Transnistria đòi ly khai, Moldova nên học Ukraine hay theo Phần Lan?
Trong bối cảnh Transnistria đang đòi sáp nhập Nga, các chuyên gia khuyên rằng, Moldova nên từ chối NATO, đồng thời giữ quan hệ tốt đẹp với cả Nga và EU.
Mỹ-NATO lôi kéo Moldova, Pridnestrovie đòi sáp nhập vào Nga
Ngày 10-5, Tổng thống nước Cộng hòa Pridnestrovie Moldavi (một nước Cộng hòa ly khai tự xưng tách ra từ thành phần của Moldova-PMR) là ông Evgeny Shevchuk tuyên bố rằng sớm hay muộn nước Cộng hòa cũng sẽ trở lại vào thành phần một quốc gia duy nhất là Nga.
Ngày 9-5 vừa qua, Pridnestrovie (còn gọi là Transnistria) cũng tổ chức lễ diễu binh kỷ niệm 71 năm Ngày chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại với sự tham gia của nhóm quân Nga. Trong buổi lễ diễu binh, ông Shevchuk đã bày tỏ nguyện vọng sáp nhập vào lãnh thổ của Nga.
“Trong những ngày chiến tranh (ý nói chiến tranh chống phát xít Đức của nhân dân Liên Xô trong Thế chiến thứ 2), tất cả chúng ta đều thống nhất, bất kể là dân tộc nào, để bảo vệ quê hương chung của mình. Điều đó gắn kết tất cả chúng ta” – nhà lãnh đạo Pridnestrovie nói.
Pridnestrovie là quốc gia độc lập tự xưng, tách ra từ Moldova vào thập niên 90 của thế kỷ trước. Về thành phần dân tộc, sinh sống ở đây phần lớn là cư dân Nga, Moldova, Ukraine nên ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Nga và mang đậm bản sắc văn hóa Nga.
24 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động gìn giữ hòa bình ở nước Cộng hòa tự xưng Transnistria. Lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế của 3 quốc gia Nga, Moldova và Transnistria đang được triển khai tại 15 đồn cố định và trạm kiểm soát, bố trí tại các địa bàn then chốt trong vùng.
Sau “Chiến tranh Transnistria/Pridnestrovie” 1992, hòa bình trong khu vực xung đột được duy trì nhờ sự hỗ trợ của 402 quân nhân Nga, 492 quân nhân Pridnestrovie, 355 quân nhân của Moldova, cũng như 10 quan sát viên quân sự Ukraine. Trong đó, vai trò quan trọng nhất thuộc về Nga.
Video đang HOT
Người dân Pridnestrovie xuống đường mang theo cờ Nga và chân dung của Tổng thống Putin
Tuy nhiên, kể từ sau cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine, với sự sáp nhập Crimea vào Liên bang Nga và việc ly khai lập quốc của 2 Nhà nước ly khai Donetsk (DPR) và Lugansk (LPR) ở Donbass, tình hình Pridnestrovie cũng có những biến động phức tạp.
Lãnh đạo và dân chúng nước cộng hòa này đã không ít lần bày tỏ nguyện vọng được sáp nhập vào Nga. Ví dụ như một thỉnh nguyện thư với khoảng 30.000 chữ ký của người dân nước này, đề nghị được sáp nhập vào Nga đã được chuyển đến Điện Kremlin tháng 5-2014.
Hiện nay, việc Moldova đang có ý định ngả sang NATO và vừa mới Mỹ sang tập trận, bất chấp nhân dân bày tỏ ý nguyện xây dựng đất nước theo đường lối trung lập, càng hun đúc quyết tâm sáp nhập vào Nga của lãnh đạo và nhân dân Pridnestrovie.
Phần Lan đã dung hòa quan hệ Nga-NATO ra sao?
Ngày 2-5 vừa qua, tờ YLE của Phần Lan cho biết, Tổng thống nước này là ông Sauli Niinist đã bày tỏ chính kiến của mình, phản đối nước này gia nhập NATO và khẳng định lập trường nhất quán là muốn giữ đất nước trong một cơ chế trung lập.
