu trách nhiệm hỗ trợ cho một số lượng lớn hoạt động trong não bộ. Nó có thể giúp kích hoạt chức năng nhận thức. Nếu bạn cảm thấy khó tập trung vào công việc trong một thời gian dài, có thể bạn bị thiếu vitamin D.
Trầm cảm
Trầm cảm là vấn đề của nhiều phụ nữ hiện nay. Do ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chúng ta dễ bị thiếu hụt thứ vitamin quan trọng này. Dù bạn ăn chế độ lành mạnh, tập thể dục và nói chung không có vấn đề khác gây trầm cảm, bạn có thể vẫn bị thiếu vitamin D. Tham khảo ý kiến bác sĩ về loại thuốc bổ sung hoặc sưởi nắng ít nhất 20 phút mỗi ngày.
Dị ứng
Trẻ em không được cung cấp đầy đủ vitamin D có nhiều khả năng bị dị ứng thực phẩm.
Béo phì
Béo phì là một trong những dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin D. Thiếu vitamin D có thể gây ra béo phì và nhiều vấn đề khác. Béo phì cũng có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nữa, vì vậy hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ ăn uống của bạn.
Vitamin D có hai dạng: Vitamin D2 và Vitamin D3. Vitamin D3 là dạng thích hợp dành cho cơ thể người và dễ hấp thụ nhất. Vitamin D2 hoạt động kém hiệu quả hơn, bạn có thể tìm thấy vitamin D2 trong các loại sản phẩm từ sữa, pho mat, ngũ cốc. Nếu bạn muốn bổ sung vitamin D3, hãy thêm trứng, gan, cá, dầu cá, sữa, sữa chua vào trong chế độ ăn uống.
Theo motthegioi.vn
Khoảng 70 hoạt chất trong lá thì là giúp cơ thể phòng bệnh hiệu quả Theo Tiến sĩ James Duke, thông tin từ Cơ sở dữ liệu thực vật học của Mỹ cho hay, cây thì lá có khoảng 70 loại chất khác nhau giúp chống lại bệnh tiểu đường, kèm một loạt các lợi ích sức khỏe khác ít ai ngờ tới. Thì là tốt cho sức khỏe của xương Lá thì là rất giàu canxi cần...