Chuyện lạ Cà Mau: Rải cám gạo xuống ao, tôm sú lớn vù vù, toàn con bự
Ông Hoàng Mạnh, ấp Ông Chừng, xã Đất Mới, huyện Năm Căn ( tỉnh Cà Mau) đã nghĩ ra cách rải cám gạo xuống vuông nuôi tôm.
Cách làm độc đáo và lạ chưa ai từng làm này đang mang lại kết quả bất ngờ: Tôm sú mau lớn, khỏe mạnh, khi thu hoạch bắt toàn con to bự. Rải cám gạo xuống vuông tôm đang là chuyện lạ Cà Mau.
Có rất nhiều nông dân tự tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu và ứng dụng những phương pháp mới vào sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Điển hình là ông Hoàng Mạnh, ấp Ông Chừng, xã Đất Mới, huyện Năm Căn (tỉnh Cà Mau) thành công với mô hình nuôi tôm nước tĩnh.
Từ khi thực hiện việc rải cám gạo xuống ao nuôi tôm, mỗi năm, trừ các khoản chi phí, gia đình ông Hoàng Mạnh thu về từ con tôm khoảng 400 triệu đồng, cao gấp 4 lần so với trước kia.
Với 10 ha đất nuôi thuỷ sản, trước đây gia đình ông Mạnh thực hiện mô hình nuôi tôm quảng canh truyền thống. Nhưng do điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt, môi trường ngày càng bị ô nhiễm nên việc nuôi tôm truyền thống ngày càng khó khăn. Năm 2014 ông Mạnh bắt đầu chuyển sang hình thức nuôi tôm nước tĩnh.
Tuy nhiên, để thực hiện thành công mô hình này, yếu tố đột phá nằm trong sự sáng tạo của ông Mạnh, đó là việc rải cám (cám gạo) vào vuông tôm.
Nguyên nhân dẫn đến quyết định táo bạo được xem là độc và lạ này là do ông đến tham quan, nghiên cứu tại những vùng trồng một vụ lúa trên đất nuôi tôm đã mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, do Năm Căn là huyện gần biển, độ mặn trong nước rất cao nên không thể trồng lúa trên đất nuôi tôm. Theo ông suy nghĩ, nếu thả rơm vào vuông tôm cũng có thể mang lại hiệu quả, nhưng nếu rải cám vào sẽ có hiệu quả hơn, vì cám có dinh dưỡng nhiều hơn rơm và ông bắt đầu triển khai thực hiện.
Video đang HOT
Ông Hoàng Mạnh thu hoạch tôm sú nuôi trong vuông. Những vuông tôm này đều đã được ông Mạnh rải cám gạo trước khi thả tôm sú giống.
Ông Mạnh chia sẻ: “Thực hiện mô hình này, hàng năm tôi thường cải tạo vuông tôm vào tháng 3-4 âm lịch. Sau khi cải tạo xong tôi xử lý nguồn nước bằng cám gạo. Tức là sau khi thuốc cá xong tôi sử dụng cám gạo mỗi héc-ta 30 kg cám. Nguồn nước từ màu xanh đen, sau khi bỏ cám gạo xuống 3 ngày trở thành màu trà nhạt, sau đó tôi thả con giống”.
Để tránh tình trạng tôm con và cám trôi ra sông, trong 3 tháng đầu mỗi tháng ông chỉ xả nước một lần, mỗi lần xả khoảng 20% thể tích nước trong vuông tôm và sau đó lấy nước vô lại. Cứ như vậy cho tới khi con tôm được 4 tháng t.uổi ông mới bắt đầu thu hoạch dần. Lúc này, tôm có trọng lượng trung bình từ 25-30 con/kg. Đặc biệt, mỗi năm ông chỉ thả tôm 2 lần, mỗi lần 400 ngàn con sú.
Trước đây, khi thực hiện mô hình nuôi tôm quảng canh truyền thống mỗi năm gia đình ông Mạnh chỉ lời khoảng 100 triệu đồng. Từ khi thực hiện mô hình nuôi tôm nước tĩnh rải cám gạo, trung bình mỗi năm trừ các khoản chi phí gia đình ông thu lời 400 triệu đồng. Trong khi đó, ông chỉ nuôi xen canh một loại thuỷ sản duy nhất là con cua. Mỗi năm gia đình ông thu nhập từ cua khoảng 200 triệu đồng nữa.
Ông Mạnh chia sẻ thêm: “Cua thả khoảng 10% so với tôm trong vuông. Bởi vì khi thả cua nhiều trong khi vuông không còn cá, khi tôm lột xác thì cua sẽ ăn tôm”.
Phó chủ tịch UBND xã Đất Mới Hồng Ngọc Châu đ.ánh giá: “Ông Hoàng Mạnh sản xuất rất hiệu quả, đặc biệt là cách rải cám vào vuông tôm. Thời gian gần đây ông thu hoạch lúc nào cũng cao hơn so với những nơi khác”.
Hiệu quả của việc rải cám vào vuông tôm tuy chưa được ngành chuyên môn kiểm chứng, nhưng trên thực tế nó đã được chứng minh qua 5 năm ông Mạnh áp dụng và mang lại hiệu quả rất cao. Chính vì vậy, cách làm của ông Mạnh rất đáng được nhân rộng để người dân phát triển kinh tế bền vững./.
Theo Thành Vũ (Báo Cà Mau)
Cà Mau: Vô rừng nuôi cua, lời 130 triệu/tháng, bắt toàn con to bự
Mô hình nuôi tôm - cua sinh thái dưới tán rừng với diện tích 9 ha, đạt hiệu quả cao của ông Lê Văn Mạnh, ấp Ông Ngươn, xã Lâm Hải, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau cho lời bình quân mỗi tháng trên 130 triệu đồng.
