Tránh sự suy giảm từ thị trường chứng khoán, giới nhà giàu chuyển hướng đầu tư vào… đồng hồ
Nhiều người đang xem việc mua đồng hồ xa xỉ như một cách để đầu tư sinh lời, tương tự bất động sản, vàng, hay đơn giản là tránh sự suy giảm từ thị trường chứng khoán.
Những người giàu có đang mua các mặt hàng đắt tiền để gửi tiền mặt của họ vào hàng hóa có tiềm năng bán lại cao trong bối cảnh thị trường biến động
Đó là một đêm thứ Tư của tháng Hai khi phòng viên của Business Insider lần đầu tiên gặp Avi Hiaeve tại bữa tiệc đồng hồ sang trọng của anh ấy ở Midtown Manhattan, thành phố New York. Jamie Foxx là người dẫn chương trình, trong khi Sâm panh Mot & Chandon được phục vụ vòng quanh; món khai vị bao gồm cả trứng cá muối và cánh gà được phục vụ trên các đĩa ăn nhỏ. Một chiếc Rolex màu xanh Tiffany quý hiếm nằm không xa một chiếc đồng hồ Patek Philippe, và những viên kim cương – rất nhiều kim cương – được xếp trên các bức tường phía sau của căn phòng.
Những bữa tiệc tùng thu hút đám đông giới trẻ là minh chứng tích cực cho thấy mọi người vẫn rất yêu thích đồng hồ xa xỉ – và thích vung những khoản tiền lớn vào chúng. Nếu ai đó nghĩ rằng đại dịch sẽ ảnh hưởng nặng nề đến lĩnh vực đồng hồ thì họ đã đúng. Nhưng bất chấp sự suy thoái của thị trường lan rộng, mọi người vẫn mua đồng hồ. Và nếu có, chúng vẫn phổ biến (và đắt tiền) hơn bao giờ hết.
“Trên thị trường, có những chiếc đồng hồ dành cho mọi người. Nếu bạn muốn chi 5.000 USD, bạn sẽ tìm cho mình một chiếc đồng hồ 5.000 USD”, Hiaeve nói với Business Insider. “Những người nổi tiếng, nghệ sĩ và tất cả họ, họ không đeo đồng hồ dưới 100.000 USD nữa, mọi thứ họ muốn đều trên 100.000 USD.
Túi Birkin, tranh Basquiat và đồng hồ Richard Mille
Sinh ra ở Israel, Hiaeve, 35 tuổi, lớn lên ở Queens, New York. Năm 16 tuổi, anh mở Avi & Co., một hiệu bán lẻ độc quyền cao cấp, và nay hiện phục vụ cho một số nghệ sĩ tên tuổi đáng chú ý trên thế giới như Foxx, Nicki Minaj và Justin Bieber. Gia đình anh kinh doanh trang sức nhưng việc kinh doanh đồng hồ mới là nơi anh thực sự tìm thấy đam mê của mình.
Video đang HOT
Hiaeve nói: “Trang sức là thứ mà gia đình tôi đã và đang kinh doanh, vì vậy việc tìm hiểu nó dễ dàng hơn. Nhưng đồng hồ là một thứ xuất phát từ sở thích”. “Tôi từng rất thích đồng hồ và thường chơi với chúng. Và bạn biết không? Tôi có cảm giác chúng là những khoản đầu tư tốt. Sau một thời gian, nó trở thành công việc kinh doanh chính của tôi.”
Avi Hiaeve mở công ty kinh doanh của mình, Avi and Co., tại Midtown, Thành phố New York vào năm 2009. Cửa hàng nằm ở Quận Diamond.
Hầu hết khách hàng của Hiaeve đến từ việc mọi người giới thiệu cho nhau- các cầu thủ bóng rổ, rapper và cầu thủ bóng đá đổ xô đến với anh vì họ được giới thiệu bởi những khách hàng trước đó. Ngoài sự cường điệu hóa xung quanh việc sở hữu 1 chiếc Rolex hoặc Richard Mille, hầu hết đều hiểu rằng nhiều đồng hồ sang trọng có giá trị đầu tư tốt, như 1 chiếc túi Birkin tranh của Basquiat, Hiaeve cho biết. Đây đều là những hàng hóa cao cấp, chất lượng đã được lịch sử chứng minh là vẫn giữ được giá trị hoặc thậm chí trở nên có giá trị hơn theo thời gian, thường là một khoản đáng kể.
