Trao giải cuộc thi tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo lần thứ 3
Chiều nay (15/10), tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ trao giải cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 lần thứ 3 năm 2019.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 chủ trì buổi lễ.
Công tác giảm nghèo thời gian qua nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước, giám sát chặt chẽ của Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đã đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết.
Theo đó, tỷ lệ giảm nghèo bình quân mỗi năm giảm khoảng 1,55%, tương ứng với trên 300 nghìn hộ nghèo thoát nghèo. Đến cuối năm 2018, đã có 8/64 huyện nghèo và 14/30 huyện nghèo hưởng cơ chế theo Nghị quyết 30a thoát khỏi tình trạng khó khăn, dự kiến đến cuối năm 2019, có khoảng 20 huyện nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn; đến nay đã có 44/291 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, dự kiến đến cuối năm 2019 khoảng 90 xã thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn; và cũng đã có 121 xã, 1.286 thôn, bản đặc biệt khó khăn hoàn thành mục tiêu Chương trình 135.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ trao Giải A cho các tác phẩm đạt giải
Theo Ban Tổ chức cho cuộc thi cho biết, cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 lần thứ 3 năm 2019 đã thu hút hàng trăm phóng viên, biên tập viên đến từ các cơ quan thông tấn, báo chí trung ương và địa phương tham gia.
Tính đến hết ngày 31/8/2019, Ban Tổ chức cuộc thi đã tiếp nhận được 325 tác phẩm dự thi với các thể loại: phóng sự, ghi chép, bút ký, bài phản ánh, phóng sự ảnh, chương trình phát thanh, chương trình truyền hình…
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ và lãnh đạo các Bộ, ngành chúc mừng các tác giả đạt giải
Trên cơ sở chấm thi vòng sơ khảo, Hội đồng Sơ khảo đã lựa chọn 71 tác phẩm vào chấm vòng Chung khảo. Kết quả chấm chung khảo đã lựa chọn được 41 cá nhân có các tác phẩm đạt giải (trong đó có 4 giải A; 8 giải B; 14 giải C; 15 giải khuyến khích) và 1 giải tập thể có nhiều tác phẩm dự thi và có nhiều tác phẩm đạt giải.
Nhân dịp Lễ trao giải cuộc thi lần thứ 3 năm 2019, Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 phát động đợt nhắn tin “Cả nước chung tay vì người nghèo” qua Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400 do Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp tổ chức với cú pháp: VNNn gửi 1408 (trong đó n là số lần ủng hộ 20.000 đồng, n từ 1 đến 100, mỗi tin nhắn trị giá 20.000 đồng nhân n lần) để hưởng ứng “Ngày Quốc tế chống đói nghèo” và cũng là “Ngày Vì người nghèo ở Việt Nam” 17/10.
Video đang HOT
Theo BVPL
Chương trình mục tiêu quốc gia: 5 địa phương chưa giải ngân được đồng tiền nào!
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phê phán các địa phương giải ngân chậm trong 2 chương trình mục tiêu quốc gia, gây cản trở tới ý nghĩa an sinh xã hội rất lớn của chương trình tới người dân, nhất là ở các vùng khó khăn.
"Tiền có, nhu cầu rất cấp bách, nhưng vẫn chưa phân bổ được. Giải ngân rất chậm, đến 30/6 mới đạt 23%, trong đó 5 địa phương chưa giải ngân được đồng nào", Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ lưu ý.
Ngày 25/7, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo, sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019.
Hơn 50 % số xã đạt chuẩn xã nông thôn mới
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết, Chương trình Xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả tích cực.
Hết tháng 6/2019, cả nước có 4.458 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới, chiếm hơn 50% tổng số xã trên toàn quốc, hoàn thành trước yêu cầu của nghị quyết Quốc hội và Chính phủ tới 18 tháng.
Bên cạnh đó, có 82/664 đơn vị cấp huyện thuộc 36 tỉnh, TP được công nhận hoàn thành/đạt chuẩn nông thôn mới (tăng 19 đơn vị so với cuối năm 2018).
Đặc biệt, 3 tỉnh Đồng Nai, Nam Định, Bình Dương và TP Đà Nẵng đã trở thành 4 địa phương đầu tiên của cả nước có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Nợ đọng trong xây dựng nông thôn mới đã được xử lý dứt điểm và hoàn thành tiến độ theo yêu cầu của Quốc hội.
Tuy nhiên, theo ông Nam, tiến độ thực hiện chương trình của một số địa phương, vùng còn chậm và thấp hơn đáng kể so với mặt bằng chung của cả nước.
Khoảng cách chênh lệch khá lớn về kết quả thực hiện giữa các vùng, miền như vùng Đồng bằng sông Hồng đạt 82,74%, Đông Nam Bộ đạt 70%, thì khu vực miền núi phía Bắc mới là 26,45%, Tây Nguyên 37,73%...
