Tranh thủ đi tắm mấy phút, mẹ hốt hoảng phát hiện con 1 tuổi nổi dưới ao cạnh nhà
Nhân lúc cháu bé 1 tuổi đang chơi, người mẹ tranh thủ đi tắm nhưng khi quay ra không thấy con liền vội đi tìm thì phát hiện bé đang nổi dưới ao cạnh nhà.
Ngày 9/5, bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ, Khoa Hồi sức tích cực – Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết các bác sĩ tại đây đang tích cực cứu chữa cháu bé 1 tuổi bị đuối nước.
Bệnh nhi đang được các y bác sĩ nỗ lực điều trị với hy vọng hạn chế tối đa di chứng sau đuối nước
Khai thác bệnh sử của bác sĩ từ phía gia đình ghi nhận, khoảng 3 giờ trước khi tai nạn xảy ra, người mẹ để con chơi ở sân rồi tranh thủ đi tắm. Chỉ sau ít phút, chị chạy ra thì không thấy con đâu, người mẹ hốt hoảng tìm kiếm. Khoảng 10 phút sau, chị chết lặng khi phát hiện con đã nổi dưới ao cạnh nhà.
Cháu bé đã được người dân đưa lên khỏi mặt nước và nhấn tim, hô hấp nhân tạo rồi chuyển đến bệnh viện địa phương cấp cứu trong tình trạng cơ thể tím tái, gồng cứng. Sau khi cấp cứu, đặt nội khí quản hỗ trợ hô hấp, bệnh nhi tiếp tục được chuyển lên tuyến trên.
Theo bác sĩ Vũ, sau 2 ngày chống phù não tích cực, phủ kháng sinh trị viêm phổi hít, thở máy hỗ trợ, bé tạm thoát cơn nguy kịch. Tuy nhiên, bác sĩ rất lo ngại về nguy cơ tổn thương não, chưa tiên lượng chính xác được.
“Hi vọng bé sẽ may mắn cải thiện từng chặng đường điều trị, đáp ứng tốt các liệu pháp phục hồi chức năng tổn thương não và sẽ còn cơ hội trở về với gia đình”, bác sĩ Vũ chia sẻ.
Các bác sĩ khuyến cáo, tai nạn đuối nước ở trẻ nhỏ có thể xảy ra trong mọi môi trường sống, trẻ có thể gặp nạn ở ao hồ quanh nhà, trong bể nước nuôi cá cảnh hoặc cắm đầu vào xô, chậu đựng nước để trong nhà vệ sinh.
Để tránh tai nạn trên, phụ huynh cần rào kín ao, bể bơi, hòn non bộ, bể cá… Loại bỏ những vật dụng chứa nước có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Người lớn phải thường xuyên để mắt trông coi trẻ, tuyệt đối không để trẻ một mình.
Ngoài ra, với những trẻ lớn hơn, gia đình có thể cho các con đi học bơi để phòng ngừa tối đa nguy cơ đuối nước có thể xảy ra.
Một ngày trong khu điều trị bệnh nhân Covid-19 triệu chứng nặng ở Hà Nội
Số ca F0 ở miền Bắc tăng nhanh trong thời gian gần đây khiến việc điều trị, chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW khó khăn hơn, đặc biệt là các bệnh nhân có diễn biến nặng.
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ nhiều tuần qua đã phải hoạt động tối đa công suất vì số lượng bệnh nhân gia tăng nhanh.
Video đang HOT
ThS.BS Trần Văn Bắc - Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương - cho hay, lượng bệnh nhân nặng mà khoa tiếp nhận gia tăng từ một tháng trở lại đây. Đáng chú ý, trong hai tuần gần đây, số lượng này tăng lên gấp đôi và có xu hướng tiếp tục gia tăng.
Việc bệnh nhân tăng nhanh về số lượng khiến cho khối lượng công việc của những y bác sĩ, điều dưỡng tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thêm phần vất vả.