Ông cũng thẳng thừng bác bỏ ý kiến của các chuyên gia nước này là Phần Lan nên quyết định gia nhập NATO cùng với Thụy Điển. Theo ông, quá trình này là phức tạp và mỗi quốc gia cần phải chịu trách nhiệm với chính vận mệnh của đất nước mình.
Nhà lãnh đạo Phần Lan nhấn mạnh rằng, Moscow đã nhiều lần cao buộc NATO là sự nguy hiểm đối với an ninh quốc gia Nga và không muốn mối đe dọa này tiến đến sát biên giới nước mình, nên Phần Lan không nên làm gia tăng thêm nỗi lo ngại của Nga.
Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Phần Lan Sauli Niinist
Mặc dù vậy, ông Niinist cũng khẳng định rằng, nếu nhân dân Phần Lan cũng muốn gia nhập NATO thì điều này phải được thông qua bởi một cuộc trưng cầu ý dân toàn quốc.
Được biết, từ khi nên nắm quyền ở Phần Lan, Tổng thống Sauli Niinist đã nhiều lần khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Nga. Trong thời gian qua, 2 nước vẫn duy trì quan hệ hữu hảo bởi “Moscow đã và sẽ luôn luôn là láng giềng tốt của Helsinki”.
Giới chức lãnh đạo Phần Lan tuyên bố họ sẽ kiên trì với chính sách cân bằng giữa Nga và NATO, sẽ giữ nguyên trạng thái trung lập và không gia nhập khối này, bất chấp cuộc khủng hoảng ở Ukraine và lời kêu gọi từ các chính khách trong nước.
Tổng thống Phần Lan Sauli Niinist nói rõ: “Nếu chúng ta gia nhập NATO sẽ làm tổn hại quan hệ của đất nước với Moscow. Phần Lan có đường biên giới dài 1.300 km chung với Nga và đây chẳng khác nào một con đường huyết mạch sống còn”.
Theo_Báo Đất Việt
Người dân Transnistria xin tổng thống Putin bảo trợ
Theo Sputnik News (Nga), đại diện của 66 tổ chức công cộng thuộc Cộng hòa Transnistria, ly khai khỏi Moldova, trong một cuộc họp ngày 25-5 quyết định sẽ thỉnh cầu tổng thống Nga bảo vệ người dân nước mình nếu "có biến".
Văn bản chính thức sẽ được hoàn thành trước ngày 1-6 và sau đó sẽ được gửi cho Tổng thống Transnistria ông Yevgeny Shevchuk để ông trao cho Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Một góc thủ đô Tiraspol của Transnistria
Người đứng đầu tổ chức Liên minh phụ nữ Quốc gia, Tatyana Dolishnyaya cho biết họ mong muốn trong trường hợp khẩn cấp, khi an ninh quốc gia bị đe dọa, ông Putin sẽ đứng ra bảo đảm hòa bình trên đất Transnistria bằng mọi cách.
Những người tham dự cuộc họp đều tỏ ra căng thẳng trước diễn biến chính trị trong nước, đặc biệt khi Kiev ngăn cản quân Nga di chuyển qua lãnh thổ Ukraine đến Moldova. Lần đầu tiên trong vòng 25 năm, Transnistria lại nằm trong thế gọng kìm với một bên là Ukraine và một bên là Moldova. Năm 1990, nước Cộng hòa ly khai Transnistria, với chủ yếu là người Nga và Ukraine, tuyên bố độc lập khỏi Moldova. Khu vực này hiện đang tìm kiếm sự công nhận quốc tế.
Thục Trang
Theo_PLO
7 năm Cuộc chiến 5 ngày: Saakashvili được Mỹ "biệt phái" Odessa 7 năm sau "Cuộc chiến 5 ngày", cựu Tổng thống Gruzia Mikhail Saakashvili lại có cơ hội đối đầu với Nga trên "đất khách", với cương vị Thống đốc Odessa Ukraine. Vì sao Ukraine bổ nhiệm Saakashvili làm Thống đốc Odessa? Thành phố cảng Odessa thuộc vùng Odessa (Odessa Oblast), được Nữ hoàng Nga Yekaterina II thành lập vào năm 1794. Đây là...