Trao tặng huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho hai ngư dân
Ngày 28/3, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam gặp mặt, trao tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm và hỗ trợ cho chủ tàu Bùi văn Phải cùng các ngư dân đi trên tàu cá QNg 96382 TS vừa bị bắn cháy rụi ca bin ngày 20/3 tại ngư trường Hoàng Sa.
Tại buổi gặp mặt, ông Lò Quảng Tú, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam biểu dương tinh thần dũng cảm của 9 ngư dân đi trên tàu cá QNg 96382 TS (ở thôn Tây, xã An Hải huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) đã vượt qua khó khăn thử thách vẫn kiên cường bám biển, bám ngư trường, vừa làm kinh tế, vừa góp phần khẳng định chủ quyền Quốc gia trên 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Anh Thạnh và anh Phải bên lá cờ Tổ quốc (Ảnh: Tiền Phong)
Kịp thời tôn vinh những gương điển hình, những ngư dân trẻ kiên cường bám biển, bám ngư trường, Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã trao tặng huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho thuyền trưởng Phạm Quang Thanh và chủ tàu Bùi Văn Phải, vì có thành tích bám ngư trường bảo vệ chủ quyền quốc gia, thể hiện tinh thần trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với quê hương, đất nước. Đây là phần thưởng cao quý đối với ngư dân trẻ Lý Sơn đang tham gia bám biển, bám ngư trường.
Video đang HOT
Dịp này, Ngân hàng cổ phần Nam Á chi nhánh Đà Nẵng cũng trao tặng 55 triệu đồng cho ngư dân Bùi Văn Phải là chủ tàu cá bị nạn, trao tặng 45 triệu đồng cho ngư dân đi trên tàu (mỗi người 5 triệu đồng). Tỉnh Đoàn Quảng Ngãi cũng trao tặng Bằng khen và 20 triệu đồng cho Thuyền trưởng Phạm Quang Thạnh và chủ tàu Bùi Văn Phải; Công ty cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng Miền Nam – Chi nhánh Quảng Ngãi cũng trao tặng sản phẩm của mình và 5 triệu đồng hỗ trợ chủ tàu cá và ngư dân gặp nạn tại Hoàng Sa trở về, với mong muốn những ngư dân gặp nạn sớm ổn định cuộc sống để khôi phục sản xuất vươn khơi bám, biển bám ngư trường.
Nhằm giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ ngày nay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là việc bảo vệ và khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa và trường Sa thân yêu, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam quyết định trưng bày lá cờ Tổ quốc trên nóc tàu cá QNg 96382 TS của ngư dân Bùi Văn Phải tại Bảo tàng tuổi trẻ Việt Nam và trao tặng cờ mới cho tàu cá QNg 96382 TS.
Theo TTXVN
Bàn về Lý Nhã Kỳ: Truyền thông đang quá đà
Sự quan tâm của báo giới đang trở nên quá đà khi soi xét cả những yếu tố làm ảnh hưởng tới cuộc sống cá nhân của cô.
Trong những ngày cuối tháng 2 và tháng 3 này, cái tên của Lý Nhã Kỳ được nhắc đến nhiều trên báo chí khi Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch (VHTTDL) chốt danh sách các ứng viên nộp hồ sơ ứng cử chức danh Đại sứ Du lịch nhiệm kỳ 2013-2014. Lý Nhã Kỳ là Đại sứ Du lịch đầu tiên vừa kết thúc nhiệm kỳ, được Bộ VHTTDL đánh giá cao và cô đã nhận Bằng khen của Bộ trưởng vì những hoạt động vận động bình chọn cho Vịnh Hạ Long là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới. Song sự quan tâm của báo giới dành cho Lý Nhã Kỳ không dừng lại ở những việc cô đã làm với chức danh Đại sứ du lịch mà đang trở nên quá đà khi soi xét cả những yếu tố không liên quan, làm ảnh hưởng tới cuộc sống cá nhân của cô.
Lý Nhã Kỳ nhận bằng khen vì những đóng góp cho hoạt động bình chọn Hạ (ảnh: Việt Hòa)
Long là kỳ quan thiên nhiên mới thế giới Trong buổi họp trưng cầu ý kiến các phóng viên văn hóa về các ứng viên, thông tin về bằng cấp và nhân thân của Lý Nhã Kỳ được đem ra chất vấn. Ông Nguyễn Văn Tình, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế đã phải làm rõ bằng cách cho phóng viên xem bằng gốc của Lý Nhã Kỳ. Ngay sau đó, ảnh chụp tấm bằng của cô được trưng lên báo dù đã được khuyến cáo đây là thông tin cá nhân chỉ cho xem tham khảo chứ không được đưa lên truyền thông. Và sau đó nữa là có bài báo bày tỏ sự nghi ngờ về tấm bằng này của Lý Nhã Kỳ. Sự nghi ngờ đã đi quá lố khi ông Tình phải khó chịu mà trình bày rằng việc bố Lý Nhã Kỳ là liệt sỹ đã có bằng Tổ quốc ghi công xác thực, không ai dối trá một việc thiêng liêng như vậy và cũng không nên đem ra để chất vấn nhiều lần.
Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế đã bày tỏ quan điểm là Cục chỉ đánh giá Lý Nhã Kỳ bằng những việc cô đã làm cho ngành văn hóa, du lịch nước nhà trong thời gian làm Đại sứ, còn những việc đời tư thì cô phải tự chịu trách nhiệm.
Lý Nhã Kỳ đã rút hồ sơ ứng cử Đại sứ Du lịch với lý do sức khỏe không cho phép và những thị phi làm cô và gia đình mệt mỏi. Theo tâm sự của cô gửi báo chí thì "Sau một năm giữ vai trò Đại sứ du lịch Việt Nam, những ồn ào, thị phi mà tôi phải gánh chịu đã ảnh hưởng lớn đến với gia đình và những người thân của tôi. Tôi không thể bất hiếu để thấy người thân của mình thêm đau lòng, buồn phiền... Tôi xin được rút khỏi danh sách ứng cử Đại sứ du lịch Việt Nam 2013, để mọi người rộng đường tìm kiếm một đại sứ mới xứng đáng đúng sự mong mỏi của mọi người."
Cách đưa tin trên báo chí đã gây ảnh hưởng không tốt tới Lý Nhã Kỳ và người thân. Báo giới cũng tỏ ra nghi ngờ về nhân thân, học vấn của cô. Nhưng trong buổi họp trưng cầu ý kiến các phóng viên văn hóa về các ứng viên Đại sứ Du lịch do Cục Hợp tác quốc tế tổ chức, có tới 34/39 phiếu của các phóng viên đồng ý Lý Nhã Kỳ là Đại sứ du lịch nhiệm kỳ tiếp theo.
Đại sứ du lịch là chức danh do Bộ VHTTDL đặt ra với những yêu cầu cụ thể đã được quy định trong Quy chế Bổ nhiệm, miễn nhiệm, tiêu chuẩn, hoạt động, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm Đại sứ Du lịch Việt Nam. Trong các tiêu chuẩn của chức danh này thì tiêu chuẩn "có khả năng vận động tài chính cho công tác xúc tiến và quảng bá du lịch Việt Nam" được Cục Hợp tác quốc tế "nhấn mạnh". Đồng thời, quy định cũng nêu rõ là Đại sứ du lịch sẽ được đài thọ chi phí tham gia một số hoạt động theo quy định của Bộ (chỉ một số hoạt động chứ không phải là tất cả). Những yêu cầu nhấn mạnh đến yếu tố tài chính khiến chức danh Đại sứ du lịch đích thực là một kiểu "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng". Có lẽ vì thế nên chức danh này chưa thu hút được nhiều người nộp hồ sơ ứng cử. Sau khi Lý Nhã Kỳ rút lui thì hiện chỉ có 2 hồ sơ của Huỳnh Thị Ngọc Hân và Đỗ Thị Hồng Thuận.
Có thể nói ngành du lịch đã đặt quá nhiều nhiệm vụ cho chức danh Đại sứ du lịch: vừa là hình ảnh đại diện đẹp lại vừa vận động được tài chính cho hoạt động quảng bá của mình. Để tìm được ứng cử viên cho chức danh này không khó nếu bớt đi những tiêu chí liên quan đến tiền bạc. Thiết nghĩ, ngành du lịch không nên đặt gánh nặng đó lên vai đại sứ của mình mà đặt vào các bộ phận chuyên môn phụ trách lĩnh vực đó.
Đồng thời, cũng nên đề cao hơn tiêu chí Đại sứ du lịch phải có hình ảnh đẹp trong lòng công chúng và phù hợp với hình ảnh đại diện cho Việt Nam trong tất cả các hoạt động xã hội họ tham gia chứ không phải chỉ những hoạt động liên quan tới du lịch. Như vậy sẽ xóa bỏ được những thị phi không đáng có về chức danh này.
Theo Dantri
Phát động Tuần lễ quốc gia An toàn vệ sinh lao động Phòng chống cháy nổ Sáng 20/3, tại Vĩnh Phúc, Bộ Công an đã tổ chức lễ phát động Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ (ATVSLĐ - PCCN) lần thứ 15 trong lực lượng CAND. Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên TƯ Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã chủ trì buổi lễ. Không để xảy ra vụ...