Traphaco (TRA) chuẩn bị tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2019 tỷ lệ 20%
Theo mục tiêu kế hoạch mới điều chỉnh, 9 tháng đầu năm Traphaco lần lượt hoàn thành được 63% và 64% mục tiêu kế hoạch doanh thu và kế hoạch lợi nhuận cả năm.
CTCP Traphaco (mã chứng khoán TRA) thông qua quyết định về việc chi tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2019 bằng tiền cho cổ đông.
Theo đó, ngày 02/01/2020 sẽ chốt danh sách cổ đông. Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền là 20%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 2.000 đồng. Thời gian thanh toán vào 17/01/2020.
Như vậy với hơn 41 triệu cổ phiếu đang niêm yết và lưu hành, Traphaco dự chi khoảng 83 tỷ đồng tạm ứng cổ tức lần này cho cổ đông.
Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2019, Traphaco ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 1.171 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ năm 2018. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận 108 tỷ đồng, tăng nhẹ 4,5 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.
Mới đây trong cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2019, Ban Hội đồng Công ty đã công bố điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm. Cụ thể, Công ty giảm chỉ tiêu doanh thu hợp nhất từ 2.160 tỷ xuống 1.850 tỷ đồng, giảm 14,3%. Trong đó, doanh thu sản phẩm sản xuất 1.560 tỷ và doanh thu nhập khẩu phân phối 60 tỷ đồng. Tương ứng, kế hoạch lợi nhuận sau thuế hợp nhất cũng điều chỉnh giảm từ 205 tỷ đồng xuống 170 tỷ đồng, giảm 17%.
Trả lời thắc mắc cổ đông liệu việc điều chỉnh trên có ảnh hưởng đến chiến lược dài hạn, TRA không phủ nhận đang xem xét thay đổi chiến lược phát triển 2017-2020 phù hợp với thực tế xu hướng thị trường.
Như vậy, sau 9 tháng kinh doanh, Traphaco đã lần lượt hoàn thành được 63% và 64% mục tiêu kế hoạch doanh thu và kế hoạch lợi nhuận cả năm mà trước đó đã điều chỉnh.
Video đang HOT
Diến biến giá cổ phiếu TRA 1 năm gần đây.
Minh Quang
Theo Nhịp Sống Việt
Doanh nghiệp tuần qua: Thêm nhiều thương vụ M&A, bắt đầu hé lộ kết quả kinh doanh 9 tháng
Khi những ngày làm việc cuối cùng của quý III đang tới, kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm bắt đầu được một số doanh nghiệp công bố con số ước tính.
Sôi động các thương vụ M&A thời gian qua
Tiếp tục sôi động các thương vụ M&A
Thương vụ M&A đáng chú ý nhất tuần qua là việc công ty bán lẻ thời trang Stripe International thâu tóm Công ty TNHH MTV Global Fashion với thương hiệu Vascara. Đây cũng chính là nhà đầu tư Nhật Bản mua lại thời trang NEM 2 năm trước. Đến tháng 4/2019, vốn điều lệ của doanh nghiệp này đã tăng lên hơn 310 tỷ đồng. Ông Tsutomu Harigae, một nhân sự trong ban điều hành của Stripe cũng đã trở thành chủ tịch công ty từ trước đó. Giá trị thương vụ không được công bố.
Cũng trong tuần, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Nafoods Group đã hoàn tất giao dịch đã tăng ký, nâng sở hữu doanh nghiệp từ 27,62% lên hơn 51% vốn. Ông Hùng mua cổ phiếu tập trung trong hai ngày bằng hình thức thỏa thuận trên sàn với số tiền chi hơn 230 tỷ đồng.Trong khi đó, CTCP Đâu tư MST , một doanh nghiệp quy mô vốn hóa hơn 120 tỷ đồng niêm yết trên HNX, đã mua lại 18% vốn CTCP Xây dưng Ha tâng Đô thi va Giao thông (Trainco) từ chính Chủ tịch HĐQT MST.
CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) lên kế hoạch đầu tư thêm vốn vào công ty con CTCP Phát triển Nhà ở và Hạ tầng Sài Gòn, nâng giá trị phần vốn góp từ 5,88 tỷ đồng lên gần 284 tỷ đồng. Tuần trước đó, Novaland cũng đã góp vốn thêm vào CTCP Đầu tư và Phát triển Địa ốc Vạn Phát với số vốn tăng thêm đạt 188,65 tỷ đồng.
Nhiều thương vụ M&A lớn cũng được công bố trong tuần trước như Công ty TNHH Vonfram Masan (MTC) ký hợp đồng mua lại nền tảng kinh doanh vonfram của H.C. Starck GmbH (HCS), CTCP Xây dựng điện 1; nhận chuyển nhượng 99,9% vốn CTCP Điện gió Liên Lập; CTCP Địa ốc Hòa Bình dự kiến sẽ sở hữu chi phối CTCP 479, một doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực xây lắp với Địa ốc Hòa Bình với trụ sở đặt tại Nghệ An...
Hai nữ tướng Việt vào top nữ doanh nhân quyền lực châu Á năm 2019
Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á năm 2019 (Asia's Power Businesswomen) trong đó có 2 đại diện đến từ Việt Nam là Tổng giám đốc CTCP Hàng không Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo và Tổng giám đốc Nutifood Trần Thị Lệ.
