‘Tranh thủ’ trồng nấm rơm mùa hạn, nông dân Cà Mau thu cả trăm triệu đồng mỗi vụ
Nông dân huyện Trần Văn Thời ( Cà Mau) thường canh tác luân canh hoặc xen canh vụ nấm rơm thay thế những mùa lúa hay rau màu, vừa không mất nhiều chi phí đầu tư, ít rủi ro, năng suất cao, có thể mang lại lợi nhuận gấp 4-5 lần.
Ở huyện Trần Văn Thời thời điểm này đang vào mùa thu hoạch nấm rơm rộ nhất trong năm. Sau khi thu hoạch vụ lúa đông xuân, nông dân đã biết tận dụng nguồn rơm rạ để trồng trọt, chăn nuôi.
Phần lớn rơm được dùng để trồng nấm, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Từ sự cần cù, chịu khó, nghề trồng nấm đã tồn tại và phát triển khá bền vững, trở thành một trong những mô hình trọng điểm, thích ứng với điều kiện tự nhiên.
Ngoài canh tác lúa và rau màu, nông dân thường canh tác luân canh hoặc xen canh vụ nấm rơm thay thế những mùa vụ trồng lúa hay rau màu không được thuận lợi. Trồng nấm rơm không đòi hỏi nhiều chi phí đầu tư, ít rủi ro, năng suất cao, tỷ lệ thu hồi vốn tương đối nhanh và có thể mang lại lợi nhuận gấp 4-5 lần so với số vốn bỏ ra.
ây là năm thứ 6 chị Hồ Ngọc Bích (ấp Cơi 6A, xã Khánh Bình Tây) trồng nấm rơm. ây được xem như nguồn kinh tế chính của gia đình. Mỗi năm chị trồng từ 2-3 vụ nấm. Mỗi vụ chị mua khoảng 2.000 cuộn rơm, trồng trên diện tích 2.000 m 2 .
Trung bình 1 bọc meo giá 6.000 đồng có thể cho thu hoạch 1,5 kg nấm rơm, giá bán từ 50.000-60.000 đồng/kg. Như vậy, theo tính toán của chị Bích, với 2.000 bọc meo, mỗi vụ trồng nấm rơm mang về lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng.
Sau 10 ngày, nấm ra búp là có thể thu hoạch.
Chị Bích chia sẻ: “Trước đây, rơm phải mua từ vùng khác về, không đủ để trồng nấm. Bây giờ có máy cuộn rơm trong xóm nên cuộn rơm trên ruộng mình thì có giá 13.000 đồng/cuộn, dễ bảo quản và sử dụng trồng nấm quanh năm”.
Vợ chồng ông Sáu Lượm (Trần Văn Lượm, ấp Cơi 6A, xã Khánh Bình Tây) quê gốc ở Ba Tri, tỉnh Bến Tre, về vùng đất này lập nghiệp hơn 30 năm nay. Thấy nghề trồng nấm rơm ở đây hiệu quả, ông là người tiên phong sắm chiếc máy cuộn rơm về để đáp ứng nhu cầu của bà con và cũng để phục vụ nghề trồng nấm hơn 10 năm của gia đình.
Nhờ uy tín và làm ăn hiệu quả, ông trở thành đại lý cung cấp rơm và meo nấm cho bà con nơi đây. Loại meo được cấy ủ bằng rơm nên phát triển ra nấm rất đều, to và đẹp, thịt nấm thơm, ngon ngọt, rất được ưa chuộng.
Video đang HOT
Ông Lượm cho biết: “Anh em ruột tôi ở Ba Tri, vốn là vùng trồng nấm rơm lâu đời từ xưa đến nay, nên meo giống tôi lấy về đây, vừa trồng nấm, vừa bán lại cho bà con cùng làm. Việc chọn meo nấm quyết định 50% thành công của vụ nấm. Meo nấm tốt, khoẻ, không nhiễm bệnh, phát triển mạnh sẽ cho năng suất cao, mang về lợi nhuận lớn cho bà con trồng nấm.
Ngược lại, meo nấm không đạt chuẩn sẽ làm năng suất giảm, chất lượng nấm không đạt. Bên cạnh đó, trồng nấm cần chọn vị trí cao ráo, sạch sẽ để bắt giồng. Trung bình bề ngang từ 8 tấc đến 1 m, chiều cao từ 2-3 tấc, mỗi giồng cách nhau từ 5-7 tấc để dễ chăm sóc, tưới nước, thu hoạch… Sau khi bắt giồng, vô meo thì dùng rơm khô sạch đậy lên phía trên để meo phát triển thành nấm”.
ối với vợ chồng anh Võ Văn Huỳnh (ấp Cơi 5A, xã Khánh Bình Tây), đây là vụ nấm rơm đầu tiên anh làm thử, nhưng không ngờ lại quá trúng. Với 5 công đất ruộng, anh chị làm rẫy quanh năm. Thời điểm này vào mùa hạn nên anh chị tận dụng thời gian và đất trống quanh nhà, lên giồng trồng nấm rơm với diện tích khoảng 1.000 m 2 , anh mua 420 cuộn rơm và 720 bọc meo để trồng nấm.