Anh nói: “Rất nhiều người chuyển từ sở thích sang kinh doanh đồng hồ. Rất nhiều nhà sưu tập mà tôi biết đã từng mua của tôi, sau một thời gian, họ bắt đầu mua để đầu tư – và tham gia vào công việc: mua, bán và giao dịch.”
Phòng trưng bày Avi & Co., tràn ngập những chiếc đồng hồ quý hiếm và đắt tiền
Mặc dù doanh số bán hàng thời trang và xa xỉ dự kiến sẽ giảm 600 tỷ USD trong năm nay, nhưng những mặt hàng rất đắt tiền như túi Hermes đã nhiều lần được chứng minh là có chất lượng vượt thời gian, tương đối không bị ảnh hưởng bởi suy thoái thị trường. Và mọi người yêu thích thương hiệu này nhiều như họ đã từng: Khi Hermes mở cửa trở lại một số cửa hàng vào giữa tháng 4 sau nhiều tháng đóng cửa trên diện rộng trong bối cảnh phong tỏa do coronavirus, thương hiệu này đã thu về con số khổng lồ 2,7 triệu đô la chỉ trong một ngày chỉ tính riêng tại cửa hàng ở Trung Quốc.
Hiaeve nói Richard Mille là Hermes của đồng hồ. Trên thị trường bán lại, Richard Mille liên tục tăng giá trị. Anh ấy nói với Business Insider rằng anh ấy đã thấy một số chiếc đồng hồ tăng từ 100.000 đô la đến 120.000 đô la, tỉ lệ tăng 20% đến 30%, cứ sau vài tháng. Các nhà sưu tập đồng hồ nổi tiếng đều đồng ý rõ ràng: Rapper nổi tiếng Drake đang sở hữu một chiếc đồng hồ Richard Mille có giá ít nhất 750.000 USD.
Ông nói, khoản đầu tư tốt nhất tiếp theo là một chiếc Rolex. Không chỉ vì chúng đẹp mà vì chúng luôn giữ nguyên giá trị. Justin Bieber đã mua một chiếc vào năm 2019 với giá 50.000 USD như một “món quà cưới” cho chính mình. Patek Philippe cũng là một lựa chọn chắc chắn – Jay-Z sở hữu một chiếc trị giá ít nhất 2,2 triệu USD.
“Richard Mille là đắt nhất,” Hiaeve nói, trước khi tiết lộ rằng ông đã bán một chiếc đồng hồ với giá gần 3 triệu đô la. “Đó không chỉ là sự khéo léo mà còn là cung và cầu. Họ chỉ làm ra có thể bốn hoặc năm nghìn chiếc đồng hồ mỗi năm. Vì vậy, bạn thực sự khó có được chúng.”
Nhiều người đang dần chuyển sang đầu tư đồng hồ ngay bây giờ để tránh sự suy giảm từ thị trường chứng khoán
Trước khi đại dịch coronavirus tấn công và gây bất ổn thị trường tài chính toàn cầu, lĩnh vực xa xỉ vẫn đang phục hồi sau tác động của các cuộc Biểu tình ở Hồng Kông, khiến việc nhập khẩu đồng hồ Thụy Sĩ sang khu vực này giảm 26,8% so với năm 2018. Hiện tại, trong bối cảnh đại dịch coronavirus, ngành công nghiệp đồng hồ xa xỉ đang chuẩn bị cho năm tồi tệ nhất của nó.
Theo tin từ Corinne Gretler của Bloomberg vào tháng 3, Rolex đã đóng cửa tất cả các nhà máy ở Thụy Sĩ, trong khi Richemont, tập đoàn xa xỉ sở hữu Cartier, đã giảm giá các sản phẩm đã qua sử dụng trên trang web bán lại đồ cũ của mình . Các hội chợ đồng hồ trên toàn thế giới đã ngừng hoạt động, trong khi các thương hiệu nhỏ hơn và mới hơn đang cố gắng tạo ra tác động tích cực đến lợi nhuận của họ.
