Trẻ 1 tháng tuổi mưng mủ, nhiễm trùng da trên nền bệnh ghẻ
Thấy cháu bị mẩn ngứa bà nghĩ chỉ là mẩn ngứa thông thường nên đã cho cháu tắm lá theo kinh nghiệm dân gian.
Đến khi tình trạng của trẻ nặng hơn với nhiều nốt mủ trên da, gia đình đưa đi khám thì mới biết nguyên nhân do trẻ bị nhiễm trùng trên nền bệnh ghẻ.
Khoa Khám bệnh, BV Da liễu Hà Nội tiếp nhận trẻ trong tình trạng có nhiều vùng da bị tổn thương nặng, nhiều nốt mủ nhiễm trùng trên da và trẻ liên tục quấy khóc. Theo bác sỹ Chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Ngọc Yến, Trưởng khoa Khám bệnh, BV Da liễu Hà Nội, trẻ còn rất nhỏ, mới 1 tháng tuổi lại bị mắc ghẻ do lây từ chị mang ở trường về. Tuy nhiên, bà nghĩ cháu bị mẩn ngứa bình thường nên cho cháu tắm lá theo kinh nghiệm truyền tai khiến trẻ vừa bị dị ứng, vừa nhiễm trùng bội nhiễm trên nền bệnh ghẻ.
Bệnh ghẻ là một bệnh nhiễm lý sinh trùng ở da, gây nên bởi sự xâm nhập của một loài ký sinh bắt buộc ở lớp thượng bì. Ghẻ ảnh hưởng tới mọi tầng lớp xã hội, trong đó trẻ em và phụ nữ dễ bị cảm nhiễm hơn. Bệnh có xu hướng lưu hành nhiều hơn ở vùng thành thị, đặc biệt là các vùng đông đúc dân cư, điều kiện vệ sinh kém.
Ở các nước phát triển, bệnh ghẻ vẫn là một trong những bệnh da liễu phổ biến, ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống, chi phí điều trị cao. Sự lan truyền ký sinh trùng chủ yếu do tiếp xúc gần gũi với người mang mầm bệnh hoặc qua trung gian là các vật dụng dính trứng ghẻ, cái ghẻ.
Cái ghẻ ăn dọc theo các kẽ bàn tay, chân, nách, vùng bìu (ảnh tư liệu)
Bác sỹ Ngọc Yến cho biết, bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ chỗ nào có cuộc sống tập thể nếu có sử dụng chung đồ dùng và có người bị ghẻ đều bị lây. Khi sinh hoạt tập thể chỉ cần một người bị ghẻ truyền ký sinh trùng ra là có thể lây cho cả một tập thể.
Dấu hiệu bệnh ghẻ ở người thường thấy nhất khi bị ghẻ là: ngứa, nhiều nhất là về đêm, lúc đi ngủ do cái ghẻ di chuyển gây kích thích đầu dây thần kinh cảm giác ở da và một phần do độc tố ghẻ cái tiết ra khi đào hang. Ngứa gãi gây nhiễm khuẩn… và có thể có sốt trong một số trường hợp.
Còn theo bác sỹ Trần Thị Huyền, khoa điều trị Bệnh da phụ nữ và trẻ em, BV Da liễu Trung ương, ở trẻ em dưới 2 tuổi, da mặt và da đầu có thể bị bệnh, trong khi đó ở người lớn thì rất hiếm. Các sẩn cục ngứa, màu đỏ tới tím thường gặp ở vùng nách và thân mình (trẻ em), vùng bìu (người lớn), nguyên nhân cũng là do phản ứng quá mẫn đối với kháng nguyên của ký sinh trùng ghẻ. Các sẩn cục này vẫn tồn tại trong nhiều tuần sau khi cái ghẻ đã bị loại trừ. Mụn nước và bọng nước có thể xuất hiện, đặc biệt là ở lòng bàn tay, lòng bàn chân.
Video đang HOT
Bất cứ ai cũng có thể bị ghẻ khi tiếp xúc với nguồn bệnh (ảnh tư liệu)
Điều trị bệnh ghẻ có nhiều phương pháp điều trị với các mức độ hiệu quả khác nhau nhưng nguyên tắc là điều trị cho cả những người trong gia đình, tập thể, vườn trẻ… nếu phát hiện bị bệnh ghẻ; Bôi thuốc phải đúng cách; giặt sạch, phôi khô quần áo, chăn chiếu, các đồ dùng khác.