Trên 1.000 m 2 trồng nấm, mỗi ngày, gia đình anh Huỳnh thu hoạch từ 30-40 kg nấm.
Theo anh Huỳnh, bí quyết để có được thành quả như vậy, ngoài việc chọn giống meo tốt, thì việc ủ rơm rất quan trọng. Rơm khô cần được nhúng vào dung dịch nước vôi với tỷ lệ 3 kg vôi/100 lít nước.
Ngâm cho rơm đủ ngập từ 20-30 phút, sau đó vớt ra, để rơm ráo nước mới chất thành đống để ủ. Mục đích xử lý vôi giai đoạn này là nhằm diệt nấm dại, tẩy rửa chất phèn, mặn trong rơm rạ. Sau khi ủ 12 ngày, đem ra lên giồng và cấy meo.
Trong quá trình đó cần theo dõi nhiệt độ và độ ẩm. Sau 10 ngày là bắt đầu có nấm để thu hoạch, kéo dài khoảng 20 ngày thì rơm hoai mục, đem làm phân bón hữu cơ cho cây và rau màu rất tốt hoặc vô bao bán 50.000 đồng/bao và tiếp tục lên giồng nấm mới.
Anh Huỳnh còn tận dụng giàn ống tưới phun tự động của vụ rẫy để lắp đặt tưới cho vụ nấm, vừa đỡ tốn công sức, vừa tiết kiệm nước, nước tưới đều, hiệu quả. Qua học hỏi kỹ thuật từ những người trồng nấm trước, và qua mạng Internet, anh Huỳnh đầu tư 5,4 triệu đồng tiền rơm cuộn và 4,3 triệu đồng tiền meo giống, sau khi thu hoạch, đến nay, anh đã thu về hơn 50 triệu đồng.
Anh Huỳnh tận dụng hệ thống ống tưới tự động để tưới cho diện tích trồng nấm.
Anh Huỳnh chia sẻ thêm: “Từ khi thu hoạch đến nay được hơn 500 kg nấm, thương lái đến tận nhà thu mua với giá 55.000 đồng/kg, đến cuối vụ nấm, tôi có thể thu hoạch hơn 1 tấn nấm rơm thương phẩm. Vụ sau tôi tiếp tục học hỏi thêm cách trồng nấm mùa mưa để đạt năng suất và có thêm thu nhập cho gia đình”.
Những năm gần đây, mô hình trồng nấm rơm phát triển, nhân rộng ở xã Khánh Bình Tây, tập trung nhiều ở các ấp Cơi 5A, Cơi 6A, với hàng trăm hộ. ể đạt hiệu quả canh tác cũng như nâng cao chất lượng nấm rơm thương phẩm, bà con cần nắm vững và tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật. ồng thời, phải biết cải tạo đất, bắt giồng, ủ rơm, chọn giống meo tốt, không bị nhiễm khuẩn… để vụ nấm đạt năng suất cao.
Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Cơi 6A, oàn Văn Trung cho biết: “ây là vụ nấm chính trong năm. Nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi, ít gió, ít mưa, nấm phát triển tốt, ít bị hao hụt như vụ nấm mùa mưa, nên bà con tận dụng rơm sau khi thu hoạch vụ lúa đông xuân và thời gian nhàn rỗi để sản xuất vụ nấm rơm.
Trồng nấm rơm mặc dù vất vả, thức khuya để thu hoạch nấm nhưng có ưu điểm là thời gian thu hoạch ngắn, ít vốn đầu tư, tận dụng diện tích xung quanh nhà, lại không cần nhiều phân thuốc mà nấm vẫn phát triển tốt, nấm sạch nên được thị trường ưa chuộng, đầu ra ổn định và người dân có thể yên tâm về độ an toàn”.
Phải tỉnh táo chống dịch COVID-19 kể cả ngày nghỉ lễ
Tình hình dịch ở các nước láng giềng đang rất phức tạp, vì thế sức ép lên khu vực biên giới Tây Nam và Tây Nam bộ những ngày này rất lớn.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Bộ Y tế liên tục có những cảnh báo về nguy cơ xuất hiện đợt dịch thứ tư ở Việt Nam. Đây là nguy cơ hiện hữu, thêm vào đó một bộ phận người dân lơ là, mất cảnh giác với việc lây nhiễm COVID-19. Đặc biệt, Việt Nam sắp trải qua kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5.
Tây Nam bộ sẵn sàng khi dịch vào
Trong 24 giờ qua, tại Ấn Độ đã phát hiện thêm 340.000 ca nhiễm mới, bức tranh và bối cảnh nhiễm COVID-19 tại Ấn Độ hết sức đáng quan ngại. Tại Campuchia, trong 24 giờ qua phát hiện trên 600 trường hợp nhiễm COVID-19. Ngay tại Lào, cũng trong 24 giờ, số ca nhiễm phát hiện được vượt qua số cao nhất từ trước đến nay của Việt Nam. Nhìn vào bức tranh về tình hình lây nhiễm hiện nay có thể thấy trên thế giới, tất cả đợt dịch xảy ra lần sau thường lớn hơn, mạnh hơn và tàn khốc hơn lần trước.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định đối với Việt Nam, Bộ Y tế xác định phải hết sức cảnh giác, tập trung triển khai tất cả biện pháp phòng chống dịch, tích cực chủ động để làm sao kiểm soát tốt tình hình dịch, nhất là khu vực biên giới Tây Nam.
