Trào lưu ngôi sao 0 đồng nở rộ
Việc những bản hợp đồng miễn phí xuất hiện ngày càng nhiều cho thấy sự thay đổi lớn trong hệ thống quản lý của các câu lạc bộ bóng đá châu Âu.
Mùa hè 2021, Lionel Messi, Sergio Ramos, Gianluigi Donnarumma,… là những “ngôi sao 0 đồng” đình đám nhất thị trường chuyển nhượng. Hiện tại, danh sách này được lấp đầy bởi Paul Pogba, Paulo Dybala, Gareth Bale,…
5 năm trước, giới chuyên môn cho rằng động thái này là “điên rồ”. Hiện tại, mọi thứ đã có sự thay đổi. Trào lưu “ngôi sao 0 đồng” mau chóng nở rộ.
Gareth Bale đang là cầu thủ tự do. Ảnh: Reuters.
Ảnh hưởng của dịch bệnh
KPMG, hãng kiểm toán nổi tiếng thế giới, vừa đưa ra thống kê đáng chú ý. Tổng số tiền các CLB chi ra trên thị trường chuyển nhượng giảm tiếp 6%, tính từ năm 2019 đến 2021. Con số này xuống ở mức thấp kỷ lục, ở mức 30%.
Trong khi đó, những phi vụ chuyển nhượng cầu thủ tự do tăng 19-22% cùng mốc thời gian. Hỏi mượn cầu thủ cũng là phương án tối ưu được nhiều CLB lựa chọn, trước khi quyết định mua đứt. Đội bóng có thể đánh giá mức độ tiềm năng của hợp đồng, tránh được nhiều rủi ro.
Video đang HOT
Để tối ưu chi phí vận hành, phần lớn đội bóng chọn cách cắt giảm nhân sự ở đội một. Vị thế của những cầu thủ từng được xem là “không thể đụng đến”, bỗng chốc bị lung lay.
Barcelona nằm trong số những đội bóng chịu ảnh hưởng nặng nhất. Minh chứng rõ ràng nhất là việc họ phải chấp nhận để Lionel Messi ra đi. Bất chấp điều đó, quỹ lương của đại diện xứ Catalonia đang trong tình trạng báo động, ở mức âm 144 triệu euro. Tháng trước, tạp chí Forbes chỉ ra Barca vẫn còn nợ đến 1,4 tỷ euro.
Real Madrid, Bayern Munich, MU,… những thương hiệu hàng đầu châu Âu cũng không thoát khỏi tình cảnh ảm đạm. Tháng 2 vừa qua, báo cáo của UEFA cho thấy đại dịch khiến các CLB châu Âu thiệt hại 7 tỷ euro. Trong khi lương cầu thủ ở các CLB hàng đầu tăng 2%, lên 11,9 tỷ euro.
Doanh thu hàng năm của các đội bị ảnh hưởng đáng kể. Nó đánh vào túi tiền của các CLB, buộc chi phí vận hành phải bị cắt giảm cho phù hợp. Việc chấp nhận chi khoản tiền lớn để chiêu mộ hoặc giữ chân ngôi sao, không còn là ưu tiên của các đội.
Thay vào đó, nhiều đội bóng ưu tiên dùng cầu thủ trẻ, hàng “cây nhà lá vườn” hoặc có giá chuyển nhượng phải chăng. Barca sở hữu đôi sản phẩm ưu tú của lò La Masia, Pedri và Gavi. Real thành công với bộ ba Vinicius Junior, Rodrygo, Federico Valverde. Trong khi Man City biến Phil Foden thành viên ngọc sáng giá.
Real sở hữu 2 ngôi sao sáng giá người Brazil. Ảnh: El Confidencial.
Quyền lực cầu thủ ngày càng lớn
Hiện tại, cầu thủ không chỉ sống bằng tiền lương của CLB. Họ tạo dựng thương hiệu cá nhân, dựa trên sức hút trên mạng xã hội. Năm ngoái, Cristiano Ronaldo trở thành cầu thủ đầu tiên cán mốc 500 triệu người theo dõi trên mạng xã hội. Con số này bằng hơn cả 20 đội tại Ngoại hạng Anh cộng lại.
Ronaldo là ví dụ tiêu biểu nhất, cho thấy cách làm thương hiệu chuẩn mực của một ngôi sao hàng đầu thế giới. Pogba, một “ngôi sao 0 đồng” đang “hot” ở kỳ chuyển nhượng hè 2022, cũng kiếm nhiều tiền cách này. Anh tích cực tham dự sự kiện và quảng bá bản thân. ESPN cho rằng đây là cách để Pogba “chào giá” các CLB muốn anh về thi đấu trong hè này.
