Trật tự kinh tế thế giới sẽ khác sau đại dịch Covid-19
Trật tự kinh tế thế giới thay đổi sau đại dịch Covid-19 – Những cú sốc được dự báo. Đai dich cho thây thế giới cần cân bằng tốt hơn giữa toàn cầu hóa và kha năng tự lực.
Ảnh minh họa. Nguồn: The Policy Times
Covid-19 được ví như thêm một cái đinh khác đong lên chiêc quan tài toàn cầu hóa. Đại dịch là cuộc khủng hoảng đầu tiên kể từ những năm 1930 sẽ nhấn chìm cả nền kinh tế phat triên và đang phát triển. Như những năm 1930, nhiêu ngươi sẽ ung hô các đê xuât hạn chế thương mại và dòng vốn quôc tê, nghi ngờ chuỗi cung ứng toàn cầu và sự an toàn của du lịch quốc tế, lo ngại về khả năng tự cung cấp và khả năng phục hồi… kể cả đến sau khi đại dịch được kiểm soát. Thiệt hại đôi vơi thương mại và tài chính quốc tế có thể sẽ lan rộng và kéo dài và một nền kinh tế như trươc đây sẽ không bao giờ quay trở lại.
Những cú sốc được dự báo
Theo phân tích của Foreign Policy, các nền kinh tế phương Tây đang phải đối mặt với một cú sốc kinh tế sâu sắc hơn nhiều so với những biến cố trước đây. Ban đầu, đại dịch Covid-19 sẽ tác động tới các lĩnh vực có tính bất ổn hơn như bất động sản, kỹ thuật, công nghiệp ô tô – những ngành sử dụng tổng cộng gần 1/4 phần tư lực lượng lao động. Sau đó, suy thoái từ các ngành này sẽ tác động lan tỏa và “bóp nghẹt” phần còn lại của nền kinh tế.
Việc thực thi giải pháp cách ly xã hội ảnh hưởng trực tiếp và ngay lập tức đến các dịch vụ bán lẻ, bất động sản, giáo dục, giải trí, nhà hàng – nơi 80% người lao động Mỹ làm việc. Lĩnh vực như bán lẻ, vốn đang chịu áp lực khốc liệt từ cạnh tranh trực tuyến có thể sẽ sụp đổ bởi dịch Covid-19. Nhiều cửa hàng đóng cửa vào đầu tháng Ba có thể sẽ phải đóng cửa vĩnh viễn, ảnh hưởng tới hàng triệu người lao động và gia đình của họ.
Hậu đại dịch Covid-19, nền kinh tế Mỹ bị dự đoán sẽ thu hẹp 1/4 quy mô, tương đương với sự sụt giảm của cuộc đại khủng hoảng năm 1929, nhưng trong thời gian ngắn hơn nhiều, có thể chỉ trong vòng ba tháng tới. Cuối tháng Tư, khoảng 13,5% lực lượng lao động không có việc làm – mức cao nhất kể từ Thế chiến thứ II, mặc dù trong tháng Hai và Ba con số này đã thấp kỷ lục. Hệ thống đăng ký nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp quá tải, hơn 22 triệu người đã đăng ký thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp có thể lên tới 30% vào mùa Hè, nếu tình trạng hiện nay không được cải thiện.
Thiệt hại đôi vơi thương mại và tài chính quốc tế có thể lan rộng và kéo dài. (Nguồn: Fairobserver)
Nhiều nền kinh tế châu Âu thực hiện các biện pháp trợ cấp làm việc trong thời gian ngắn nhằm giảm thiểu tác động của suy thoái. Các biện pháp này phần nào sẽ phát huy tác dụng với người lao động, nhưng khó ngăn sự sụp đổ trong các hoạt động kinh doanh. Bởi phía Bắc Italy chiếm tới 50% GDP của nước này; GDP của Đức được dự đoán sẽ giảm mạnh hơn Mỹ, do phụ thuộc vào xuất khẩu. Còn Nhật Bản có thể là nước bị ảnh hưởng gián tiếp nặng nề nhất.
Nền kinh tế Trung Quốc đóng cửa vào ngày 23/1. Các số liệu chính thức cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp của nước này hiện là 6,2%, mức cao nhất kể từ những năm 1990. Tuy nhiên, trên thực tế, ước tính có tới 205 triệu công nhân nhập cư đã bị sa thải – hơn một phần tư lực lượng lao động của Trung Quốc.
Tại Ấn Độ, trong số 471 triệu lao động chỉ có 19% được bảo đảm bởi phúc lợi an sinh xã hội, 2/3 không có hợp đồng lao động chính thức và ít nhất 100 triệu là lao động nhập cư.
