Trao 2.000 lá cờ Tổ quốc cho ngư dân tỉnh Cà Mau
Sáng 2-6, tại Mũi Cà Mau- điểm cực Nam Tổ quốc (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), Báo Người Lao Động phối hợp với các sở, ban, ngành chức năng tỉnh Cà Mau đã trao 2.000 lá cờ và quà cho các ngư dân.
Ông Thân Đức Hưởng trao cờ và quà cho ngư dân
Đây là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển” do Báo Người Lao Động tổ chức.
Chương trình “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển” nhằm mục đích tiếp sức, động viên tinh thần ngư dân tại 28 tỉnh vùng biển kiên cường vươn khơi khơi bám biển, cùng chung tay khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của đất nước; thực hiện định hướng chính trị, nhiệm vụ của báo, cùng các ban, ngành chức năng và cộng đồng xã hội chung tay khẳng định, bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.
Tại buổi lễ, ông Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động, Trưởng Ban tổ chức chương trình, chia sẻ: “Sự có mặt của ngư dân trên các vùng biển Việt Nam không chỉ đơn thuần là những hành trình khai thác đánh bắt hải sản. Hình ảnh mỗi tàu, thuyền đánh cá của ngư dân với lá cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền biển, đảo thiêng liêng và bất khả xâm phạm của Tổ quốc”.
Video đang HOT
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm với ngư dân tại Lễ tăng cờ
Nói về Chương trình “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển”, ông Thân Đức Hưởng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho rằng đây là một sáng kiến rất quan trọng và có ý nghĩa lớn lao, thể hiện lòng trân trọng và tình cảm sâu sắc mỗi công dân đối với lá cờ Tổ quốc. Đồng thời là tình cảm ấm áp của những con người nơi đất liền gửi đến những ngư dân đang ngày đêm xa khơi bám biển.
“Những lá cờ đỏ sao vàng đang hiện thân trên mỗi con tàu cùng ngư dân vươn khơi bám biển còn được xem là biểu tượng của ý chí, nghị lực của ngư dân. Cùng với nỗ lực lao động làm giàu từ biển, còn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiên liêng của Tổ quốc”, ông Hưởng nói.
TẤN THÁI
Theo SGGP
Thênh thênh đường về Đất Mũi
Nghe nói Cà Mau xa lắm, ở cuối cùng bản đồ Việt Nam... Chỉ một câu ca được cất lên trong bài "Áo mới Cà Mau", để người ta hiểu thêm về vùng đất mũi này, vốn cách sông cách đò, mà nếu lòng người không thương nhau thì không thể tới được.
Nhưng giờ từ Sài Gòn có thể chạy xe một mạch tới điểm cuối cùng của Tổ Quốc: Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau...
Nhẹ tênh một hành trình
Đến Cà Mau, để tìm được người thân đưa đi nhậu thì quá dễ, bởi người Cà Mau rất dễ thương, dễ mến và vô cùng hào sảng. Từ TP.Cà Mau, khi thấy tôi muốn ngỏ ý đi tham quan Đất Mũi, anh Nguyễn Khương (42 tuổi)- cán bộ Sở GTVT Cà Mau, vẫn đang trong giai đoạn trị thương ở chân vì một tai nạn cách đây ít tháng, phải chống nạng, nhưng vẫn nằng nặc đòi đưa tôi đi thăm Đất Mũi. Anh nói: "Với người Cà Mau, bạn phương xa tới mà không chơi với nhau nhiệt tình thì kỳ lắm. Tôi chủ nhà thứ thiệt, bạn phải để tôi đi cùng, không mai mốt ai biết chuyện cười tôi thối mũi".
Từ thành phố, chỉ sau vài phút xe chạy, chúng tôi đã lọt vào con đường với ngút ngàn rừng đước ngập mặn. Cây đước, than đước là đặc sản của xứ sở này. Vốn là thanh tra giao thông, người đã thuộc từng con lạch, từng mố cầu của con đường hơn 100km dẫn về Đất Mũi, anh Khương chia sẻ: "Ngày trước, cách đây hơn 10 năm, cứ mỗi dịp ngày tết ngày lễ, người dân về quê hay đi thăm thú vùng Đất Mũi là dân giao thông chúng tôi lo lắm. Vì bà con đi đông mà những cây cầu toàn bằng gỗ, sợ dân đi nhiều mà cầu sập xuống sông thì hỏng hết mọi việc. Mà trên con đường này thì có đến vài cây cầu gỗ lúc nào cũng như sắp rụng xuống sông. Giao thông bất an như thế nên bất đắc dĩ lắm người ta mới đi về Đất Mũi. Nhưng cũng chỉ đi được hơn 50km đường bộ, sau đó phải gửi xe ở huyện Trần Văn Thời, rồi phải ngồi ca nô khoảng 3 giờ nữa mới ra được đến Đất Mũi thuộc huyện Ngọc Hiển. Đó là những hôm biển êm thì mới đi được, còn biển động thì chỉ có nướng cá khô nhậu lai rai, đợi đến khi nào gió lặng thì mới đi tiếp được. Ở đây, trước kia thời tiết quyết định nhiều thứ lắm".
