Tranh thủ hương cốm mùa thu làm ngay món chè cốm dẻo thơm, xanh ngon để cả nhà cùng thưởng thức !
Hướng dẫn cách làm món chè cốm dẻo thơm, xanh ngon để cả nhà cùng thưởng thức:
Một trong những đặc sản làm nên “thương hiệu” của mùa thu đặc biệt phải kể đến hương cốm tươi dẻo thơm các nàng nhỉ. Cốm tươi không chỉ là một thức quà vặt dễ ăn, ngon miệng mà còn có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, mỗi món đều có hương vị đặc sắc rất riêng. Và một món ăn ngon từ cốm mà mình muốn chia sẻ tới các nàng ngày hum nay đó là món chè cốm dẻo thơm, xanh ngon càng ăn lại càng dễ gây nghiện.
Chè cốm chứa đựng hương vị thơm ngon của lúa non hòa quyện với tiết trời thu dịu nhẹ làm nên một hương vị đặc sắc rất riêng. Tranh thủ mùa cốm tươi ngon dẻo thơm, các nàng hãy tham khảo ngay cách làm món chè cốm dẻo thơm mà iunauan chia sẻ ngay sau đây nhá, cực đơn giản thôi ạ
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Cốm khô: 200 gramĐường: 250 gramBột sắn: 2 thìa cà phê300 ml nước cốt dừa3 lá dứa tươi50 gram đỗ xanh
Phần thực hiện:
Bước 1: Đầu tiên, cốm khô mua về các nàng cho vào 1 cái rá, sau đó xả nước vào trong rá, xóc xóc để cốm được ướt. Tiếp đến, các nàng cho chỗ cốm trên vào bên trong tô rùi ngâm vào trong nước lạnh khoảng 3-5 phút để cốm được mềm nhé. Nhưng chúng mình lưu ý một chút là cũng không nên ngâm cốm quá lâu đâu nhé, cốm sẽ bị nát mất đi vị ngon đó nhé
Video đang HOT
Bước 2: Tiếp đó, chúng mình cùng đi chuẩn bị các nguyên liệu khác nhé: đậu xanh các nàng đem vo sạch và đãi vỏ sau đó ngâm đỗ khoảng 2 tiếng trước khi chế biến để hạt đỗ no nước, khi nấu chè sẽ ngon mềm hơn và không bị sượng. Cho 2 thìa bột sắn dây vào trong 1/2 bát nước nguội, hòa tan bột sắn dây, bột sắn dây được hòa tan như này khi nấu chè giúp món chè của chúng mình sẽ có độ sánh ngon. Lá dứa chúng mình đem rửa sạch, cắt khúc lá dứa rùi cho vào xay nhuyễn cùng với 1 bát con nước nhé. Xay xong, các nàng nhớ vắt thật kỹ để thu lấy phần nước cốt và bỏ bã đi
Bước 3: Các nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn sàng rùi, giờ chúng mình bắt tay vào “chương trình” chế biến món chè cốm ngay thôi nhé: các nàng cho đậu xanh vào nồi cùng với 1 lit nước lọc, thêm cả phần nước cốt lá dứa mà vừa nãy chúng mình đã lọc ở bước 2, sau đó đun sôi trên lửa vừa, đợi hỗn hợp sôi thì chúng mình vặn nhỏ lửa cho đậu được nhừ nhá. Khi đậu đã nhừ mềm rùi thì các nàng cho đường vào nồi đậu, chúng mình cho từ từ đường vào nồi, khuấy đều và nếm thử, các nàng đừng nêm quá nhiều chè sẽ ngọt ăn mau ngán. Chỉ nêm đường với số lượng vừa đủ để món chè cốm được nhẹ nhàng đúng với “tinh thần” của món ăn này nhá. Tiếp đến, chúng mình cho phần cốm đã ngâm vào đun cùng. Vặn lửa vừa đến khi nồi chè cốm sôi được khoảng 3 phút thì nêm lại đường rùi cho phần bột sắn dây đã hòa với nước vào, đảo vòng tròn để món chè có độ sánh đặc ngon miệng
Cuối cùng, chúng mình chỉ việc múc chè cốm ra bát hoặc cốm, nhớ rắc chút dừa thái sợi lên phía trên để món ăn được thơm hơn, chan phần nước cốt dừa lên trên mặt bát chè cốm để món chè được thơm ngậy hơn nhé. Món chè cốm nhẹ nhàng, tao nhã dùng tráng miệng rất hợp, thơm ngon và bổ dưỡng. Cách làm món chè cốm lại rất đơn giản chỉ với 3 bước vô cùng đơn giản. Chúc cả nhà thành công và ngon miệng với cách làm món chè cốm mà iunauan vừa chia sẻ nhá
.Theo Iunauan
Luộc rau củ thả thêm 1 thứ gia vị này vào, đảm bảo xanh ngon mướt mắt, đậm vị khó quên
Mẹo luộc rau củ thơm ngon không mất chất dưới đây sẽ giúp các bà nội trợ có một món rau ưng ý.
