Trao tặng 100 bức tranh chân dung các nữ nhà báo cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam
Ngày 20/6, tại Hà Nội diễn ra lễ tiếp nhận tranh chân dung và giao lưu chủ đề “Những nhà báo nữ tôi quen”.
Sự kiện do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với nhà báo Huỳnh Dũng Nhân tổ chức, nhân kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2022).
Giao lưu với tác giả và các nữ nhà báo tại Bảo tàng Phụ nữ. Ảnh: PV.
Tại buổi lễ, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã tiếp nhận 100 bức tranh chân dung các nhà báo nữ tại Việt Nam do nhà báo Huỳnh Dũng Nhân thực hiện. Trong thời gian giãn cách xã hội vì đại dịch COVID-19, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân không may gặp phải cơn tai biến, thế nhưng, bệnh tật không làm ông chùn bước mà càng thôi thúc ông quyết tâm “cách ly dịch nhưng không cách ly bút”. Bên cạnh công việc hàng ngày như viết văn, viết báo, giảng dạy trực tuyến… ông còn dành nhiều thời gian bên toan vẽ để cho ra đời hàng trăm bức tranh đầy màu sắc.
Video đang HOT
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân chia sẻ, ông kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam bằng hoạt động của mình. Các tác phẩm là kỷ niệm của ông trong 40 năm cầm bút. Ông đã vẽ khoảng 500 bức chân dung, trong đó phần lớn là nhà báo. Những bức tranh lưu lại khoảnh khắc chân dung tươi đẹp của mỗi cá nhân và cũng là kỷ niệm của ông dành cho mỗi người đồng nghiệp trong nghề cầm bút của mình qua nét vẽ chân tình, thấm đẫm sự lạc quan yêu đời cùng bản lĩnh vượt qua thời khắc khó khăn.
Nhà báo Huỳnh Dũng nhân cho biết, khi đặt bút vẽ những nét đầu tiên cho mỗi bức tranh, ông mong muốn lưu giữ nụ cười, ánh mắt, và khuôn mặt của những bông hoa ngát hương trong khu vườn báo chí. Và ông lựa chọn Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam để trao tặng những bức tranh mà ông trân quý, bởi Bảo tàng là nơi lưu giữ ký ức và tôn vinh vẻ đẹp, giá trị của người phụ nữ Việt Nam. Tinh thần, sự nhiệt huyết và cảm hứng từ nụ cười của những nhà báo nữ ấy sẽ được lan tỏa và đón nhận khi những tác phẩm nghệ thuật của ông được đến gần hơn với công chúng qua các hoạt động của Bảo tàng trong tương lai.
Phát biểu tại Lễ tiếp nhận, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Tuyết chia sẻ: “Chúng tôi vô cùng trân quý mối lương duyên được gặp gỡ với nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, người đã có 40 năm hoạt động báo chí và thật xúc động được anh trao tặng bộ sưu tập tranh chân dung nữ nhà báo do chính anh thực hiện”.
Theo bà Nguyễn Thị Tuyết, đóng góp vào sự nghiệp thành công của báo chí cách mạng Việt Nam là vai trò không nhỏ của những nữ nhà báo Việt Nam. Với lòng nhiệt thành, ngọn lửa đam mê cầm bút, các chị đã cống hiến trí tuệ, đóng góp quan trọng vào sự phát triển không ngừng của nền báo chí nước nhà. Với sứ mệnh của một bảo tàng mang bản sắc giới, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam luôn mong muốn tiếp cận đến muôn mặt đời sống của người phụ nữ trong cuộc sống đương đại, những gương mặt nữ nhà báo, nữ đồng nghiệp thương mến trong từng bức tranh sẽ trở thành những hiện vật quý giá tại Bảo tàng, góp phần làm dày thêm khối tư liệu của bảo tàng…
Trong khuôn khổ của sự kiện còn diễn ra chương trình giao lưu giữa nhà báo Huỳnh Dũng Nhân – chủ nhân hiện vật và một số nhà báo nữ có mặt trong tranh của ông. Công chúng đã được nghe tác giả chia sẻ các câu chuyện về bộ sưu tập của mình, đồng thời, nghe những câu chuyện đời, chuyện nghề thú vị, đầy xúc cảm được các nữ nhà báo chia sẻ tại buổi giao lưu.