Chẳng những thực hiện quy trình nuôi sinh thái, khép kín mà hiện nay ông còn tìm đầu ra cho sản phẩm cua nổi tiếng Năm Căn của địa phương, hứa hẹn sẽ tìm lại thu nhập cao cho người dân.
Để nâng cao giá trị con cua Năm Căn, tạo đầu ra ổn định, đồng thời góp phần phát triển kinh tế địa phương, ông Lê Văn Mạnh đã làm các thủ tục và được chính quyền địa phương chấp thuận cho thành lập Hợp Tác xã Nuôi cua dưới tán rừng Tân Hiệp Phát (HTX), với 16 thành viên, vốn điều lệ ban đầu là 500 triệu đồng.
Đến nay, trụ sở HTX nuôi cua dưới tán rừng đã hoàn thành, chuẩn bị đi vào hoạt động. Trụ sở HTX ằm trên địa phận ấp Xẻo Sao, xã Lâm Hải, huyện Năm Căn. Ông Mạnh cho biết, HTX đi vào hoạt động, mỗi tháng sẽ cung ứng ra thị trường khoảng 15 tấn cua thịt thương phẩm, bình quân mỗi ngày khoảng 500kg cua.
Ông Lê Văn Mạnh (ngoài cùng bên phải) người thành lập HTX nuôi cua dưới tán rừng Tân Hiệp Phát ở xã Lâm Hải, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau.
Hiện tại, ông Mạnh cũng đã đi khảo sát thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm cua thịt của HTX. "Chổ tiêu thụ mình cũng đã đi tìm, chủ yếu ở Lào Cai và một số doanh nghiệp ngoài Hà Nội, anh em cũng hứa sẽ hỗ trợ HTX của mình. Tôi thấy đà phát triển nuôi cua của HTX như vậy là tốt", ông Mạnh thông tin.
"Việc thành lập HTX nuôi cua dưới tán rừng Tân Hiệp Phát, nhằm tạo điều kiện nâng giá trị con cua của Năm Căn lên", Chủ tịch UBND xã Lâm Hải Nguyễn Việt Bắc khẳng định. "Hợp tác xã lựa chọn sản phẩm cua đạt chất lượng, có logo thương hiệu cua Năm Căn, tem in ấn có mã vạch, đi ra thị trường trong nước và các nước lân cận. Nếu cần khách hàng dễ truy xuất nguồn gốc, cua này từ HTX nào", ông Mạnh cho biết thêm.
"Từ khi được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) công nhận Nhãn hiệu tập thể Cua Năm Căn - Cà Mau thì giá thành con cua địa phương tương đối cao và ổn định so với trước đây. Chúng tôi cũng vận động các cơ sở tham gia kinh doanh mặt hàng cua này nên sử dụng nhãn hiệu tập thể, được nhiều chủ cơ sở đồng tình, tham gia thực hiện khả quan", Phó chủ tịch Hội Thủy sản huyện Năm Căn Huỳnh Hùng Anh nói.
Người dân phấn khởi khi cua Năm Căn có thương hiệu, uy tín trên thị trường
Đến nay, trên địa bàn huyện Năm Căn có 42 cơ sở kinh doanh mặt hàng cua có đăng ký thuế, trong đó có 6 cơ sở đã sử dụng nhãn hiệu tập thể Cua Năm Căn - Cà Mau. Hiện tại, có một số cơ sở đã làm đơn đăng ký ngành chuyên môn đang hoàn tất thủ tục cấp giấy, tạo điều kiện tốt cho các hộ kinh doanh mặt hàng chủ lực, đặc trưng của Năm Căn.
"Hướng tới chúng tôi cũng sẽ tham mưu cho UBND huyện và Sở Khoa học Công nghệ để định hướng phát triển con tem cũng như thông tin cá nhân của cơ sở, để khách hàng trên thị trường khỏi nhầm lẫn giữa cua mang nhãn hiệu tập thể và không mang nhãn hiệu tập thể", ông Huỳnh Hùng Anh cho biết thêm".
Với sự chung tay vào cuộc tích cực của ngành chức năng và người nông dân, từ quy trình nuôi cua thương phẩm đạt năng suất, chất lượng cao đến việc quản lý, sử dụng và khai thác có hiệu quả nhãn hiệu tập thể Cua Năm Căn - Cà Mau.
Hiện tại, sản phẩm cua Năm Căn-Cà Mau này ngày càng có uy tín hơn trên thị trường trong nước và có thể vươn tầm xa ở một số nước trên thế giới. Khi đó, vị thế con cua Năm Căn-Cà Mau sẽ cùng với con tôm, sớm trở lại thời hoàng kim và trở thành ngành hàng kinh tế chủ lực của huyện Năm Căn.
Nuôi cua cũng là hướng đến xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao theo quan điểm chỉ đạo của Huyện ủy Năm Căn về thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa (X) về "nông nghiệp, nông dân, nông thôn".
Theo Danviet
Mất 6 tháng trời mới "cởi dây trói" to bự quấn con cua Cà Mau Cà Mau là "thủ phủ" của con cua ngon Việt Nam. Trước nay, người tiêu dùng "hãi hùng" với hình ảnh con cua "cõng" dây trói to, nặng, thì nay sẽ càng ngạc nhiên hơn với con cua dây trói mỏng tang. Câu chuyện "cởi dây trói" buộc vào con cua Cà Mau xuất phát từ một doanh nhân trẻ đến từ TP....