Cách 1: Cho muối vào nước luộc và dìm vào nước có đá lạnh
- Rau tùy loại rửa sạch, để ráo.
- Cho nước vào nồi đun sôi trên lửa lớn.
- Khi nước sôi, thêm ít muối vào để giữ màu xanh cho rau. Tỷ lệ hợp lý là 1/4 thìa cafe muối trên mỗi nửa lít nước luộc.
Ảnh minh họa.
- Chờ nước thật sôi mới cho rau vào. Tiếp tục đun sôi nước, khoảng 2-5 phút tùy theo từng loại rau.
- Sau 30 giây, đảo rau và thử nghiệm độ chín. Khi rau chín, dùng muôi thủng vớt ra và thả vào bát nước đun sôi để nguội có sẵn khoarg 3,4 viên đá lạnh.
- Đợi 2-3 phút cho rau nguội, vớt ra, để ráo.
Cách 2: Cho dầu ăn vào
Cách luộc rau này không mất nhiều thời gian làm lạnh sau khi luộc. Chị em có thể cho một chút dầu ăn vào nồi nước luộc trước khi vớt rau ra. Nhờ lớp dầu ăn bên ngoài, rau của bạn sẽ xanh và bóng hơn.
Cách 3: Vắt thêm chanh hoặc dấm
Một cách khác nữa là chị em có thể vắt vài giọt chanh, hoặc vài giọt dấm, làm như vậy vừa giữ được nguyên màu của rau, vừa không làm mất hương vị ban đầu. Cách này có thể áp dụng cho súp lơ, cà rốt...
Cách 4: Ngâm rau vào đá ngay sau khi luộc
Khi bạn luộc rau theo thông thường, khi vớt rau ra ngoài, bạn nên cho ngay vào một tô nước đá lạnh khoảng 3 phút rồi để nguội. Khi bạn làm điều này sẽ giúp ngăn quá trình chín của rau củ, làm rau củ giòn và xanh lâu, ăn sẽ ngon ngọt đậm vi hơn.
Để hiệu quả hơn, bạn có thể ngâm rau quả vào nước đá sau khi đã luộc chín rau cũng với 1 trong 3 mẹo nhỏ trên.
Khi bạn muốn luộc rau ngon thì nên luộc lửa to và không nên đậy nắp vung, để nước ngập phần rau để rau chín được xanh và mướt. Khi rau chín tới phải vớt ra ngay, vừa bảo toàn vitamin khiến món rau thơm ngon hơn.
Khi luộc rau rồi hãy thưởng thức rau luộc càng sớm càng tốt để món ăn được ngon miệng và tận dụng được nhiều dinh dưỡng, đừng ăn rau để qua đên.
Theo Mộc/Khỏe & Đẹp
Cách làm bánh trung thu nhân dừa hấp dẫn Bánh trung thu đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong ngày Rằm tháng 8. Hãy cùng biến tấu với cách làm bánh trung thu nhân dừa bùi bùi, béo ngậy và dẻo thơm theo công thức dưới đây, để có một mùa Trung thu thêm đầm ấm và ý nghĩa các bạn nhé. Nguyên liệu làm bánh trung thu nhân...