Khoa cấp cứu hiện có 9 bác sĩ điều trị cho gần 80 bệnh nhân Covid-19. Ngoài giờ làm việc hành chính từ 7h30 - 16h30, các kíp trực chia ca xuyên đêm để điều trị cho bệnh nhân.
Mỗi kíp trực có ba bác sĩ, trong đó một bác sĩ quản lý khu vực bệnh nhân nặng ở tầng 3, hai bác sĩ còn lại phụ trách ở tầng 1. Tại đây hiện có khoảng 30 bệnh nhân với tình trạng nhẹ hơn các bệnh nhân ở tầng một, đa phần chỉ thở oxy kính và oxy mask liều thấp.
Khoa Cấp cứu thường sẽ tiếp nhận các bệnh nhân mới vào buổi sáng, ngoài ra bất kỳ thời điểm nào cũng có thể có bệnh nhân biến chuyển nặng được xử trí cấp cứu khẩn cấp.
Các bệnh nhân nhập viện điều trị trong giai đoạn vừa qua đa phần trên 60 tuổi, trong đó F0 trên 80 tuổi chiếm khoảng 30 - 40%.
Nhiều bệnh nhân đi kèm các bệnh nền nặng như suy thận mãn tính, cao huyết áp, HIV, xơ gan... và đa số đều chưa được tiêm vaccine hoặc mới chỉ tiêm mũi một.
Nhiều bệnh nhân hơn 90 tuổi, bị tai biến nhiều lần, không may nhiễm Covid-19 phải thở máy thì tiên lượng sẽ xấu hơn rất nhiều so với bệnh nhân ở các lứa tuổi khác.
Các bệnh nhân được làm thuốc điều trị như kháng sinh, chống đông máu... theo các khung giờ nhất định.
Bệnh nhân được phát thuốc tùy theo loại 3 lần một ngày theo các khung giờ: 9h - 17h - 01h hoặc 4 lần/ngày theo các khung giờ 9h - 15h - 21h - 03h.
Một bệnh nhân thở máy được chạy máy lọc máu liên tục.
Bình oxy cho các bệnh nhân thở oxy mask và thở oxy gọng kính.
Áp lực công việc đối với lực lượng y bác sĩ điều trị, chăm sóc tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là rất lớn. Một phần đến từ việc hầu hết các bệnh nhân không thể tự phục vụ, ngay cả với những bệnh nhân dù còn tỉnh táo nhưng do tình trạng bệnh nặng dẫn đến sinh hoạt, vận động cá nhân rất khó, hầu như không rời oxy được.
Với các bệnh nhân diễn tiến nặng, nếu đã thực hiện các phương án hỗ trợ thở oxy mask, oxy gọng kính, thở oxy không xâm nhập nhưng SpO2 không đạt được mức từ 90% trở lên sẽ được các bác sĩ can thiệp đặt ống thở máy xâm nhập.
Đối với các ca có chuyển biến nặng sẽ được chuyển lên khoa Hồi sức tích cực.
Giờ ăn của bệnh nhân được chia làm 3 khung giờ: Sáng (6h - 9h - 12h); chiều (15h - 18h) và tối (21h).
Với các bệnh nhân thở máy trong tình trạng hôn mê sẽ được nuôi ăn qua sonde dạ dày, ngoài ra các điều dưỡng cũng trực tiếp chăm bón với các bệnh nhân không thể tự ăn.
Các trường hợp có tình trạng bệnh tốt hơn có thể tự ăn các suất đồ ăn được điều dưỡng phát tại giường.
Giây phút nghỉ ngơi ít ỏi của một điều dưỡng giữa giờ cơm trưa của các bệnh nhân Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Bé gái chảy máu mũi liên tục do túi phình hiếm gặp Bé gái 13 tuổi ngụ quận Bình Tân, thường xuyên chảy máu mũi, mất máu quá nhiều, suy hô hấp. Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, ngày 3/10, cho biết bé gái nhập viện trong tình trạng khó thở tím tái, tay chân lạnh, mặt và chân tay xanh, huyết áp tụt sau khi chảy máu mũi nhiều,...