Tranh thắng thua với mẹ chồng, ai là kẻ thiệt?
Tình cảm mẹ con hàng chục năm, con trai lấy vợ tự nhiên xuất hiện người thứ ba, nhiều mẹ chồng không thích nghi được.
Cố tranh đoạt tình cảm của chồng và chứng tỏ mình cao giá hơn, người vợ đang tự làm sứt mẻ tình cảm của chồng dành cho mình.
Mẹ chồng cũng từng là nàng dâu, con dâu khéo léo sẽ biết khơi gợi sự đồng cảm
Vợ – “Người thứ ba” bất đắc dĩ
Từng là hoa khôi tại trường phổ thông, Mai Nguyễn Kiều Tiên (Cai Lậy, Tiền Giang) được rất nhiều chàng trai để ý. Vất vả cạnh tranh với nhiều vệ tinh quây xung quanh, Hồng Minh mới chinh phục được cô. Cả hai yêu nhau suốt thời sinh viên cho tới khi kết hôn và cùng trở về làm việc tại tỉnh nhà.
Tình yêu trước và sau khi cưới khác nhau một trời một vực, nhất là khi đôi vợ chồng son sống cùng với mẹ chồng. Khi còn yêu, một lời Tiên phán ra là mệnh lệnh với Minh, anh luôn làm mọi việc để người yêu vui lòng.
Thế nhưng, trong mắt mẹ Minh, con trai hiếu thuận của bà san sẻ quan tâm với vợ mà phần nào lơ là mẹ làm bà phật ý. Trước mặt con dâu, bà luôn muốn con trai cung phụng và nghe lời bà như lúc chưa lấy vợ. Anh Minh mua cho vợ cái giỏ xách cũng phải mua tặng mẹ, đưa vợ đi chơi thì phải dành ngày đưa mẹ đi chùa…
Giọt nước tràn ly khi nhà có đám giỗ, bà luôn miệng chê con dâu không khéo léo bếp núc, thua cô A cô B hàng xóm. Uất ức chất chứa từ lâu, Tiên xẵng giọng: “Thích lấy gái mần ruộng để có con dâu giỏi chăm sóc gia đình thì mời, đây trả lại con trai cho đó”. Nói rồi cô dùng dằng gói đồ về nhà cha mẹ ruột.
Chỉ tội anh chồng đang lu bu tiếp khách nhà trên, thấy cô vợ đùng đùng bỏ đi chỉ biết chưng hửng. Tiệc tan, anh Minh qua nhà rước vợ thì nhận cái liếc xéo lạnh lùng. Về tới nhà thì mẹ chửi xa xả “Cấm cửa, thứ con dâu hỗn láo!”. Anh Minh bị đặt ở giữa, không dám bênh vợ cũng không dám cãi lời mẹ, đi làm về tới nhà chỉ biết thui thủi mình ên.
Video đang HOT
Chuyện của anh Quốc Hùng (Bạc Liêu) còn có phần bi đát hơn anh Minh, dù hai vợ chồng anh ở riêng ngay khi cưới. Vợ chồng anh không muốn gia đình nhỏ bị xáo trộn nên thống nhất ra riêng ngay khi vừa cưới nhau. Ngặt nỗi anh Hùng là con trai trưởng, kinh tế khá nhất trong mấy anh chị em, mẹ và mấy đứa em của anh thường gọi điện nhờ giúp đỡ tiền bạc.
Trước khi cưới, chuyện cho tiền người nhà với anh là bình thường, nhưng từ khi vợ quản lý tài chính, anh khó ăn khó nói khi muốn đỡ đần tiền bạc cho người nhà mình. Chị Thanh Nguyệt vợ anh giỏi giang làm ăn buôn bán, quản lý chặt từng đồng, kinh tế gia đình khá giả hơn nhưng việc chi tiêu của anh bị siết tới nghẹt thở.
Đứa em trai của anh Hùng thua độ đá banh một khoản lớn phải trốn nợ, mẹ anh nhắn anh nên trả nợ giúp em cho qua cơn nguy khốn này. Vợ anh cương quyết từ chối với lý do người có máu cờ bạc cứu lần này chú út sẽ sa lầy lần khác, cứ để pháp luật giải quyết.