Báo chí tuyên truyền về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị
Báo chí tuyên truyền về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị là chủ đề cuộc tọa đàm do Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng tổ chức ngày 10/6, hướng tới kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2022).
Các đại biểu tham luận tại tọa đàm.
Đây không chỉ là nhiệm vụ, là trách nhiệm của đội ngũ nhà báo trong công tác tuyên truyền, mà còn là diễn đàn để các nhà báo bày tỏ tình cảm, quan điểm tư tưởng của mình đối với Đảng và Bác Hồ kính yêu, lan tỏa những cách làm tốt, gương điển hình tiên tiến trong công tác xây dựng Đảng và đẩy mạnh việc "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh". Qua đó, kịp thời phát hiện, ngăn chặn những tư tưởng lệch lạc, những biểu hiện sai trái, những hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cán bộ đảng viên... góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân.
Ban Tổ chức tọa đàm đã nhận được sự quan tâm của các Ban Xây dựng Đảng của thành phố Hải Phòng, với nội dung tham luận đa dạng, nhiều chiều, có chất lượng, chia sẻ thông tin, kỹ năng tiếp cận, xử lý thông tin, xác định chủ đề, thể hiện nội dung các bài viết về công tác xây dựng Đảng mang tên Búa liềm vàng, sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" và đặc biệt là thực hiện sứ mệnh của báo chí cách mạng tuyên truyền về "công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị".
Chia sẻ về nội dung cuộc tọa đàm, Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng Đào Văn Hoàn cho rằng, viết về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị là đề tài khó, nhưng đây là mảng đề tài cũng đầy sức hấp dẫn, là không gian cho những tìm tòi, khám phá, lao động sáng tạo. Điều đó đòi hỏi người viết phải am hiểu về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử Đảng ta, về nguyên tắc tổ chức, phương thức lãnh đạo của Đảng...; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phải soi lý luận vào thực tiễn đời sống, phát hiện và tổng kết từ thực tiễn để bổ sung cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, làm sáng rõ cũng như bổ sung, phát triển lý luận.
Các đại biểu tham luận tại tọa đàm.
Yêu cầu của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, sự phát triển của nền báo chí hiện đại đòi hỏi tác phẩm báo chí viết về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị phải tiếp tục đổi mới, không ngừng nâng cao chất lượng nội dung và hình thức thể hiện. Công chúng báo chí mong muốn ngày càng có nhiều hơn những cây bút, những tác phẩm giàu tính chiến đấu, tính xây dựng cao, tính phản biện khoa học và thuyết phục; đấu tranh không khoan nhượng với những thói hư, tật xấu, tiêu cực, lạc hậu.
Với tham luận "Học tập và làm theo Di chúc của Bác Hồ với tinh thần lạc quan, hướng tới tương lai", nhà báo Nguyễn Anh Tú, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng chia sẻ, nghiên cứu về cuộc đời hoạt động cách mạng và làm báo cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bất cứ ai cũng học hỏi được nhiều điều bổ ích, nhất là những người trực tiếp làm báo trong giai đoạn hiện nay.
Đối với nhà báo Nguyễn Anh Tú, học tập Bác về cách làm báo của Người, nhà báo vừa phải mẫn cán, chuyên tâm với công việc, vừa có tâm, vừa có tầm và vừa có tài, luôn tôn chỉ mục đích đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, viết báo phải có mục đích rõ ràng vì quyền lợi của đất nước và thành phố, vì nhân dân, phục vụ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập quốc tế, nhà báo phải có tính dự báo, dự đoán sâu sắc và chính xác, từ đó đề xuất các chủ trương, biện pháp đúng đắn với Đảng, Nhà nước và thành phố, góp phần thắng lợi vào công cuộc đổi mới đất nước...
Kỳ lạ Sóc Trăng: Người phụ nữ có "siêu năng lực" tỏa ra hương thơm như nước hoa Khi cọ xát, làn da của người phụ nữ ở Sóc Trăng này tỏa ra một mùi hương hoa ngọt ngào có thể được mô tả như một loại nước hoa tự nhiên. Trong khi hầu hết chúng ta phải phụ thuộc vào nước hoa hoặc các sản phẩm chăm sóc da khác để tạo ra mùi hương trên cơ thể thì hai...