Nhưng dữ liệu ban đầu cho thấy ngành này có thể không bị ảnh hưởng nặng nề như dự đoán, ít nhất là đối với một số danh mục. Thị trường đồng hồ kỹ thuật số Chrono24 đã phát hành hai báo cáo về tình trạng của ngành công nghiệp đồng hồ toàn cầu do cuộc khủng hoảng coronavirus – một vào tháng 3 và một vào tháng 4 – cho thấy rằng mặc dù có tỷ lệ giảm giá nhanh chóng đối với hàng xa xỉ, nhưng có cũng là thời gian phục hồi nhanh chóng ở một số vùng và một số ngành.
Đặc biệt, thị trường đồng hồ cổ điển vẫn đang phát triển mạnh bất chấp virus coronavirus, theo Cam Wolf của tạp chí GQ đưa tin vào tháng 4. Wolf cho biết rằng Sotheby’s đã bán nhiều đồng hồ cổ điển hơn, ngay cả khi các thương hiệu lớn ngừng kế hoạch phát hành các mẫu mới.
Adam Golden, chủ sở hữu của Menta Watches, nói với Wolf rằng mặc dù doanh số bán đồng hồ tổng thể của anh giảm, nhưng đại dịch đã mang đến những cơ hội mới theo cách của anh ấy – như trường hợp một khách hàng người Đức muốn “gửi một ít tiền” vào danh mục đồng hồ trị giá 300.000 đô la thay vì đưa số tiền đó vào thị trường chứng khoán và yêu cầu sự giúp đỡ của Golden để kết hợp các danh mục đầu tư “đồng hồ ” đó lại với nhau.
Giá vàng thế giới vẫn áp sát mức cao nhất trong gần 8 năm
Giá vàng thế giới không biến động nhiều trong phiên giao dịch ngày 29/6 khi vẫn áp sát mức cao nhất trong gần 8 năm qua, giữa bối cảnh giới đầu tư lo ngại diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19.
Vào lúc 00 giờ 42 phút ngày 30/6 (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay giảm nhẹ 0,1% xuống còn 1.769,52 USD/ounce và chỉ thấp hơn 9,54 USD so với mức cao nhất kể từ tháng 10/2012 ghi nhận được trong phiên 24/6. Giá vàng giao ngay thế giới đang hướng tới tháng tăng thứ ba liên tiếp và quý tăng mạnh nhất trong hơn 4 năm qua. Trong khi đó, giá vàng giao kỳ hạn của Mỹ tăng 0,1% lên 1.781,20 USD/ounce.
Giá vàng thế giới vẫn ở mức cao. Ảnh: Reuters
Theo nhà chiến lược thị trường cao cấp Bob Haberkorn của RJO Futures, số ca mắc COVID-19 gia tăng ở nhiều bang của Mỹ đang hỗ trợ cho giá vàng.
Giá vàng cũng chịu ảnh hưởng của đồng USD ổn định và thị trường chứng khoán Phố Wall (Mỹ) tăng điểm khi giới đầu tư hy vọng Mỹ sẽ triển khai thêm các gói hỗ trợ kinh tế giữa lúc số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu tiếp tục tăng. Số ca mắc COVID-19 đang gia tăng ở Mỹ, với việc bang California yêu cầu các quán rượu đóng cửa, trong khi bang Washington ngừng kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh tế.
Trước đó, quỹ đầu tư vàng lớn nhất thế giới là SPDR Gold Trust cho hay lượng vàng do quỹ này nắm giữ đã tăng 0,3% lên 1.178,90 tấn trong ngày 26/6.
Còn trên thị trường các kim loại quý khác, giá palladium tăng 2,5% lên 1.906,15 USD/ounce, giá bạch kim tăng 2,1% lên 807,39 USD/ounce và giá bạc tăng 0,1% lên 17,77 USD/ounce.
Trong khi đó, tại Việt Nam, vào lúc đóng cửa ngày giao dịch 29/6, Công ty Vàng Bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 48,97-49,34 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra)./.
Giao dịch chứng khoán sáng 29/6: Bán trên diện rộng, VN-Index đe dọa mốc 840 điểm Lực bán mạnh trong khi bên mua thận trọng khiến sắc đỏ bao trùm bảng điện tử trong phiên sáng nay, VN-Index giảm mạnh xuống thử thách vùng hỗ trợ 840 điểm. Thị trường chứng khoán vừa trải qua tuần giao dịch không mấy tích cực khi tâm lý thận trọng đeo bám trong suốt các phiên khiến giao dịch diễn ra ảm...