Tranh thủ nhà đầu tư trong nước xả hàng, khối ngoại mua vào mạnh trong phiên lao dốc 21/3
Trong khi nhà đầu tư trong nước ồ ạt bán ra, đẩy cả 2 chỉ số chính lao dốc trong phiên hôm nay (21/3), thì nhà đầu tư nước ngoài lại tranh thủ gom vào với giá trị mua ròng hơn gấp đôi phiên trước.
Ảnh Shutterstock
Trên sàn HOSE, khối ngoại mua vào với khối lượng 14,93 triệu đơn vị, giá trị mua vào tương ứng 3.194,26 tỷ đồng, giảm 83% về lượng và giảm 79,8% về giá trị so với phiên trước.
Ngược lại, khối này cũng chỉ bán ra 11,17 triệu đơn vị, tổng giá trị 504,9 tỷ đồng, giảm 86,7% về lượng và 83,8% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, trong phiên hôm nay, khối ngoại tiếp tục mua ròng 3,76 triệu đơn vị, giá trị 141,46 tỷ đồng, giảm 11,5% về khối lượng, nhưng lại tăng 104% về giá trị so với phiên hôm qua.
Phiên hôm nay, khối ngoại tiếp tục mua ròng nhiều mã lớn như VCB, VIC, GAS, CTG, ngoài ra còn có thêm chứng chỉ quỹ E1VFVN30.
Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 706.860 cổ phiếu VCB, tương đương giá trị 47,35 tỷ đồng, lớn nhất trong các mã mua ròng hôm nay. Phiên trước, VCB cũng là mã được khối ngoại mua ròng nhiều nahats với 64,08 tỷ đồng (957.730 đơn vị).
Tiếp theo là VIC với khối lượng mua ròng 387.990 đơn vị, giá trị 46,5 tỷ đồng. Trong khi đó, E1VFVN30 là mã được khối ngoại mua ròng mạnh nhất về khối lượng với 2,8 triệu đơn vị, giá trị 42,86 tỷ đồng.
CTG sau khi được mua ròng 58,37 tỷ đồng (2,55 triệu đơn vị) trong phiên hôm qua, tiếp tục được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 33,35 tỷ đồng (1,47 triệu đơn vị) trong phiên hôm nay. GAS cũng là mã được mua ròng mạnh với khối lượng mua ròng 331.500 đơn vị, giá trị 33,8 tỷ đồng.
Các mã được mua ròng mạnh khác có thể kể đến HPG, CTD, PLX, STB với giá trị mua ròng trên 10 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, YEG là mã bị bán ròng mạnh nhất khi khối ngoại bán ròng gần 600.000 đơn vị, giá trị 55,34 tỷ đồng. Tiếp đến là VRE với khối lượng 879.580 đơn vị, giá trị 31,45 tỷ đồng. NBB, VJC, POW và KBC cũng là những mã bị bán ròng mạnh hôm nay với giá trị từ trên 10 tỷ đồng đến gần 20 tỷ đồng. Trong đó, NBB là mã bị bán ròng mạnh nhất về khối lượng với hơn 1 triệu đơn vị, giá trị hơn 19,2 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trên sàn HNX, khối ngoại mua vào 1,38 triệu đơn vị, gấp 7,6 lần so với phiên hôm qua, giá trị 11,68 tỷ đồng, gấp 5,9 lần so với phiên hôm qua.
Ngược lại, khối này bán ra 507.922 đơn vị, tăng nhẹ 3% so với phiên hôm qua. Tổng giá trị bán ra 9,99 tỷ đồng, tăng nhẹ 7,6% so với phiên hôm qua.
Như vậy, khối ngoại mua ròng 875.541 đơn vị, giá trị 1,67 tỷ đồng, trong khi phiên trước bán ròng 308.610 đơn vị, tổng giá trị tương ứng 7,3 tỷ đồng.
Hôm nay, SHB là mã được khối ngoại mua ròng mạnh nhất với hơn 1 triệu đơn vị, giá trị 8,4 tỷ đồng, nhưng không đủ sức giúp mã này thoát khỏi sắc đỏ, thậm chí còn đóng cửa ở mức thấp nhất ngày 7.700 đồng. Các mã khác chỉ được mua ròng thấp.
Ở chiều ngược lại, mã bị bán ròng mạnh nhất là VGC nhưng khối lượng bán ròng cũng chỉ 267.739 đơn vị, giá trị gần 5,75 tỷ đồng. Tiếp đến là DBC với giá trị bán ròng hơn 1,6 tỷ đồng với 64.500 đơn vị.
Trên UPCoM, khối ngoại mua vào 802.420 đơn vị với tổng giá trị 39,26 đồng, tăng 71,84% về lượng và 35% về giá trị so với phiên trước.
