Trào lưu làm dịu da cháy nắng tuyệt đối không thử
Những cách tận dụng nguyên liệu có sẵn trong nhà như giấm, nước súc miệng… để thoa lên da, làm dịu da sau khi đi nắng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, khiến tình trạng da thêm phức tạp.
Stephanie Taylor – một chuyên gia về sức khỏe đã chỉ ra sự nguy hiểm của những mẹo làm dịu vết cháy nắng đang được lan truyền trong thời gian gần đây.
Nước súc miệng
Trước đoạn video trên Tiktok ghi lại cảnh một cô gái dùng nước súc miệng xịt trực tiếp lên vết cháy nắng trên da nhằm mục đích làm dịu, Stephanie khẳng định: “Đây là cách rất kỳ cục để giảm nóng, rát do cháy nắng và hoàn toàn không phải phương pháp an toàn. Mặc dù tinh dầu bạc hà thường có trong nước súc miệng có đặc tính làm mát nhưng nồng độ cồn 26,9% cùng các thành phần axit như benzoic mới là vấn đề. Lặp lại cách đó nhiều lần có thể làm da thêm khô, căng, thậm chí nứt da, mẩn đỏ, ngứa rát”.
Kem chua (sour cream)
Một người dùng Tik Tok thoa kem chua lên kín chân để làm dịu da sau khi đi nắng.
Trong khi số đông sẽ dùng kem chua làm sốt chấm cho khoai chiên, snack thì có một số người đã tận dụng món ăn này để làm dịu da sau khi đi nắng. Stephanie nhận định lượng axit lactic trong kem chua có khả năng thúc đẩy các tế bào da mới. Tuy nhiên, trường hợp da cháy nắng nên ưu tiên các sản phẩm chuyên dụng cho da chứa thành phần làm dịu, lành tính như lô hội. “Bạn thậm chí có thể đặt lọ kem dưỡng vào tủ lạnh một lúc để tạo cảm giác mát mẻ hơn khi thoa lên da thay vì dùng loại nước sốt này”.
Video đang HOT
Stephanie nhấn mạnh: “Tuyệt đối không dùng giấm trắng để bôi lên da. Giấm có độ axit cực cao, còn độ pH khoảng 2-3. Khi để giấm chưa pha loãng tiếp xúc trực tiếp với da có thể làm hỏng hàng rào bảo vệ da, dẫn đến da yếu, dễ viêm nhiễm hơn. Chưa kể nếu bạn đang bị cháy nắng, bỏng nắng nặng điều này sẽ khiến bạn thực sự có cảm giác như bị châm chích, xót và càng thêm khó chịu”.
Tạo khối bằng kem chống nắng (sun contouring)
Trào lưu sun contouring bị nhiều chuyên gia phản đối, cảnh tỉnh bởi gây nguy hiểm cho sức khỏe làn da.
Trào lưu bôi kem chống nắng vào những vị trí thường đánh khối sáng nhằm mục đích khiến phần da còn lại tối màu hơn, nhờ đó gương mặt trông thon thả, góc cạnh ngay cả khi không trang điểm từng khá hot trên Tik tok. Tuy nhiên, Stephanie cũng như nhiều chuyên gia da liễu đã lên tiếng cảnh tỉnh sự nguy hiểm của trào lưu này. “Duy trì thói quuen này có thể dẫn đến tổn thương da, đẩy nhanh quá trình lão hóa thậm chí là ung thư da”, Stephanie lý giải.
Chuyên gia cũng nhấn mạnh ngay cả khi muốn tắm nắng, có làn da rám nắng khỏe mạnh, bạn sẽ vẫn cần đến các sản phẩm chuyên dụng và đảm bảo bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV.
11 mẹo tại nhà giúp đối phó với các vấn đề sức khỏe vào mùa hè
Mùa hè nắng nóng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe không mong muốn. Dưới đây là mẹo tại nhà giúp bạn đối phó với các vấn đề này.
Dùng giấm để làm dịu da bị cháy nắng: Giấm chứa axit acetic, một trong những thành phần có trong thuốc giảm đau aspirin, nhờ đó giấm cũng có tác dụng giảm đau, ngứa và viêm da do cháy nắng. Bạn chỉ cần nhúng khăn giấy vào giấm trắng rồi thoa lên vùng da bị cháy nắng.