Bệnh ghẻ nếu không được điều trị triệt để sẽ để lại nhiều biến chứng. Tuy nhiên hiện nay nhiều người bỏ quên, nghĩ rằng chỉ thời xa xưa “ở bẩn” mới có nên chủ quan. Bệnh ghẻ không chỉ khiến sinh hoạt của người bệnh bị ảnh hưởng do những cơn ngứa gây ra mà có thể gây biến chứng nhiễm trùng, hoặc từ những nhiễm trùng ngoài da dẫn đến bội nhiễm gây ra từ những vết trà xát gãi mưng mủ bội nhiễm.
Để chữa trị triệt để căn bệnh này, bác sỹ Ngọc Yến cho rằng ngoài dùng thuốc diệt ký sinh trùng còn phải có những biện pháp phòng bệnh như điều kiện vệ sinh, dịch tễ… Phải cách ly được với nguồn lây. Không cách ly được với nguồn lây thì bệnh sẽ tái đi tái lại nhiều lần. Do đó với nhiều trường hợp bệnh nhân là học sinh, thì việc cần làm là chữa cho tất cả các bạn ở lớp, chữa tất tật bố mẹ của các bạn cho đến anh chị em, ông bà của các bạn cùng lớp.
Các bác sỹ khuyến cáo, để phòng bệnh ghé mọi người cần vệ sinh cá nhân hằng ngày sạch sẽ. Khi phát hiện ra có người trong gia đình bị ghẻ cần điều trị sớm, tránh tiếp xúc và dùng chung các đồ dùng của người bị bệnh. Khi thấy dấu hiệu khác thường trên cơ thể đặc biệt trên da cần phải đến bệnh viện chuyên ngành để được khám và tư vấn kịp thời, tuyệt đối không nghe theo các loại thuốc truyền tai nhau.
Bé một tháng tuổi bị ghẻ, bà tưởng cháu ngứa tắm lá khiến toàn thân bị bội nhiễm
Bệnh ghẻ khá phổ biến, dễ lây nhưng nhiều người vẫn nghĩ đó là căn bệnh từ thời khó khăn do 'ở bẩn', còn giờ khó để mắc, nhưng thực tế không hẳn vậy.
Nhiều người sai lầm khi nghĩ ở nhà tầng rất khó để mắc ghẻ (Ảnh minh hoạ)
Ngay trong sáng nay (9/3), khoa khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Hà Nội tiếp nhận trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi với nhiều vùng da bị tổn thương nặng. Bé đến viện trong tình trạng quấy khóc với nhiều nốt mủ nhiễm trùng trên da.
"Nguyên nhân ban đầu là do trẻ bị ghẻ lây từ chị mang ở trường về nhưng bà nghĩ cháu bị mẩn ngứa bình thường nên cho cháu tắm lá theo kinh nghiệm truyền tai. Điều này khiến bé vừa bị dị ứng, vừa nhiễm trùng bội nhiễm trên nền bệnh ghẻ. Nhìn xót lắm", BS CKII Nguyễn Thị Ngọc Yến, trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Hà Nội nói với phóng viên.
Ghẻ là bệnh ngoài da khá phổ biến, do một loại côn trùng ký sinh trên da gây nên. Bệnh thường hay gặp vào mùa xuân - hè. Theo BS Ngọc Yến, bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ chỗ nào có cuộc sống tập thể (lớp học, nhà tù, gia đình... nếu có sử dụng chung đồ dùng và có người bị ghẻ) đều bị lây. Khi sinh hoạt tập thể chỉ cần một người bị ghẻ truyền ký sinh trùng ra là có thể lây cho cả một tập thể.
Dấu hiệu bệnh ghẻ ở người thường thấy nhất là: ngứa, ngứa nhiều nhất là về đêm, lúc đi ngủ do cái ghẻ di chuyển gây kích thích đầu dây thần kinh cảm giác ở da và một phần do độc tố ghẻ cái tiết ra khi đào hang. Ngứa gãi gây nhiễm khuẩn.... và có thể có sốt trong một số trường hợp.
Để chữa trị triệt để căn bệnh này, BS Ngọc Yến cho rằng ngoài dùng thuốc diệt ký sinh trùng còn phải có những biện pháp phòng bệnh như điều kiện vệ sinh, dịch tễ...
"Tức là phải cách ly được với nguồn lây. Không cách ly được với nguồn lây thì bệnh sẽ tái đi tái lại nhiều lần. Do đó với nhiều trường hợp bệnh nhân là học sinh, thì việc cần làm là chữa cho tất cả các bạn ở lớp, chữa tất tật bố mẹ của các bạn cho đến anh chị em, ông bà của các bạn cùng lớp", BS Ngọc Yến nhấn mạnh.