Toàn bộ mô hình phát triển kinh tế toàn cầu đã đình trệ. Không phải do khủng hoảng tài chính, cũng không phải ảnh hưởng trực tiếp từ đại dịch, sự sụp đổ của kinh tế toàn cầu là hệ quả của một sự lựa chọn chính sách bắt buộc chỉ với mục tiêu ngăn chặn đại dịch. Trên khắp thế giới, các nước liên tục tuyên bố mở “hầu bao” và triển khai các nỗ lực tài chính tổng hợp lớn nhất kể từ Thế chiến II. Tác dụng của đợt cứu trợ này sẽ được thấy trong vài tuần tới và có thể, chỉ một đợt cứu trợ là chưa đủ.
Một nhiệm vụ thậm chí còn cấp bách hơn là ngăn chặn sự trì trệ của kinh tế toàn cầu biến thành một cuộc khủng hoảng tài chính. Ngày 9/4, cùng thời điểm con số thất nghiệp Mỹ kỷ lục được công bố, Fed thông báo sẽ bơm thêm 2,3 nghìn tỷ USD để mua tài sản. Tuy nhiên, hành động quyết liệt này dù đã ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tính tới thời điểm hiện tại, song nền kinh tế tiếp tục phải đối mặt sự sụt giảm tiêu dùng và co lại về đầu tư trong dài hạn. Các khoản chi tiêu không cần thiết sẽ bị ngừng lại, chẳng hạn, tiêu thụ xăng ở châu Âu đã giảm 88%, thị trường cho ô tô đình trệ, các nhà sản xuất khắp Á, Âu đang giữ tồn kho kỷ lục.
73% hộ gia đình Mỹ báo cáo đã bị mất thu nhập trong tháng Ba. Đối với nhiều người, sự mất mát đó là thảm khốc, khiến họ rơi vào tình trạng cùng cực, vỡ nợ và phá sản. Nợ xấu tiêu dùng trở thành vấn đề tiếp theo với hệ thống tài chính.
Video đang HOT
Toàn cầu hóa và khả năng tự lực
Cuộc sống của chúng ta đã được định hình lại rất nhiều trong vài tuần qua. Nếu dịch Covid-19 lan rộng nhưng thế giới vẫn vững vàng và phục hồi nhanh, tác động của dịch có thể được kìm chế và chặn đứng. Nền kinh tế có thể tạm thời bị gián đoạn nhưng các nhà lãnh đạo sẽ tham khảo lẫn nhau, mọi người sẽ thay đổi cách làm việc trong một thời gian nhưng sau cú sốc, mọi thứ sẽ trở lại bình thường.
Tuy nhiên, thế giới hiện tại không giống như thế, đại dịch đang vạch các lỗi mang tính cấu trúc của một hệ thống đã được định hình trong nhiều thập kỷ qua, bất bình đẳng kinh tế, hủy hoại hệ sinh thái ở quy mô lớn, các cấu trúc không ổn định dựa vào nhau trong trạng thái bấp bênh… Nên khi chỉ một thành phần trong đó mất cân bằng, các hệ thống khác sẽ sụp đổ đồng loạt.
Theo phân tích của GS. Joseph E. Stiglitz ( Giải thưởng Nobel kinh tế 2001), đai dich cho thây thế giới cần sự cân bằng tốt hơn giữa toàn cầu hóa và kha năng tự lực. Cuộc khủng hoảng đã nhắc nhở “đơn vị của chính trị và kinh tế cơ bản vẫn là quốc gia”. Lâu nay, nhiều người vẫn tranh luận về chính sách an ninh lương thực/năng lượng quốc gia trong thế giới toàn cầu hóa, nhưng nay đến khâu trang, thiết bị y tế hay bất cứ nguồn cung nào khác đều đang được giữ chặt.
Theo GS. Stiglitz, hệ thống kinh tế mà chúng ta xây dựng hậu Covid-19 cân co tinh dai han và nhạy cảm hơn, với thực tế là toàn cầu hóa kinh tế đã vượt xa toàn cầu hóa chính trị. Các quốc gia sẽ phải cố gắng cân bằng tốt hơn giữa việc tận dụng lợi thế của toàn cầu hóa và đam bao một mức độ tự lực cần thiết.
Mối nhân duyên lạ kì của cặp đôi "ông - cháu" và những lý giải bất ngờ của người trong cuộc
Ngày 24/12/2004, dư luận Trung Quốc xôn xao vì thông tin giáo sư Dương hoàn tất việc đăng ký kết hôn cùng nữ nghiên cứu sinh Ông Phàm. Khi đó, giáo sư đã 82 tuổi, cô Ông mới 28, khoảng cách giữa họ là 54 tuổi
Những mối tình hay cuộc hôn nhân lệch tuổi luôn đem đến cho người ta những suy nghĩ khác nhau. Thậm chí, nhiều cặp đôi đã nhận về bình luận, suy đoán không hay chỉ vì khoảng cách tuổi tác quá xa.