Đường Hồ Chí Minh nối liền huyết mạch giao thông từ Cao Bằng về Đất Mũi. ảnh B.C.M
Đi giữa rừng đước, đan xen những vuông tôm, nhìn mỏi mắt chưa thấy mái nhà nào ven đường. Anh Khương như hiểu suy nghĩ của tôi, liền giải thích: Con lộ ra Đất Mũi thuộc huyện Ngọc Hiển cũng mới được đắp, nên vắng vẻ nhà dân lắm, phải đến cả chục km mới có một điểm hàng quán, có những nơi vẫn còn thi công dở. Nhưng với người dân ở nơi cuối cùng Tổ quốc này, con lộ ấy nhiều người mơ cũng chẳng thấy. Hôm thông đường, nhiều cụ già tóc bạc, hơn 80 tuổi rồi, cứ ra đường đứng ngơ ngẩn nói không ngờ xứ mình có ngày lại thấy xe hơi, xe khách chạy đến tận nơi thế này, điều trước kia chỉ có trong mơ hay trong cổ tích xứ đất rừng phương Nam toàn sình lầy và sông ngòi chằng chịt như vậy.
Tình và người Đất Mũi
Đến với tọa độ cuối cùng trên mảnh đất chữ S nước ta chủ yếu là khách du lịch, họ đến vì muốn ghi dấu ấn lịch sử của cuộc đời mình khi được đặt chân tới đây. Nhưng rất nhiều người ấn tượng khi thấy mảnh đất xa xôi này đang đẹp lên từng ngày, vì sự thay đổi và cung cách người dân làm du lịch hết lòng, hết tình.
Chị Thu và quầy hàng đặc sản khô Đất Mũi. ảnh: Gia Tưởng
Chị Hoàng Thị Nga (32 tuổi), du khách từ tỉnh Thái Nguyên, lần đầu tiên đi du lịch xuyên Việt, chia sẻ đầy chất văn: "Đúng là Cà Mau xa quá, nhưng mà rất dễ thương và đẹp. Em thấy mình rất may mắn và vinh dự được đến điểm cực nam của Tổ quốc mình, được ngủ lại một đêm thật là ấn tượng, yên tĩnh đến lạ thường. Ở đây mọi chuyển động của trời đất mình đều cảm nhận được, từ tiếng lá cây rụng trong rừng đước, tiếng sóng biển ở miền tây, đến cả tiếng con cá quẫy cũng nghe được. Nhưng thích nhất vẫn là điệu hò dễ thương của các chị các mẹ, ai hò ai hát cũng rất hay mà tự nhiên như là nói chuyện".
Như để cảm được tấm lòng người Đất Mũi, tôi cũng mạnh dạn làm một phép thử với chị Thu (sinh năm 1986),
Giờ Đất Mũi không còn là một vùng đất xa xôi và cách trở nữa. Đường Hồ Chí Minh đã nối về đến tọa độ cuối cùng của Tổ quốc, Đất Mũi cũng mở mang và phát triển từng ngày, mừng lắm...".
Anh Nguyễn Công Trường
người bán khô cá và những món đặc sản xứ này. Cố tỏ ra là một ông khách khó tính vào lựa hàng, tôi được chị Thu giới thiệu đủ các loại khô cá, như thòi lòi, cá úc, cá tra phồng, cá sặc, cá lóc... Thực ra loại khô nào cũng là ngon thượng hạng, nhưng tôi vẫn tìm đủ câu từ để chê. Mà tôi chê hoài, nhưng chị Thu cũng cứ cười, và nói: "Anh đi tìm khắp xứ này xem, có loại khô nào ngon hơn chỗ em thì anh Hai bắt phạt gì em cũng chịu. Nếu có đồ khô ngon thiệt, thì em chỉ thấy hơi ấm ức vì mình không làm được loại đặc sản ngon hơn để bán cho du khách mà thôi. Vì với người Đất Mũi tụi em không coi người đến đây tham quan là khách, mà đều nghĩ họ là người thân, bà con của mình về nhà chơi. Trước kia không có đường, con nít lên 15 tuổi vẫn chưa nhìn thấy xe hơi. Đất Mũi cũng vắng vẻ lắm nên có khách tới thăm là mừng dữ rồi. Giờ đã có lộ đẹp, thì người Đất Mũi phải soạn cả tấm lòng đẹp để đón khách chứ sao nữa. Nên anh cứ yên tâm, không cần mua hàng mà được trò chuyện với nhau cũng vui rồi".
Chủ tịch xã Đất Mũi - anh Nguyễn Công Trường chia sẻ: Từ ngày có con lộ đi xe du lịch về được tận Đất Mũi, dân chúng tôi mừng lắm. Khách du lịch về đông gấp cả chục lần trước đó, dân trong xã cũng có nhiều công ăn việc làm hơn. Mà bây giờ tụi nhỏ đi học cũng tiện nhiều lắm. Trước kia chúng tôi muốn học lên cấp 3 là phải đi trọ học ở trên huyện xa, đi vài ngày mới về được tới nhà. Còn người đau bệnh cần cấp cứu thì phải vận chuyển bằng ca nô thuyền bè vất vả lắm. Giờ khỏe re, sáng sớm từ xã Đất Mũi chạy xe tà tà lên TP.Cà Mau, giải quyết xong công chuyện vẫn có thể ngồi uống tách cà phê...
Theo Danviet
Về Cà Mau nghe ngư dân kể chuyện rùa biển linh thiêng Nhiều ngư dân vùng biển ở Cà Mau rất sùng tín và cầu mong trong lúc vươn khơi đánh bắt cá sẽ gặp được rùa biển. Theo họ, nếu gặp loài động vật quý hiếm này, công việc đánh bắt sẽ phất lên và gặp nhiều may mắn trong những chuyến biển về sau. Không phải tự nhiên mà nhiều ngư dân miền...