Ngược lại, khối này bán ra tới 995.790 cổ phiếu với tổng giá trị tương ứng 40,39 tỷ đồng, tăng 68,5% về lượng và 35,9% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, phiên hôm nay, khối ngoại tiếp tục bán ròng 193.370 đơn vị, giá trị 1,13 tỷ đồng trên UPCoM, tăng 56% về khối lượng và 71% về giá trị so với phiên hôm qua.
Trong đó, nhà đầu tư ngoại mua ròng mạnh nhất là HVN với 281.700 đơn vị, giá trị 11,83 tỷ đồng. QNS ở vị trí tiếp theo với 200.000 đơn vị, giá trị 8,59 tỷ đồng.
Trái lại, sau khi mua ròng 1,3 tỷ đồng trong phiên hôm qua, VEA đã bị khối ngoại bán ròng tới 16,9 tỷ đồng trong phiên hôm nay, tương ứng khối lượng 325.300 đơn vị.
Đứng ở vị trí thứ 2 là BSR với 390.900 đơn vị, giá trị 5,27 tỷ đồng.
Tính chung trên cả 3 sàn trong phiên 21/3, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng gần 4,45 triệu đơn vị, tăng 16,5% so với phiên hôm qua. Tổng giá trị mua ròng 142 tỷ đồng, tâng 131,5% so với phiên hôm qua.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Tuần 18-22/3: VN-Index hướng tới vùng 1.025 điểm, điều chỉnh là cơ hội mua vào?
Về mặt kỹ thuật, chỉ số VN-Index sau khi vượt qua kênh giảm giá kéo dài từ tháng 6/2018 đến tháng 3/2019 đã mở ra xu hướng tăng điểm mới. Bên cạnh đó, việc thị trường đứng vững trong tuần cơ cấu danh mục ETFs cũng cho thấy dòng tiền tham gia lúc này khá mạnh.
Tuần giao dịch 11-15/3 diễn ra với điểm nhấn là hoạt động cơ cấu danh mục của 2 quỹ VNM ETF và FTSE Vietnam ETF và điều này khiến tâm lý giới đầu tư có phần thận trọng trong những phiên đầu tuần.
Tuy vậy, điều bất ngờ đã xảy ra khi thị trường vẫn hoạt động khá tích cực và thậm chí VN-Index tăng 1,92% lên 1.004,12 điểm với nhiều nhóm ngành bứt phá mạnh như ngân hàng, dầu khí, chứng khoán, dệt may...
Giá trị khớp lệnh bình quân HoSE tuần qua đạt 3.611 tỷ đồng/phiên, giảm nhẹ 9% so với tuần trước đó nhưng đây là con số chấp nhận được trong tuần cơ cấu danh mục ETF.
Khối ngoại sau nhiều tuần mua ròng mạnh đã quay đầu bán ròng 127 tỷ đồng trong tuần qua và chủ yếu đến từ hoạt động cơ cấu ETF. Điểm tích cực là chứng chỉ quỹ E1VFVN30 vẫn được khối ngoại mua ròng khá tốt với giá trị xấp xỉ 170 tỷ đồng.
Trong tuần qua, hoạt động phát hành chứng chỉ quỹ ETF có dấu hiệu chậm lại. Quỹ VNM ETF chỉ phát hành lượng chứng chỉ quỹ trị giá 0,88 triệu USD; VFMVN30 ETF phát hành lượng chứng chỉ quỹ trị giá 228 tỷ đồng. Trong khi FTSE Vietnam ETF và iShare Frontier 100 ETF không phát hành chứng chỉ quỹ.
Diễn biến giá dầu cũng khá tích cực khi tiếp tục tăng 4,3% lên 58,36 USD/thùng (WTI) và điều này đã hỗ trợ khá tốt cho các cổ phiếu GAS, PVS, PVD, PVB...
VN-Index hướng tới vùng 1.025 điểm, điều chỉnh là cơ hội mua vào?
Trong tuần giao dịch tiếp theo (18-22/3), thông tin đáng chú ý nhất có lẽ là kế hoạch kinh doanh năm 2019 và kết quả ước tính quý 1 của các doanh nghiệp. Đây có thể là yếu tố hỗ trợ cho thị trường trong giai đoạn này.
Về mặt kỹ thuật, chỉ số VN-Index sau khi vượt qua kênh giảm giá kéo dài từ tháng 6/2018 đến tháng 3/2019 đã mở ra xu hướng tăng điểm mới. Bên cạnh đó, việc thị trường đứng vững trong tuần cơ cấu danh mục ETFs cũng cho thấy dòng tiền tham gia lúc này khá mạnh.
Mặc dù khối ngoại đã bán ròng trong tuần qua, tuy nhiên hoạt động này có thể sớm kết thúc khi các quỹ ETF đã hoàn tất cơ cấu danh mục. Yếu tố nhà đầu tư cần quan sát lúc này là dòng vốn ngoại và hoạt động phát hành chứng chỉ quỹ ETFs. Nếu khối ngoại vẫn mua ròng và ETFs tiếp tục phát hành chứng chỉ quỹ thì sẽ là kịch bản tích cực với thị trường.