Thế nhưng, vẫn có nhiều người đến với nhau bằng tình yêu đích thực, sống hạnh phúc lâu dài dù chênh lệch tuổi tác lên cả nửa thế kỷ. Câu chuyện của nhà bác học nổi tiếng Dương Chấn Ninh là một ví dụ như thế.
Lời cầu hôn qua điện thoại
Dương Chấn Ninh là giáo sư, tiến sĩ, nhà vật lý người Mỹ gốc Trung Quốc đầu tiên nhận giải thưởng Nobel. Ông sinh năm 1922 tại An Huy và đã giảng dạy trong nhiều trường đại học lớn trên thế giới.
Năm 1950, ông kết hôn với người vợ đầu tiên Đỗ Trí Lễ. Cuộc hôn nhân này kéo dài cho đến khi bà Đỗ qua đời do tuổi già vào năm 2003.
Ngày 24/12/2004, dư luận Trung Quốc xôn xao vì thông tin giáo sư Dương đã hoàn tất việc đăng ký kết hôn cùng nữ nghiên cứu sinh Ông Phàm. Khi đó, giáo sư đã 82 tuổi, cô Ông mới 28, khoảng cách giữa họ là 54 tuổi, một con số không nhỏ chút nào. Sau hàng loạt những lời chế giễu rằng Ông Phàm đồng ý kết hôn vì tham của, để "đào mỏ" ... dần dần câu chuyện giữa họ cũng được hé mở.
Hai người lần đầu gặp nhau vào mùa Hè năm 1995. Khi ấy, Dương Chấn Ninh và vợ Đỗ Trí Lễ từ Mỹ quay về Sán Đầu (Quảng Đông, Trung Quốc) để dự một hội nghị Vật lý quốc tế. Ông Phàm là sinh viên đại học, được phân công tiếp đón vợ chồng ông.
Sau này, giáo sư Dương chia sẻ rằng đó là: "Cuộc gặp gỡ do Thượng đế sắp đặt". Lúc ấy, Ông Phàm mới 19 lại xinh đẹp, giỏi giang và chu đáo. Cả hai vợ chồng ông rất hài lòng với cô gái trẻ tuổi này. Họ thậm chí còn động viên Ông Phàm hãy cố gắng học thật giỏi để sang Mỹ học tiếp.
Ông Phàm trong lần đầu tiên gặp vợ chồng giáo sư Dương.
Sau khi về Mỹ, vợ chồng ông Dương vẫn thỉnh thoảng liên hệ với cô. Vào những dịp lễ hay Tết, Ông Phàm vẫn gửi thiệp sang chúc mừng đôi vợ chồng già dễ mến. Tốt nghiệp đại học, cô gái trẻ kết hôn nhưng nhanh chóng ly hôn do bất đồng quan điểm với chồng.
Năm 2003, cô gửi thiệp mừng Giáng sinh sang Mỹ cho vợ chồng Dương Chấn Ninh. Trên tấm thiệp ghi số điện thoại riêng của mình. Ông Phàm không hề biết rằng trước đó vài tháng, Đỗ Trí Lễ đã qua đời.
Đầu năm 2004, Dương Chấn Ninh đến Hong Kong tham gia một sự kiện. Sẵn có số điện thoại của nữ sinh viên dễ mến năm xưa, ông gọi điện để hẹn gặp mặt.
Lúc đó, có thể miêu tả tâm thế của hai người thế này: "Ông Phàm tôn thờ sự giỏi giang của Dương Chấn Ninh và ông Dương có cảm tình với cô gái trẻ xinh đẹp". Họ nhanh chóng nảy sinh tình cảm.
Dương Chấn Ninh có việc quay về Mỹ, cả hai vẫn liên lạc qua điện thoại. Ông dù có tuổi nhưng vẫn rất lãng mạn, ngày ngày đều gọi điện cho Ông Phàm. Giáo sư Dương cũng sáng tác một bài thơ để tặng bạn gái trẻ:
"Dịu dàng chu đáo chẳng mưu mô/ Nhanh nhẹn, dũng cảm, lại hiếu kỳ/ Sôi nổi đáng yêu và nghịch ngợm/ Em - mùa Xuân vĩnh viễn của lòng anh".