5 địa phương chưa giải ngân được đồng vốn nào
Về chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, theo Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Lê Quân, dự kiến năm nay, số hộ nghèo sẽ giảm xuống còn 4,5%, đạt yêu cầu của Quốc hội.
Tuy nhiên, tỷ lệ giảm nghèo chưa bền vững vì ngoài tỷ lệ tái nghèo thì tỷ lệ phát sinh hộ nghèo cao, lên tới 17,8% trong năm 2018.
Đáng lưu ý, chênh lệch giàu nghèo chưa chuyển biến, năm 2014 khoảng cách thu nhập giữa hộ giàu và nghèo là 9,7 lần nhưng năm 2018 đã tăng lên 10 lần.
Nguyên nhân là do điều kiện tự nhiên, thiên nhiên khác nhau và phức tạp nên giải pháp thoát nghèo gắn với sinh kế bền vững chưa hiệu quả.
Thứ trưởng Lê Quân cũng cho biết, khả năng tiếp cận dịch vụ và thị trường của hộ nghèo chưa lớn. Ví dụ, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đối với người nghèo, người dân tộc thiểu số rất cao nhưng tỷ lệ tiếp cận bảo hiểm y tế thì rất thấp.
Trong khi đó, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của các chương trình mục tiêu quốc gia vẫn chậm, mới được 23% kế hoạch năm 2019 và không đồng đều cho cả nước.
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Thành Thống, có tới 47 địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp hơn bình quân chung của cả nước.
Toàn cảnh cuộc họp
Cá biệt, có 5 địa phương chưa giải ngân được đồng vốn nào là Cà Mau, Khánh Hoà, Hoà Bình, Quảng Ninh và Đắk Nông và 6 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 10% là Thái Bình, Tiền Giang, Bình Thuận, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ lưu ý, tình trạng chung của hai chương trình là giao vốn, giải ngân vốn đầu tư công còn rất chậm, tỷ lệ giao vốn đạt thấp.
"Tiền có, nhu cầu rất cấp bách, nhưng vẫn chưa phân bổ được. Giải ngân rất chậm, đến 30/6 mới đạt 23%, trong đó 5 địa phương chưa giải ngân được đồng nào, 6 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 10%; chưa bố trí được nguồn để thưởng chương trình xây dựng nông thôn mới, hơn 638 tỷ đồng", ông Vương Đình Huệ nói.
Phó Thủ tướng phê phán các địa phương giải ngân chậm trong 2 chương trình mục tiêu quốc gia, gây cản trở tới ý nghĩa an sinh xã hội rất lớn của chương trình tới người dân, nhất là ở các vùng khó khăn; đồng thời đề nghị các bộ, ngành và địa phương quyết liệt giải quyết những tồn tại này.
Phải giải quyết dứt điểm hộ nghèo là hộ người có công
Với kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, 100 hộ thoát nghèo thì lại có 18 hộ phát sinh mới, theo ông Vương Đình Huệ, đây là con số phải suy nghĩ. Mục tiêu đề ra là "nâng trên, đỡ dưới" cũng chưa đạt được.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý, khả năng năm 2019 mới giải quyết được khoảng 20/53 tỉnh có hộ nghèo là hộ người có công trong tổng số hơn 16.000 hộ. Đến năm 2020, nếu không có giải pháp tốt sẽ không đạt mục tiêu, đây là khó khăn, thách thức. Quyết tâm rất lớn của Chính phủ, Quốc hội, Ban Chỉ đạo phải giải quyết dứt điểm hộ nghèo là hộ người có công.
Nhấn mạnh nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, Phó Thủ tướng đề nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung làm tốt Hội nghị tổng kết 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Nam Định, gắn với tổng kết Nghị quyết của, Trung ương, Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tập thể, sắp xếp công ty nông lâm nghiệp, đề xuất tới Chính phủ, Trung ương các phương hướng triển khai trong giai đoạn tới..
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nhanh chóng sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và đánh giá thực hiện chuẩn nghèo đa chiều, làm cơ sở thực hiện trong 5 năm tới, đặc biệt là làm rõ chuẩn nghèo đối với trẻ em; sớm trình Ban Chỉ đạo kế hoạch tổ chức Ngày Quốc tế chống đói nghèo, Ngày Vì người nghèo Việt Nam năm 2019 cũng như các chương trình an sinh xã hội khác.
Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra, đôn đốc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công liên quan tới 2 Chương trình này.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các địa phương sớm tổng hợp thông tin để báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo nhu cầu, kế hoạch, kinh phí triển khai 2 chương trình mục tiêu quốc gia trong kế hoạch tài chính, ngân sách và đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025.
Hương Giang
Theo Thanhtra
Tuổi nghỉ hưu tăng chậm để tránh gây 'sốc' Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa công bố dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi để lấy ý kiến người dân, trong đó đáng lưu ý tuổi nghỉ hưu sẽ tăng chậm từ năm 2021. Theo đó, tuổi nghỉ hưu của nam nâng lên 62 tuổi, nữ lên 60 tuổi. Tăng chậm theo lộ trình Theo dự...