Đánh giá về xu hướng thị trường lúc này, CTCK cho biết VN-Index và HNX-Index có sự bứt phá tốt trong tuần qua để vượt qua kháng cự quan trọng tương ứng với trendline nối đỉnh tháng 6 và tháng 10/2018 lần lượt tại 1.000 điểm và 110 điểm. Thanh khoản thị trường duy trì trên mức trung bình 20 tuần cho thấy dòng tiền vẫn vào thị trường tốt. Khối ngoại tiếp tục mua ròng hơn 11 triệu chứng chỉ quỹ E1VFVN30 trong tuần qua đã hỗ trợ tích cực cho tâm lý thị trường chung. Trên thị trường phái sinh, hợp đồng tương lai VN30 4 kỳ hạn đã tăng mạnh để thu hẹp khoảng cách với VN30 chỉ còn từ 0 đến 3 điểm.
Diễn biến này cho thấy nhà đầu tư đã có phần yên tâm hơn về xu hướng tăng của thị trường so với thời gian trước đó. Hiện tại, khả năng thị trường điều chỉnh mạnh là khá thấp do vùng hỗ trợ 1.000-1.005 điểm (trendline nối đỉnh tháng 6 và tháng 10/2018) là khá mạnh sẽ kích hoạt lực cầu trong các phiên điều chỉnh. Khả năng tăng điểm của thị trường trong tuần tới là sáng sủa hơn.
SHS dự báo, trong tuần giao dịch tiếp theo (18/3-22/3), VN-Index có thể tiếp tục duy trì đà tăng điểm với mục tiêu tiếp theo quanh ngưỡng 1.025 điểm (đỉnh tháng 10/2018) sau khi đã vượt thành công vùng 1.000-1.005 điểm (trendline nối đỉnh tháng 6 và tháng 10/2018). SHS khuyến nghị nhà đầu tư đang có cổ phiếu tiếp tục nắm giữ để tận dụng đà tăng của thị trường và có thể cân nhắc giải ngân thêm trong các nhịp điều chỉnh của chỉ số.
Chung quan điểm tích cực, CTCK VNDIRECT đánh giá dòng tiền vẫn vận động rất tích cực dưới sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng và vẫn luôn có nhiều cổ phiếu tăng giá tốt trong các phiên kể cả khi chỉ số tăng hay giảm. VNDIRECT cho rằng các phiên điều chỉnh như hiện tại là cơ hội tốt để chọn lọc cổ phiếu bởi triển vọng thị trường trong ngắn hạn vẫn là đi lên. Tuy nhiên, nhà đầu tư nên tránh giải ngân vào nhóm các cổ phiếu đã có dấu hiệu đã tạo đỉnh và bắt đầu suy yếu bởi rủi ro đang lớn hơn kỳ vọng lợi nhuận, trong khi những cổ phiếu còn duy trì trạng thái tích cực sẽ đem lại mức lợi nhuận tốt hơn khi thị trường tiếp tục tăng.
Cũng có cái nhìn tích cực, CTCK Bảo Việt (BVSC) cho rằng sau kỳ tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETFs, khối ngoại được kỳ vọng sẽ trở lại mua ròng trong tuần tới. Bên cạnh đó, việc E1VFVN30 vẫn được khối ngoại duy trì hoạt động mua ròng sẽ tiếp tục là yếu tố hỗ trợ cho diễn biến của thị trường.
BVSC đánh giá nhóm cổ phiếu ngân hàng nhiều khả năng sẽ tiếp tục có diễn biến tích cực để hỗ trợ và giữ nhịp cho đà đi lên của thị trường. Ngoài ra, một số cổ phiếu Bluechips chịu áp lực bán giảm tỷ trọng trong danh mục các quỹ ETFs có thể sẽ hồi phục tăng điểm trở lại trong những phiên đầu tuần. Ngoài nhóm ngân hàng, dòng tiền dự kiến sẽ dịch chuyển sự quan tâm nhiều hơn đến nhóm cổ phiếu dầu khí và bất động sản trong tuần tới.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Phiên 6/3: Khối ngoại tiếp tục gom vào hơn 3 triệu chứng chỉ quỹ E1VFVN30 Khối ngoại tiếp tục bỏ ra hơn 51 tỷ đồng để mua gần 3,4 triệu chứng chỉ quỹ E1VFVN30. Qua đó, khối ngoại có thêm phiên bơm ròng hơn 73 tỷ đồng vào HOSE. Trên HOSE, giảm nhẹ giao dịch, khối ngoại thực hiện mua vào 706 tỷ đồng, chiếm 13,8% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường và bán ra 632...