Việc điều trị ghẻ không triệt căn, theo BS Ngọc Yến, sẽ để lại nhiều biến chứng. Trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày - gây ngứa ngáy khiến người mắc không thể học tập, sinh hoạt hay làm việc được.
"Học không học được, chơi không chơi được, ăn không ăn được, ngủ không ngủ được, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày", BS Yến nhấn mạnh.
Về mặt bệnh lý, biến chứng nhẹ của người mắc bệnh ghẻ không chữa triệt để có thể là bị nhiễm trùng, hoặc từ những nhiễm trùng ngoài da dẫn đến bội nhiễm gây ra từ những vết trà sát gãi mưng mủ bội nhiễm.
Thậm chí, trong trường hợp biến chứng nặng người bệnh có thể bị viêm cầu thận. Vì vi khuẩn từ bên ngoài qua vết xây xước xâm nhập vào...
Mặc dù bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nhưng có một thực tế qua các ca bệnh đến viện khám, bác sĩ Yến nhận thấy người dân vẫn rất chủ quan và thường cho rằng "rất khó có thể bị ghẻ".
Sở dĩ họ nghĩ như vậy là vì cho rằng đây là căn bệnh do "ở bẩn", căn bệnh từ thời xa xưa chứ bây giờ đời sống được nâng lên nên rất khó để mắc.
Do đó, khi bị ngứa trên da, họ thường tìm hiểu cách chữa bệnh trên mạng. Hầu hết người bệnh không biết cách chọn lọc thông tin và thường tin vào những thông tin không có căn cứ khoa học
"Điều này khiến các bác sỹ rất stress", BS Yến bày tỏ.
Trưởng khoa khám bệnh cho biết, bệnh nhân chỉ đến viện khi tự chữa từ những bài thuốc, cách chữa rỉ tai, lưu truyền trên mạng không khỏi. Đến viện trong tình trạng bệnh nặng lên rất nhiều.
"Nhiều trường hợp nhìn rất đau xót. Thực ra chẩn đoán bệnh ghẻ không hề khó nhưng cần có nhạy cảm lâm sàng của người bác sĩ. Nhưng khi bác sĩ kết luận bị ghẻ thường bệnh nhân hoặc người nhà không tin, họ nghĩ bản thân mình hoặc con cháu mình mắc bệnh khác còn ghẻ rất khó mắc", BS Yến cho biết.
Nhưng theo BS Yến thực ra bệnh ghẻ vô cùng phổ biến, rất dễ lây. Chỉ cần một người mắc ghẻ đến thăm chơi, thậm chí ngủ lại nhà mình một tối là có thể kỷ niệm nhau rất nhiều ký sinh trùng ghẻ rồi.
Do đó, BS Yến khuyến cáo, người dân khi thấy dấu hiệu khác thường trên cơ thể đặc biệt trên da cần phải đến bệnh viện chuyên ngành để được khám và tư vấn kịp thời. Tuyệt đối không chữa bệnh theo "bác sĩ Godgle", cấm ra ngoài hiệu thuốc mô tả để mua thuốc mang về chữa và càng không chữa trị theo kiểu truyền miệng ... Bởi khi có tai biến xảy ra thì bản thân hoặc con cháu người bệnh mới là người chịu hậu quả.
Ghẻ lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp giữa da với da của người bị ghẻ. Trong một số trường hợp, một người có thể bị ghẻ khi dùng chung quần áo, khăn tắm hoặc bộ đồ giường với người bị ghẻ.
Bất kỳ đối tượng nào, dân tộc nào, dù nam hay nữ, dù già hay trẻ đều có thể mắc bệnh ghẻ. Tuy nhiên, đối tượng dễ bị nhất là những người thường xuyên tiếp xúc, sinh hoạt chung như: ngủ chung, dùng chung màn, khăn, chiếu, gối với người bị ghẻ.
Vị trí ghẻ thích "làm tổ" là ở lòng bàn tay, kẽ ngón tay, ngấn cổ tay, mu tay, bờ trước nách, quanh rốn, mông, 2 chân và ghẻ ít khi có tổn thương ở đầu mặt, ở nam giới hầu như đều có tổn thương ở qui đầu, thân dương vật, phụ nữ còn bị ở núm vú, trẻ em còn bị ở gót chân, lòng bàn chân.
5 bệnh về da thường gặp sau mưa lũ Bệnh nấm da, viêm da tiếp xúc, nhiễm trùng da, ghẻ... thường xảy ra sau những ngày mưa, ngập lụt. Ảnh minh họa Bác sĩ Vũ Thị Phương Thảo, Phó Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Da liễu TP HCM, cho biết điều kiện vệ sinh kém, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm sau mưa chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh,...