Kể từ đó, chị Nguyệt khinh nhà chồng ra mặt. Chị lấy cớ nhà chồng không lo làm ăn chỉ biết xin xỏ vay mượn, hạn chế cho mấy đứa nhỏ về thăm bên nội. Mẹ anh Hùng ấm ức, tới tận nhà nhiếc móc thứ con dâu ích kỷ, bo bo giữ tiền của chồng mà không giúp anh em bên chồng.
Cũng chẳng vừa, chị Nguyệt gắt gỏng: “Ngoài ba sắp nhỏ ham làm ăn, mấy cô chú vừa lười vừa ỷ lại, tất cả cũng tại mẹ chiều sinh hư. Mẹ dạy con hay quá!”. Anh Hùng đành đứng giữa chịu trận. Sau lần cãi vã, mẹ anh tức sinh bệnh, anh Hùng đành về nhà chăm sóc mẹ, chuyện làm ăn bỏ mặc cho vợ con. Anh ủ ê: “Có thế nào cũng không bỏ mẹ được, dù về lý vợ có đúng đi nữa!”.
Lùi một bước trời cao biển rộng
Tư tưởng Nhất nam viết hữu thập nữ viết vô vẫn tồn tại ở nông thôn, mẹ đa phần quấn quýt và yêu chiều con trai. Khi con trai lập gia đình, người vợ bước chân vào nhà nếu cư xử không khéo sẽ trở thành “người thứ ba” gây xáo trộn tình cảm mẹ con, tạo ác cảm cho mẹ chồng. Gặp mẹ chồng dễ chịu thì không sao, chứ gặp mẹ chồng nào hay so đo, cuộc sống hôn nhân của vợ chồng son như lâm vào ác mộng.
Xào xáo gia đình giữa mẹ chồng nàng dâu người gánh hậu quả thường chính là con trai – người chồng. Chuyện nhà anh Quốc Hùng kể trên dường như không có lối thoát, khi anh không thể vì vợ mà bỏ mặc mẹ và gia đình mình. Về bên mẹ thì nghe kể xấu vợ, về nhà với vợ thì nghe chê bai anh thiếu quyết đoán, tình trạng càng kéo dài anh càng mệt mỏi, đành tìm quên trên bàn nhậu.
Nàng dâu “biết điều” là biết tạo điều kiện cho chồng hiếu thuận với mẹ chồng
Giải pháp nào cho mối quan-hệ-tay-ba này êm đẹp? Đối với người vợ, đừng bao giờ đặt chồng mình phải lựa chọn mẹ hoặc vợ. Nói gì đi nữa, mẹ chồng gắn kết với con mình lâu hơn bạn, tình mẹ con thiêng liêng hơn tất thảy, nên ép uổng chồng quá đáng, phần thua chắc hẳn sẽ nghiêng về vợ.
Ông bà mình có câu “ Thương chồng phải luỵ mụ gia. Chớ tui với bả có bà con chi!” Trong trường hợp này, chị Lâm Thuỳ (thị trấn Cần Đước, Long An) chia sẻ: “Mong chi thắng thua với mẹ chồng! Khi về làm dâu, tui tâm niệm có mẹ chồng mới có chồng mình. Lúc đầu mẹ chồng tui cũng ấm ức khi con có vợ, mình chịu thiệt chút, khéo léo nhắc chồng chăm sóc mẹ nhiều hơn, đừng tỏ ra quyến luyến vợ nhiều quá. Ở lâu dần có sự đồng cảm rồi, mẹ chồng bớt xét nét hơn. Quan trọng nữa là chồng sẽ hiểu và quý mình hơn, tình nghĩa vợ chồng gắn kết hơn”.
Phước Song
Theo queminhngaymoi.vn
Cầm đùi gà con rể mua cho, chưa kịp ăn con gái tôi đã giật lại rồi hét lên, nghe mà thật đau đớn tủi hờn
Con rể tôi đã thẳng tay tát vợ nó vì một cái đùi gà mua cho tôi.
Là mẹ, kể những chuyện không hay về con mình cũng là điều bất đắc dĩ. Nhưng tôi cay đắng, đau lòng quá nên phải kể ra thôi.
