Trao giải Cuộc thi viết về ‘Thuế với thương mại điện tử’
Theo ông Cao Anh Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, cuộc thi viết về ‘Thuế với thương mại điện tử’ càng có ý nghĩa khi nằm trong chuỗi nhiều hoạt động thiết thực của ngành Thuế để kỷ niệm 77 năm xây dựng và phát triển.
Cuộc thi còn là cơ hội để ngành Thuế khảo sát thực trạng hiểu biết về chính sách thuế đối với TMĐT trong cộng đồng.
Theo Ban tổ chức, ngay sau khi phát động (ngày 9/9/2021), cuộc thi đã tạo được sự lan tỏa rộng khắp, với sự tham gia đông đảo từ các phóng viên, nhà báo, các học giả, chuyên gia, nhà nghiên cứu kinh tế, các hiệp hội, tổ chức, doanh nghiệp và người dân… trên cả nước.
Sau một năm phát động và triển khai cuộc thi, tính đến hết thời gian tiếp nhận bài dự thi (ngày 30/6/2022), Ban tổ chức đã nhận được 1.313 tác phẩm từ đông đảo các tác giả ở khắp mọi miền đất nước gửi về. Trong đó, số lượng tác phẩm dự thi từ các cơ quan báo chí chiếm tỷ lệ lớn nhất, 73%. Các cơ quan báo chí có nhiều bài dự thi gồm: Thời báo Tài chính Việt Nam, VOV, Thông tấn xã Việt Nam, báo Nhân Dân, Cổng thông tin điện tử CP, báo Công thương… Nhiều cục thuế cũng tham gia dự thi với số lượng lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Yên Bái, Nam Định… Ngoài ra, trong khối các trường/viện có Học viện Tài chính, Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh là các đơn vị có nhiều bài dự thi.
“Các đề cử của giải thưởng đã bao quát được rộng khắp các dạng thức hoạt động của TMĐT; phản ánh sâu sát hoạt động của lĩnh vực này nhằm làm rõ các phương thức giao dịch, phương tiện thanh toán; quy mô hoạt động của các ngành, lĩnh vực có hoạt động TMĐT. Các bài dự thi đã đề xuất, hiến kế được nhiều giải pháp cả về cơ chế chính sách và công tác quản lý thuế, giúp ngành thuế hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với lĩnh vực đang trở thành xu thế tất yếu của thời đại công nghệ số này”, Tổng cục trưởng Cao Anh Tuấn nhấn mạnh.
Video đang HOT
Thể loại các tác phẩm dự thi cũng rất phong phú (bao gồm ghi chép, phản ánh, phóng sự, điều tra, phân tích, bình luận…). Trong đó, các tác phẩm được trao giải đều đã đáp ứng được các tiêu chí, mục tiêu chính mà cuộc thi đề ra. Với cách tiếp cận chủ đề đa dạng, nhìn chung, mỗi tác phẩm dự thi đều đã thể hiện được các góc nhìn khác nhau về hoạt động TMĐT tại Việt Nam. Đồng thời nêu ra quan điểm cá nhân để hiến kế giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế. Đây cũng chính là mục tiêu cao nhất mà cuộc thi đề ra.
Sau hơn 2 tháng làm việc nghiêm túc từ các vòng tuyển chọn cơ sở, vòng sơ khảo, vòng chung khảo, Hội đồng chung khảo đã thống nhất lựa chọn ra 38 tác phẩm dự thi để trao giải, gồm: 3 giải A; 5 giải B; 10 giải C; 20 giải khuyến khích (không có giải đặc biệt).
Các tác phẩm đạt giải A là chùm bài: Quản lý thuế đối với TMĐT của Báo điện tử Chính phủ; Quyết liệt chống thất thu thuế đối với kinh doanh TMĐT của đơn vị Thời báo Tài chính Việt Nam; Quản lý thuế đối với TMĐT: Góc nhìn từ lý thuyêt và bài học kinh nghiệm quốc tế (Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh)…
Cuộc thi là cơ hội để ngành Thuế khảo sát thực trạng hiểu biết về chính sách thuế đối với TMĐT trong cộng đồng, giúp ngành Thuế có định hướng giải pháp về công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức chấp hành của người nộp thuế trong hoạt động kinh doanh TMĐT.
Rà soát nhóm ngành tiềm ẩn rủi ro để chống thất thu thuế
Theo Tổng cục Thuế, từ nay đến cuối năm, ngành Thuế sẽ tập trung phân tích rủi ro, đặt trọng tâm thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế ở một số lĩnh vực rủi ro cao như: Thương mại điện tử (TMĐT), kinh doanh trên nền tảng số; chuyển nhượng vốn, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp; chuyển nhượng bất động sản (BĐS).
Dự báo năm 2022, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam khoảng từ 17 - 20%, đưa doanh thu thương mại điện tử bán lẻ đạt trên 16 tỷ USD.
Theo Tổng cục Thuế, việc thu thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT đang được thực hiện theo đúng quy định của các Luật Thuế gồm: Thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và các quy định về thuế nhà thầu.