Top lợi nhuận tốt nhất Việt Nam: Samsung Việt Nam vượt Viettel
Theo Bảng xếp hạng Profit500 - Top 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2019 vừa được Vietnam Report công bố, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiếp tục giữ vị trí số 1. Trong khi vị trí á quân có sự thay đổi khi Samsung Việt Nam vượt qua Viettel, đứng thứ hai về giá trị lợi nhuận công bố. Xét về tỷ suất lợi nhuận, những ngành có ROA cao nhất so với mức bình quân chung là các ngành viễn thông - công nghệ thông tin; dược phẩm - y tế; thực phẩm - đồ uống; vận tải...Những ngành có ROE cao nhất so với mức bình quân chung trong Bảng xếp hạng Profit 2019 là các ngành viễn thông - công nghệ thông tin; cơ khí; dệt may - da giày; xây dựng - bất động sản; thực phẩm - đồ uống...
Hé lộ kết quả kinh doanh 9 tháng nhiều doanh nghiệp
Theo ước tính kết quả kinh doanh 9 tháng của Tổng công ty Viễn thông Mobifone, doanh thu 9 tháng của tổng công ty này đạt 24.495 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 4.524 tỷ đồng. Riêng quý III, doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 8.744 tỷ đồng và 1.879 tỷ đồng. So với kế hoạch lợi nhuận trước thuế công ty mẹ 6.045 tỷ đồng, Mobifone hiện cũng đã hoàn thành được 74% kế hoạch đề ra.
Thông tin ước tính từ Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) cho biết lợi nhuận sau thuế trong 9 tháng đầu năm đạt hơn 8.760 tỷ đồng. 9 tháng đầu năm tổng doanh thu đạt 58.318,4 tỷ đồng, tăng 1% và thực hiện 91% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế của Công ty ghi nhận gần 10,920 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 8.760 tỷ đồng, vượt 14,6% kế hoạch năm nhưng giảm 4% so với cùng kỳ. Trong khi lợi nhuận nửa đầu năm vẫn tăng 5,4% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế quý III/2019 của PV GAS chỉ khoảng 2.630 tỷ đồng, giảm gần 20% so cùng kỳ năm trước. Ông lớn ngành dầu khí này cũng cho biết tổng giá trị giải ngân cho công tác đầu tư xây dựng 9 tháng đầu năm đạt hơn 1.583 tỷ đồng, thực hiện được 48% kế hoạch năm.
Chia sẻ tại buổi gặp mặt nhà đầu tư, lãnh đạo CTCP Xây lắp điện 1 (PCC1) cũng cho biết doanh thu 9 tháng đầu năm đạt 4.393,3 tỷ đồng, tăng 22,7% so với cùng kỳ và hoàn thành 73% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế 9 tháng ước đạt 300,6 tỷ đồng, giảm gần 30% so với cùng kỳ và hoàn thành 71% kế hoạch năm. Riêng trong quý III, lợi nhuận của PCC1 giảm 42% so với cùng kỳ dù biên lợi nhuận vẫn đạt như kế hoạch đề ra.
Công ty Thủy điện - Điện lực 3 (mã DRL) ước tính sản lượng điện thương phẩm trong 9 tháng đầu năm đạt 43,9 triệu kWh, tương đương với tổng doanh thu 63,6 tỷ đồng, hoàn thành 68% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế ước tăng nhẹ lên 37,7 tỷ đồng, hoàn thành 70% kế hoạch.
Trong khi đó, kết quả kinh doanh 9 tháng của Tập đoàn đầu tư Thăng Long (mã TIG) lại tăng trưởng mạnh dù vẫn khiêm tốn so với mục tiêu lợi nhuận cả năm. Tổng giám đốc Nguyễn Phúc Long, cho biết 9 tháng đầu năm ước đạt 247 tỷ đồng tổng doanh thu và hơn 58 tỷ đồng lãi sau thuế; lần lượt tăng 27% và 64,3% so cùng kỳ. TIG dự báo sẽ hoàn thành mục tiêu lợi nhuận đề ra cho năm nay.
Traphaco thống nhất giảm 17% kế hoạch lợi nhuận
Tại Đại hội đồng cổ đông bất thường, CTCP Traphaco đã thống nhất điều chỉnh giảm doanh thu từ 2.160 tỷ đồng xuống còn 1.850 tỷ đồng, lãi sau thuế từ 205 tỷ đồng xuống còn 170 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, Traphaco ghi nhận 796 tỷ đồng doanh thu thuần, tương đương cùng kỳ năm trước. Lãi sau thuế 73 tỷ đồng, tăng 18,3%. So với chỉ tiêu năm 2019 (đã điều chỉnh), công ty đồng thuận thực hiện được 43% chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận.
Đối với kế hoạch 5 năm, lãnh đạo Traphaco cũng cho biết công ty đang xem xét thay đổi chiến lược phát triển 2017 - 2020 phù hợp với thực tế xu hướng thị trường, xây dựng kế hoạch năm 2020 khả thi và đảm bảo tăng trưởng.
Thanh Thủy
Theo baodautu.vn
Traphaco điều chỉnh giảm 17% kế hoạch lãi xuống 170 tỷ đồng Kế hoạch doanh thu của công ty được điều chỉnh giảm từ 2.160 tỷ đồng xuống 1.850 tỷ đồng. Nửa đầu năm, công ty ghi nhận 796 tỷ đồng doanh thu thuần và 73 tỷ đồng lãi sau thuế. Ảnh Internet Công ty Traphaco (HoSE: TRA) công bố nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường 2019 với nội dung bầu bổ sung thành viên HĐQT...