Tranh thủ nghỉ học, người dân chung tay làm nhà cho giáo viên
Kỳ nghỉ học phòng bệnh COVID-19 là lúc bà con người Mông ở xã biên giới Nhôn Mai ( huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) chung tay dựng lại nhà cho giáo viên yên tâm bám trường bám lớp.
Người dân bản Huồi Cọ dựng nhà ở cho giáo viên – Ảnh: ĐÀO THỌ
Điểm trường Mầm non bản Huồi Cọ ( xã Nhôn Mai) đặt bên lưng chừng đồi. Huồi Cọ mùa này thật đẹp. Hoa đào còn nở bung trên những mái nhà và thẫm đẫm sương đêm. Mới sáng sớm đã thấy từng tốp đàn ông, phụ nữ kéo đến ngồi đợi ở sân trường.
Cô Lương Thị Thùy (quê ở Anh Sơn, cách nơi dạy hơn 200 km) cho biết: “Mấy hôm nay được nghỉ học. Bà con bảo nhau đến dựng cho các cô mái nhà để ở và dạy học. Mấy năm nay không có nơi ở hoặc có thì cũng bị dột nát nên khó khăn lắm”.
Điểm trường Mầm non Huồi Cọ năm nay có 1 lớp với 36 học sinh. Học sinh đã có phòng học kiên cố. Trong khi đó phòng ký túc của hai cô chỉ là một căn nhà tạm bợ dùng để vừa soạn bài, vừa nấu ăn, nghỉ ngơi.
Video đang HOT
Ngôi nhà được dựng lên là nơi ở cho hai cô giáo cắm bản – Ảnh: ĐÀO THỌ
Bí thư chi bộ bản Huồi Cọ là ông Và Ca Sua huy động anh em trong bản góp công, góp sức giúp các các cô sửa sang lại nơi ở. “Thương các cô lắm. Nhiều năm cũng muốn dựng căn nhà cho đàng hoàng nhưng dân bản ta nghèo, vật liệu vận chuyển lại xa xôi nên đành chịu. Mấy đợt vừa rồi nhà sửa lại nhưng vẫn không đảm bảo an toàn. Đợt này dân bản quyết tâm làm cho các cô cái nhà mới. Thôi thì cả bản có 52 hộ, mỗi hộ góp một ít của cải và công sức để giúp các cô vậy” – ông nói.
Lọm khọm chống chiếc gậy tre ra đứng động viên con cháu mình dựng nhà, cụ Gà Rê năm nay đã ngoài 80 chia sẻ:
Giúp các cô cũng là giúp con cháu mình cả thôi. Các cô có nơi ở thì mới yên tâm dạy học cho học trò trong bản được
Vật liệu chủ yếu được huy động từ các hộ gia đình – Ảnh: ĐÀO THỌ
Những người mẹ địu con đến giúp dựng nhà cho cô giáo – Ảnh: ĐÀO THỌ
Theo Tuổi trẻ
Học sinh nghỉ phòng dịch nhưng không thể bỏ quên kiến thức
Trong thời gian học sinh tạm nghỉ học, các trường tiểu học duy trì liên lạc giữa nhà trường và gia đình, giữa giáo viên và học sinh để ôn tâp, củng cố kiến thức và hướng dẫn học sinh tự học qua các hình thức ứng dụng CNTT phù hợp với địa phương, nhà trường.
Giáo viên Trường TH Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1 tham gia tập huấn về ứng dụng công nghệ trong dạy học. Ảnh: M.H
Đó là một trong những nội dung của văn bản Sở GD&ĐT TP.HCM vừa gửi cho các trưởng phòng GD-ĐT trên địa bàn.
Liên quan đến công tác p hòng, chống dịch bệnh CoVid-19, Sở yêu cầu các trường tiểu học phải thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT về công tác phòng, chống dịch bệnh một cách chủ động.
Kinh phí phòng, chống dịch bệnh trong nhà trường được sử dụng từ ngân sách, tuyệt đối không được từ các nguồn không đúng quy định, không sử dụng quỹ của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Đơn vị nào có khó khăn đề nghị có văn bản báo cáo ngay cho UBND quận, huyện và Sở GD-ĐT để được hướng dẫn.
Sở cũng yêu cầu tất các các trường tiểu học tập huấn cho toàn bộ các đối tượng trong nhà trường về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo đúng hướng dẫn của ngành Y tế.
Trong thời gian học sinh tạm nghỉ học, các trường tiểu học duy trì liên lạc giữa nhà trường và gia đình, giữa giáo viên và học sinh để ôn tâp, củng cố kiến thức và hướng dẫn học sinh tự học qua các hình thức ứng dụng CNTT phù hợp với địa phương, nhà trường.
Văn bản cũng ghi rõ, thời gian thực học của tuần học thứ 21 năm học 2019-2020 (đáng lẽ bắt đầu từ ngày 3/2) sẽ được lùi sang ngày học sinh trở lại trường.
Hồng Đăng
Theo giaoducthoidai
Không thể chấp nhận giáo viên tổ chức dạy thêm trong dịch Covid-19 Tập thể, cá nhân nào tổ chức dạy thêm học thêm trong thời gian này phải chịu kỷ luật nghiêm khắc, cụ thể là từ đình chỉ công tác đến buộc thôi việc. Trả lời phóng viên Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Ngãi về vấn đề dạy thêm trong thời gian học sinh nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19, ông...