Messi là cầu thủ hiếm hoi trên thế giới không dùng mạng xã hội Twitter. Tuy nhiên, lợi nhuận anh đem về cho PSG chủ yếu đến từ các chiến dịch quảng cáo trên nhiều phương tiện, bao gồm cả mạng xã hội. Điều này biến Messi thành “con gà để trứng vàng” của PSG.
Messi đem lại doanh thu lớn cho PSG. Ảnh: CNBC.
Kylian Mbappe là thương vụ đình đám gần nhất, khi PSG phải mất rất nhiều tiền để thuyết phục anh ở lại. Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron kêu gọi tiền đạo người Pháp cống hiến tiếp cho PSG. Quyền lực của anh tại Paris ngày càng lớn.
Có thể thấy, các CLB không còn nắm thế chủ động trong việc quyết định tương lai cầu thủ. Raul Sanllehi, Giám đốc Thể thao Arsenal, nói: “Không nên để cầu thủ kéo hợp đồng đến năm cuối. Thông thường, hợp đồng của cầu thủ có thời hạn 5 năm. CLB cần phải có tầm nhìn và ở năm thứ 3, phải có câu trả lời về tương lai cầu thủ đó”.
“Luật Bosman” ra đời năm 1995, cho phép cầu thủ tự do ra đi khi hết hợp đồng. Đội bóng chủ quản không nhận được xu nào. Trong lễ kỷ niệm 20 năm khi “Luật Bosman” ra đời, Sir Alex Ferguson nói: “Khi Tòa án thể thao châu Âu ra quyết định, mọi thứ trở nên tồi tệ. Đột nhiên, cầu thủ trở thành món hàng miễn phí với tất cả”.
Công bố đội hình bóng đá đắt giá nhất thế giới hiện nay
Sau khi mùa giải 2021/22 kết thúc, Trung tâm Nghiên cứu thể thao quốc tế CIES đã đưa ra đội hình đắt giá nhất bóng đá hiện nay với trị giá lên tới 1,16 tỷ bảng (tương đương 1,45 tỷ USD).
Tiền đạo Kylian Mbappe trong màu áo đội tuyển Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Giải Ngoại hạng Anh đóng góp 4 cái tên trong đội hình 11 người này. Trong đó, câu lạc bộ Manchester City có 3 cầu thủ, bao gồm Ruben Dias (94 triệu bảng), Joao Cancelo (69 triệu bảng) và Phil Foden (106 triệu bảng). Cầu thủ còn lại đến từ Ngoại hạng Anh là Trent Alexander-Arnold (75 triệu bảng).
Cầu thủ được CIES định giá cao nhất thời điểm này là Kylian Mbappe. Cầu thủ người Pháp vừa gia hạn hợp đồng với câu lạc bộ Paris Saint Germain (Pháp) lên mức lương 650.000 bảng/tuần. Điều này khiến giá trị của Mbappe lên tới 175,7 triệu bảng. Trong khi đó, người đứng thứ 2 là Vinicius. Anh dù vô địch C1 nhưng giá trị vẫn bị đánh giá thấp hơn cầu thủ người Pháp. Giá trị của Vinicius là 158,4 triệu bảng.
Mùa hè này, thương vụ đáng chú ý nhất là việc cầu thủ người Na Uy Erling Haaland chuyển tới Manchester City. Thương vụ chuyển nhượng chỉ tiêu tốn của Manchester City 51 triệu bảng. Còn giá trị của Haaland thực tế lên tới 130 triệu bảng.
Một người đồng đội của Haaland tại Dortmund (Đức) cũng lọt vào đội hình này. Đó là Jude Bellingham với 115 triệu bảng. Tiền vệ người Anh cùng Foden và Pedri (116 triệu bảng) được lựa chọn là 3 cái tên thi đấu ở tuyến giữa.
Hai cái tên còn lại trong đội hình đắt giá là Josko Gvardiol và Gianluigi Donnarumma. Thủ thành người Italy được định giá 63 triệu bảng, đánh bại những thủ môn thi đấu ấn tượng trong mùa giải vừa qua như Alisson và Ederson.
Cái tên bất ngờ nhất trong đội hình này là Josko Gvardiol. Trung vệ của RB Leipzig (Đức) đã được định giá lên tới 85 triệu bảng.
CIES tính toán giá trị chuyển nhượng của một cầu thủ dựa trên các yếu tố bao gồm lương, phong độ tại các giải đấu khác nhau và khoảng thời gian còn lại trong hợp đồng của họ.
MU lợi thế ký Asensio nhờ Jorge Mendes MU đang có cơ hội lớn chiêu mộ Asensio trong kỳ chuyển nhượng mùa hè 2022, thông qua Jorge Mendes mà anh vừa chọn làm người đại điện. Mặc dù AC Milan tiếp cận vài ngày qua như Marco Asensio có khả năng gia nhập MU cao hơn, sau khi anh để ngỏ khả năng chia tay Real Madrid. Trong cuộc trò chuyện...