Một ngày, Dương Chấn Ninh thức dậy và nghĩ đến chuyện cho Ông Phàm một danh phận. Ông gọi điện qua, nói lời cầu hôn và nhận được sự đồng ý từ bạn gái. Lễ đính hôn diễn ra vào ngày 5/11/2004 cũng thực hiện qua điện thoại, cả hai tự đeo nhẫn lên tay mình.
Chưa đầy một tháng sau, họ đăng ký kết hôn, chính thức là vợ chồng. Khi ấy, gia đình Ông Phàm rất ủng hộ quyết định của con gái và cho rằng tuổi tác chẳng phải vấn đề đáng đặt lên hàng đầu trong hôn nhân.
15 năm hôn nhân vẫn nắm chặt lấy tay nhau
Thời điểm ấy, đôi vợ chồng "đũa lệch" phải chịu rất nhiều điều tiếng. Dư luận cho rằng họ Dương mê gái đẹp, Ông Phàm mê tiền nên mới yêu đương và kết hôn như vậy.
Tuy vậy, gạt đi tất cả, cặp đôi sống rất hạnh phúc bên nhau. Trong một lần phỏng vấn vào năm 2014, khi được hỏi quyết định đám cưới năm xưa, Ông Phàm thẳng thắn: "Tôi chỉ chọn một con đường ít người đi thôi mà".
Họ là một cặp vợ chồng rất bình thường và hạnh phúc. Để phù hợp với nhịp sống của chồng, Ông Phàm đã bỏ thói quen thức khuya và uống cà phê. Thay vào đó, bà uống trà, ngủ sớm và dậy sớm.
Nhịp sống của họ rất êm đềm và ít khi thay đổi. Mỗi ngày, họ ăn sáng lúc 7-8 giờ sáng tại nhà. Ba bữa ăn đều đủ chất dinh dưỡng và thi thoảng, Ông Phàm lại hầm một số loại thuốc bổ cho chồng.
Sau bữa tối, cả hai vợ chồng thường ra ngoài đi dạo, cùng trò chuyện với nhau đủ điều.
"Nếu không xem phim, sau khi về nhà chúng tôi nằm ở sofa, nghe nhạc với cùng một tai nghe. Nó giống một cặp đôi đang yêu nhỉ?", Ông Phàm hài hước kể.
Suốt 16 năm bên nhau, Dương Chấn Ninh cùng vợ đã đi nhiều nơi để giảng dạy cũng như du lịch. Trong bất cứ bức hình nào của họ được đăng lên ở các chuyến đi, cả hai người đều nắm tay rất chặt, chẳng mấy khi buông.
Kể về những kỷ niệm, Uông Phàm cho biết: " Có lần đến Nhật Bản tôi không được khỏe, bị chóng mặt và đau bụng. Anh ấy đã đi xuống cầu thang lấy một bát ngũ cốc rồi đút cho tôi ăn từng thìa từng thìa vậy. Lại có lần khác ở Tam A, anh ấy thức dậy ban đêm và muốn đọc sách. Nhưng sợ ảnh hưởng đến tôi, anh đã trốn trong phòng tắm để đọc lén".
Sự lãng mạn của hai vợ chồng cất chứa trong từng lời nói, hành động đời thường như vậy đấy.
Trước đây, từng có lời đồn Uông Phàm mang bầu sau 1 năm kết hôn. Tuy nhiên, đó chỉ là những lời đồn vô căn cứ. Nói về chuyện sinh con với vợ trẻ, Dương Chấn Ninh thẳng thắn bày tỏ:
"Tôi biết rằng mình đã già và cơ thể này có nhiều vấn đề. Có thể trong vòng 5 năm hoặc vào ngày mai tôi sẽ rời đi thôi. Nhưng nếu tôi đi xa, tôi hi vọng vợ mình có thể tái hôn, tiếp tục có một cuộc sống thật sự hạnh phúc. Tôi không muốn cô ấy phải làm mẹ đơn thân".
Hiện tại, Dương Chấn Ninh đã 98 tuổi, Uông Phàm mới 44. Suốt 16 năm hôn nhân, họ đã cùng nhau trải qua nhiều kỷ niệm, sự phản đối lẫn mỉa mai do khoảng cách tuổi tác. Nhưng sau tất cả, họ vẫn nắm chặt lấy tay, sống hạnh phúc bên nhau.
An Thanh
7 nhà khoa học nữ có những nghiên cứu làm thay đổi thế giới Vì đặc thù công việc, nhiều nhà khoa học nữ ít được mọi người biết đến. Tuy nhiên, những nghiên cứu của họ đã có đóng góp rất lớn và làm thay đổi thế giới của chúng ta. Một chương trình khoa học được tổ chức bởi GCSE có tới 40 nhà khoa học là nam giới được đề cập đến. Trong khi...