Dùng baking soda để làm mát vùng mẩn ngứa do nắng nóng: Nếu bạn bị nổi mẩn ngứa do nắng nóng, hãy ngâm mình trong chậu nước hoặc bồn nước pha vài thìa baking soda. Cách này sẽ giúp bạn giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Dùng lô hội để trị phồng rộp: Trước hết, bạn cần làm sạch nốt phồng rộp hay mụn nước bằng nước sạch và xà phòng. Sau đó, hãy thoa gel lô hội lên nốt phồng rộp và dán lại bằng băng cá nhân.
Dùng tỏi để trị viêm tai ngoài: Viêm tai ngoài thường xảy ra khi nước bị kẹt trong tai, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển. Để làm giảm cơn đau nhức tai, bạn có thể dùng dầu tỏi có bán tại hiệu thuốc hoặc tự chế dầu tỏi để làm thuốc nhỏ tai.
Dùng dầu bạc hà để làm dịu vết côn trùng cắn: Thay vì gãi vết côn trùng cắn, bạn hãy thoa một vài giọt dầu bạc hà lên đó. Dầu bạc hà có tác dụng làm mát, đồng thời cải thiện tuần hoàn máu đến vết cắn, nhờ đó đẩy nhanh quá trình lành vết thương.
Dùng mật ong để chữa lành các vết trầy xước: Nếu bạn không có thuốc kháng sinh để thoa lên vết trầy xước sau khi đã sát trùng, hãy dùng một vài giọt mật ong để thoa lên vết thương rồi băng lại. Mật ong có tính kháng khuẩn và một số nghiên cứu đã cho thấy mật còn giúp vết thương mau lành.
Dùng quả bơ để phục hồi tóc khô xơ do nắng: Cái nắng gắt của mùa hè dễ làm tóc bạn bị khô, cháy, xơ xác và gãy rụng. Để khắc phục tình trạng này, hãy dùng thịt quả bơ để ủ tóc. Quả bơ giúp cấp ẩm cho và bổ sung protein cho tóc, giúp tóc chắc khỏe hơn.
Dùng băng dính để loại bỏ dằm đâm vào da: Nếu bạn bị một miếng dằm quá nhỏ cắm vào da mà bạn không thể loại bỏ bằng nhíp, hãy thử dùng băng dính dán lên vùng da bị dằm cắm. Sau khoảng ba ngày, hãy lột miếng băng dính ra và miếng dằm sẽ được loại bỏ theo.
Dùng nước súc miệng để chữa nấm chân: Một chai nước súc miệng sát khuẩn không đường có thể là tất gì bạn cần khi bị nấm nông ở chân hoặc nấm móng chân. Bạn chỉ cần dùng bông gòn thấm đẫm nước súc miệng rồi thoa lên vùng bị nấm.
Dùng chất làm mềm thịt để giảm đau do ong đốt: Bạn hãy tạo hỗn hợp đặc gồm chất làm mềm thịt và nước, sau đó thoa hỗn hợp trực tiếp lên vết ong đốt. Các enzyme có trong chất làm mềm thịt sẽ giúp phân rã các protein có trong nọc độc của ong.
Dùng cồn xoa bóp để loại bỏ ve chó: Ve chó cực kỳ ghét mùi cồn xoa bóp. Trước khi bạn loại bỏ ve chó bám trên da, hãy dùng cồn xoa bóp chấm lên con ve chó để khiến nó nới lỏng lực bám. Sau khi loại bỏ được ve chó, hãy dùng cồn để sát trùng vết thương. Cách này áp dụng được cả cho người và thú nuôi khi bị ve chó bám./.
Dùng đúng loại kem chống nắng cho da mặt Trước khi quyết định chi tiền cho một lọ kem chống nắng, bạn hãy tìm hiểu kỹ những yếu tố để đảm bảo phù hợp với da mình. Một số loại kem chống nắng có công thức đặc biệt dành cho riêng cho da mặt hay toàn thân. Tuy nhiên, cả hai đều có tác dụng giống nhau là bảo vệ làn da...