Tôi sinh được hai đứa con gái. Đứa đầu bán cá ở khu chợ gần nhà và sống cùng với ông nhà tôi. Đứa út được tôi chăm chút chuyện học hành hơn và hiện là giáo viên mầm non, tôi về sống cùng vợ chồng nó.
Nói là báo hiếu nhưng tôi sống ở đây còn buồn hơn nhiều. Con gái tôi đi làm suốt, việc nhà từ lớn đến bé đều đến tay tôi. Con rể thương tôi, đi làm về còn phụ nấu ăn, đổ rác. Còn con gái tôi thì cứ nằm ườn trên giường kêu mệt.
Nói là báo hiếu nhưng tôi sống ở đây còn buồn hơn nhiều. (Ảnh minh họa)
Quần quật cả tuần, đến thứ bảy, chủ nhật nó nghỉ, nó cũng đưa con đi chơi suốt hai ngày. Tôi ở một mình, có gì ăn nấy. Có ngày tôi phải ăn mì tôm vì vợ chồng nó quên để tiền lại. Dù buồn nhưng tôi không kể cho con gái đầu nghe vì sợ chị em nó mất lòng nhau.
Tính ra thì con rể còn thương, còn chăm tôi hơn cả con gái. Thỉnh thoảng nó lại mua thứ này thứ nọ cho tôi ăn hay mua cho tôi cái quần áo mới. Mà mỗi lần như thế, vợ chồng nó lại cãi nhau vì nó xót tiền mua đồ cho tôi.
Đối xử với tôi tệ thế mà với mẹ chồng thì nó hiếu thảo lắm. Có gì ngon cũng bảo chồng đem về bên ấy cho mẹ chồng ăn. Ngày lễ còn mua đồ bạc triệu biếu mẹ chồng. Mẹ chồng gọi điện là ngọt ngào dạ thưa chứ chẳng xẵng giọng như nói chuyện với tôi. Đẻ con, nuôi con từ bắp tay đến giờ, nó trả hiếu như thế, hỏi ai không buồn?
Nhưng chuyện hôm qua mới là đỉnh điểm để tôi kể hết cho con gái đầu rồi chuyển về nhà nó ở.
Thế đó, trong mắt nó có bà mẹ như tôi đâu. (Ảnh minh họa)
Con rể tôi mua cho tôi một cái đùi gà rán và một ly trà sữa. Nó nói bọn trẻ giờ thích ăn món này, nó dẫn con gái đi ăn rồi sẵn tiện mua cho tôi một phần. Thấy cũng ngon mắt, tôi cầm đùi gà lên mà chưa kịp ăn thì con gái tôi chạy xồng xộc tới giật lại.
Rồi nó còn hét vào mặt chồng nó: "Ối giời ơi, đã bảo rồi. Bà còn răng đâu mà nhai mấy thứ tốn tiền này? Có cho con ăn thì cho. Bà già rồi, không ăn đâu. Tiền bạc túng thiếu mà cứ xum xoe giàu có rồi dửng mỡ đãi kẻ ăn bám là sao?".
Tôi nghe mà tức nghẹn lời. Con rể tôi giận quá, tát thẳng vợ nó một cái rồi mắng nó bất hiếu. Tôi buồn quá, gọi điện cho con cả đến đón về. Chị nó cũng không thèm nhìn mặt em từ hôm qua.
Giờ con út tôi cứ qua năn nỉ, xin lỗi. Nó nói tôi mà không về thì chồng nó không chịu nói chuyện với nó nữa. Thế đó, trong mắt nó có bà mẹ như tôi đâu. Nghĩ mà buồn. Không về thì tội con rể, tội con cả. Tôi có nên về hay ở hẳn với con cả đây?
Theo afamily.vn
Bố mẹ chồng ở quê đòi tăng tiền trợ cấp từ 5 triệu lên 10 triệu, hội chị em hăm hở hiến kế cho dâu trẻ Bố mẹ chồng muốn tăng gấp đôi tiền trợ cấp từ 5 triệu thành 10 triệu, nàng dâu bảo rằng có thể gửi như cũ được không vì cháu phải đi học và vẫn ở nhà thuê. Nhưng bố chồng lại bảo con dâu ích kỷ, tiếc từng đồng bạc gửi về. Từ lâu, câu chuyện gửi tiền trợ cấp cho bố mẹ...