Để không bị động nếu có dịch vào Việt Nam, những ngày qua Bộ Y tế đã thành lập năm đoàn công tác do bộ trưởng và bốn thứ trưởng đến tất cả tỉnh/thành trong khu vực để rà soát tất cả vấn đề liên quan tới việc ứng phó với dịch COVID-19 tại từng địa phương, trọng điểm như Kiên Giang, An Giang, Cà Mau, Đồng Tháp...
Đánh giá Tây Nam bộ là khu vực trọng điểm vì tình hình lây nhiễm COVID-19 ở Campuchia, khả năng xâm nhập ca bệnh vào Việt Nam, Bộ Y tế chỉ đạo BV Chợ Rẫy lập đội phản ứng nhanh xuống khu vực này hỗ trợ, đồng thời thành lập bệnh viện dã chiến ở Hà Tiên, Kiên Giang để có thể chủ động và tích cực ứng phó với dịch bệnh khi có kịch bản xấu xảy ra.
Đi kiểm tra, đôn đốc chống dịch tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, GS-TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, lưu ý để giữ vững thành quả chống dịch trong thời gian tới, nhất là trước nguy cơ dịch bệnh xâm nhập luôn thường trực, các tỉnh này cần nâng cao tinh thần cảnh giác, không được lơ là, chủ quan; tăng cường chặt chẽ hơn trong công tác giám sát nhập cảnh, cách ly, không lơ là, chủ quan trong công tác cách ly tại các khu cách ly tập trung, hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo trong khu cách ly; tăng cường công tác truyền thông và gia tăng hiệu quả giám sát.
Bộ đội biên phòng tăng cường kiểm soát khu vực biên giới, cửa khẩu. Ảnh: XUÂN TƯ/TTXVN
Ba kịch bản chống dịch
Trước nguy cơ dịch xâm nhập luôn hiện hữu, Bộ Y tế đã xây dựng tình huống đối phó với cả ba kịch bản, gồm: Nếu khu vực này xuất hiện ca nhiễm cộng đồng; có ca lây nhiễm trong cộng đồng mà chúng ta không biết; xuất hiện lây nhiễm mạnh trong cộng đồng. Tất cả kịch bản này đều được rà soát, đánh giá lại và khuyến cáo các địa phương điều chỉnh trong quá trình kiểm tra.
"Dù với kịch bản nào thì chúng tôi cũng rất quyết liệt chỉ đạo khu vực này để làm sao khống chế, kiểm soát khi xảy ra dịch, không luống cuống, bối rối hay chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch" - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
Một trong những bài học thành công trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 ở nước ta là sự tham gia chủ động, tích cực của người dân. Nhưng trước việc một tháng qua, Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc COVID-19 tại cộng đồng nên thời gian qua người dân đã có yếu tố lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, trong đó nhiều người ra đường không đeo khẩu trang, không thực hiện biện pháp 5K của Bộ Y tế. Để đảm bảo an toàn chống dịch, Bộ Y tế đề nghị người dân cần thực hiện triệt để khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, trong đó hai yếu tố quan trọng có thể quyết định làm giảm nguy cơ lây nhiễm COVID-19 là đeo khẩu trang và sát khuẩn tay.
Người dân và tất cả ai thuộc nhóm đối tượng được tiêm chủng hãy thực hiện tiêm chủng đầy đủ để chúng ta có thể kiểm soát tốt tình hình.
Đồng thời, người dân cũng như các cấp, các ngành và các địa phương không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Đây là thông điệp mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã nhắc nhiều lần. Theo đó, đối với từng cơ quan, từng đơn vị, nhà máy phải triển khai rất tốt các biện pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Có như thế mới có thể phòng chống dịch tốt.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đã có công điện gửi tất cả tỉnh, TP đề nghị tăng cường tất cả biện pháp phòng chống dịch COVID-19 để làm sao chúng ta kiểm soát tốt tình hình.
"Chúng tôi khuyến cáo tất cả tỉnh, TP, nhất là các địa phương có đường biên giới phải kiểm soát tốt tình hình nhập cảnh, đặc biệt là nhập cảnh trái phép" - ông Long nhắc lại.
Tại các tỉnh khu vực Tây Nam, người dân nếu phát hiện người nhập cảnh trái phép cần lập tức báo với chính quyền địa phương, tránh nguy cơ dịch lây lan ra cộng đồng.
Vùng ngọt Cà Mau gượng dậy sau thiên tai Bằng nhiều cách thức khác nhau và sự hỗ trợ tích cực từ Trung ương, vùng bị tổn thương do hạn hán, thiên tai trong năm 2020 ở Cà Mau đang dần hồi phục. Một đoạn sạt lở dọc chân đê biển tây, qua huyện Trần Văn Thời trước đây và hiện đã được khắc phục xong. Mùa khô này, các kênh, rạch...