Trong số đó, các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ % trên doanh thu thì thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân tính theo tỷ lệ % tương ứng với từng hoạt động, ngành nghề theo quy định. Các trường hợp có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống sẽ không phải nộp thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân.
Việc quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT của cá nhân trong nước gồm hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có hoạt động kinh doanh TMĐT, cá nhân kinh doanh bán hàng qua mạng xã hội (Facebook, Youtube, Zalo...) và cá nhân tại Việt Nam có cung cấp sản phẩm nội dung thông tin số (game, video, app, phần mềm, âm nhạc...) và nhận được thu nhập từ việc cho đặt quảng cáo trả từ nước ngoài.
Tuy nhiên ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế thừa nhận: Khó khăn lớn nhất trong quản lý thuế TMĐT nói chung cũng như với các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hiện là việc quản lý đầy đủ các nguồn thu, đối tượng nộp thuế.
Theo ông Đặng Ngọc Minh, các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động kinh doanh xuyên biên giới và không thuộc đối tượng đánh thuế của bất kỳ quốc gia nào dựa theo nguyên tắc quản lý thuế truyền thống. Trong khi, các quốc gia đều căn cứ trên sự hiện diện vật chất của người nộp thuế, các doanh nghiệp, cá nhân có thể vận dụng các quy định để phân bổ thu nhập tới địa điểm có lợi nhất về thuế theo quy định của từng nước.
Hơn nữa, việc xác định được căn cứ tính thuế trên môi trường số là rất khó khăn. Bởi, các hoạt động kinh doanh có thể thực hiện thông qua website và không cần sự hiện diện vật chất của người nộp thuế tại một nước hay một địa bàn cụ thể, điển hình là quảng cáo trực tuyến và các hoạt động tương tác thông qua nền tảng các mạng xã hội.
Từ nay tới cuối năm, đối với hoạt động TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số, Tổng cục Thuế sẽ tập trung các giải pháp tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế (NNT); hiện đại hoá công tác quản lý thuế; xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý rủi ro; phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức, hiệp hội có liên quan để trao đổi kết nối thông tin; củng cố địa vị pháp lý, chức năng nhiệm vụ cho một số vụ, đơn vị để đáp ứng quản lý chuyên sâu đối với TMĐT; triển khai thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề; xúc tiến hợp tác quốc tế trong việc đàm phán hiệp định song phương, đa phương về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT.
Để nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, ngành Thuế đẩy nhanh tiến độ Đề án "Phân tích cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử" để phục vụ công tác phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro; nghiên cứu, triển khai áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong quản lý hóa đơn điện tử, quản lý thuế; áp dụng các giải pháp phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ thông minh và máy học để phục vụ quản lý rủi ro, phát hiện vi phạm, gian lận về sử dụng hoá đơn.
Đối với hoạt động kinh doanh BĐS, ngành Thuế tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý, nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai phục vụ công tác quản lý các khoản thu từ đất và BĐS; tăng cường phổ biến chính sách pháp luật, chính sách thuế liên quan đến hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng BĐS tại bộ phận một cửa liên thông theo nguyên tắc "tiền phòng - hậu kiểm"; tham mưu và bám sát UBND tỉnh để xây dựng, ban hành bảng giá đất, hệ số điều chỉnh sát với giá giao dịch thực tế trên thị trường; xây dựng chuyên đề thanh tra, kiểm tra đối với NNT hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng BĐS.
Ngoài ra, ngành Thuế chú trọng kiểm soát hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp trên địa bàn đảm bảo tránh chồng chéo, trùng lắp với kế hoạch của cơ quan thuế cấp trên và cơ quan chức năng Theo Tổng cục Thuế, về cơ bản, các quy định hiện nay đã đáp ứng một phần yêu cầu chống thất thu thuế nhưng vẫn còn khó khăn về việc xác định nguồn thu, người nộp thuế trên môi trường số, nếu các chủ thể tạo tài khoản cá nhân trên các nền tảng mạng xã hội để livestream bán hàng.
Đặc biệt, việc đa dạng hóa các loại tiền thanh toán cũng đã gây khó khăn trong công tác quản lý thuế, số tiền phải nộp của người nộp thuế. Nếu như thanh toán qua ngân hàng, thanh toán điện tử... thì hoạt động này có thể quản lý được thuế song hiện nay, nhiều chủ thể kinh doanh TMĐT đã chấp nhận thanh toán cả một số đồng tiền điện tử chưa chính thức cho phép là phương tiện thanh toán tại Việt Nam.
Để ngành bán lẻ phát triển bền vững - Bài cuối: Chính sách nào để nối mạch tăng trưởng Trước làn sóng thâm nhập ngày càng tăng của nhà bán lẻ ngoại vào thị trường Việt Nam gần đây khiến doanh nghiệp nội bị đè nặng bởi những áp lực nhất định. Tuy nhiên, kênh bán lẻ truyền thống vẫn chiếm tỷ lệ lớn nên nhà bán lẻ vẫn còn nhiều cơ hội để phát huy năng lực cạnh tranh. Vì vậy,...