Trâu chọi đổ máu tìm ngôi vương
Hơn 30 trâu chọi đổ máu trên sới đấu kịch tính để tìm ra ngôi vương của Hội chọi trâu Phù Ninh (tỉnh Phú Thọ) 2017.
Lễ hội chọi trâu Phù Ninh (Phú Thọ) được xem là một trong những lễ hội cổ xưa nhất ở miền Bắc. Đây là nghi thức dân gian cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, đồng thời thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.
Ngày nay, những “ông trâu” tham gia lễ hội đến từ nhiều địa phương khác nhau như Lào Cai, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Đăk Lắk…
Đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương nô nức đến theo dõi những trận chọi trâu trong hai ngày 8 và 9 tháng Giêng, tại sân vân động xã Phù Ninh.
Hội năm nay không bắt buộc các ông chủ phải mổ trâu sau trận đấu như trước. BTC khuyến khích các ông chủ giữ trâu để gây giống, hoặc để phục vụ mùa giải năm sau.
Theo truyền thuyết, khi các tướng lĩnh của vua Hùng đi săn qua chợ Hàm Rồng (xã Phù Ninh ngày nay) gặp hai con hổ đang đánh nhau, liền lấy giáo mác đâm chết, rồi đem mổ thịt. Do vậy, mỗi năm, tất cả bốn làng gồm: Cão, Phú Mãn, Ngọc Trù, Ngọc Khôi, mỗi làng mua một con trâu cà đen tuyền cho chọi và bày cỗ cúng tế để tưởng nhớ những thợ săn thời các vua Hùng.
Từ năm 2016, Lễ hội chọi trâu Phù Ninh được đổi thành Hội chọi trâu Phù Ninh. Thời gian tổ chức lễ hội trước kia diễn ra vào ngày 16-17/2 (âm lịch) nhưng 2 năm nay đã đổi thành ngày 8-9/1.
Tại Hội chọi trâu Phù Ninh, không có những pha “hổ vồ” cướp đi sinh mạng của trâu trên sới đấu, nhưng những chấn thương nặng và đổ máu là chuyện thường xảy ra.
Video đang HOT
Những màn khoá, móc, gẩy sừng luôn khiến đối thủ yếu hơn phải lùi bước.
Với những trận đấu kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ, Ban tổ chức phải tách hai ông trâu ra để phân thắng bại.
Thời gian thi đấu kéo dài, các nài tâu thường mang nước tưới lên mình trâu để hạ nhiệt và tăng sức chiến đấu.
Pha rượt đuổi sau khi cả hai “ông trâu” đã tốn nhiều sức lực và nhuộm máu trên khuôn mặt và cặp sừng.
Có chủ trâu không đồng ý với kết quả trận đấu đã lên khiếu nại với Ban tổ chức.
Hầu hết các trận đấu được phân thắng bại sau khi hai “ông trâu” đã đổ máu.
Mặc dù Ban tổ chức đã khuyến cáo, nhiều người vẫn xả thịt trâu sau trận đấu. Thịt trâu tại đây có giá từ 300 nghìn đến 600 nghìn đồng/kg.
Ngọc Thành – Võ Hải
Theo VNE
Trâu chọi húc trọng tài trong sới đấu
Trâu chọi húc ngã trọng tài, một trâu bị húc chết tại Hội thi trâu khoẻ Phúc Thọ năm 2016.
Hội thi Trâu khoẻ phong trào nông dân Phúc Thọ 2016 diễn ra trong hai ngày 3-4/9/2016 tại huyện Phúc Thọ, Hà Nội. Hội thi nhằm quảng bá văn hoá truyền thống, thúc đẩy du lịch và kinh tế địa phương, động viên nông dân tăng gia sản xuất...
26 "ông trâu" trong và ngoài huyện đấu loại trực tiếp từ ngày 3/9 để chọn ra "ông" thắng cuộc, lĩnh giải thưởng cao nhất là 100 triệu đồng. Trước trận đấu, chủ trâu số 8 mài cho sừng trâu thêm sắc nhọn.
Chủ trâu và trọng tài reo hò khi trâu số 16 giành phần thắng.
Khi trận đấu giữa hai trâu số 1 và số 6 vừa kết thúc, trâu 1 húc ngã nài trâu và trọng tài trong sân đấu.
Có những cặp trâu thi đấu quá lâu không phân thắng bại, các chủ trâu, trọng tài, nài trâu phải dùng cờ che mắt, dùng thừng buộc chân để tách hai trâu khi chúng đang hăng máu.
Trong sáng 3/9, một trâu đã hạ gục đối thủ bằng cú húc chí mạng.
Nhiều thanh niên cùng hợp sức mới đưa được con trâu thua cuộc nặng hàng trăm cân ra ngoài.
Chủ trâu và người dắt trâu tranh cãi trong khi hai con trâu đang tỉ thí.
Hàng trăm người dân địa phương đã đến cổ vũ hội thi.
Ngay cạnh sới đấu, thịt trâu được xẻ bày bán trên những chiếc bàn gỗ dài. Giá mỗi kg thịt trâu từ 300.000 đến 500.000.
Sân vận động huyện Phúc Thọ trở thành "bãi rác" khi hội thi vừa kết thúc. Năm 2014, Lễ hội chọi trâu tổ chức ở huyện Phúc Thọ nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng đây là lễ hội kích động bạo lực. Ngày 27/1/2016, Sở Văn hoá, Thể thao Hà Nội đã gửi công văn đề nghị UBND huyện Phúc Thọ không tiếp tục tổ chức Lễ hội chọi trâu. Thay cho Lễ hội chọi trâu, Hội thi Trâu khoẻ nông dân Phúc Thọ được tổ chức.
Nhóm phóng viên
Theo VNE
Hàng loạt hội chọi trâu bị đình chỉ Các hội, lễ hội chọi trâu mới được tổ chức vài năm gần đây ở huyện Phúc Thọ (Hà Nội), Phú Sơn (Bắc Ninh), Bảo Thắng (Lào Cai) đều bị Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) yêu cầu không cấp phép tổ chức. Ngày 30/1, Cục trưởng Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa Thể thao...