Tranh mua trái phiếu Chính phủ
Thị trường tiền tệ tuần qua (từ 10 -14/10) tiếp tục chứng kiến sự sôi động trên thị trường trái phiếu sơ cấp. Kho bạc Nhà nước (KBNN) chào bán 6.800 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ (TPCP) kỳ hạn 7 và 30 năm.
Thị trường tiền tệ tuần qua (từ 10 -14/10) tiếp tục chứng kiến sự sôi động trên thị trường trái phiếu sơ cấp.
Theo đó, trong tuần, KBNN tổ chức gọi thầu tại hai loại kỳ hạn 7 năm và 30 năm. Tương tự như tuần trước, tỷ lệ trúng thầu đạt 100% đối với cả hai kỳ hạn trên. Khối lượng gọi thầu cho hai loại kỳ hạn trên lần lượt ở mức 1.000 tỷ và 4.500 tỷ đồng.
Trong đó lượng đặt thầu cho kỳ hạn 7 năm gấp 4,1 lần giá trị gọi thầu; tỷ lệ trúng thầu đạt 100% tại mức lãi suất 5,45%/năm – giảm 0,75% so với lần trúng thầu trước đó. Lượng đặt thầu cho kỳ hạn 30 năm gấp 1,4 lần giá trị gọi thầu; tỷ lệ trúng thầu đạt 100% tại mức lãi suất 7,98%/năm – giảm 0,3%.
Đáng chú ý, TPCP kỳ hạn 30 năm mới chính thức được chào bán từ cuối năm 2015 nhưng chưa đầy một năm loại hình trái phiếu này đã thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, tuần vừa qua ngân hàng chính sách xã hội cũng tổ chức gọi thầu tại ba loại kỳ hạn dài: 5 năm; 10 năm và 15 năm. Khối lượng gọi thầu cho ba loại kỳ hạn trên đều là 500 tỷ đồng. Lượng đặt thầu cho kỳ hạn 5 năm và 10 năm gấp 2,1 và 2,7 lần giá trị gọi thầu; tỷ lệ trúng thầu đều đạt 40% tại mức lãi suất lần lượt là 5,15%/năm và 6,8%/năm. Trong khi đó, loại kỳ hạn 15 năm đạt tỷ lệ trúng thầu 100% với mức lãi suất 7.68%/năm.
Tính tới thời điểm hiện tại, tổng khối lượng huy động TPCP đã đạt 93,37% so với kế hoạch mới điều chỉnh – tương đương 262.381 tỷ đồng. Cụ thể, kỳ hạn 3 năm đạt 100% so với kế hoạch, kỳ hạn 5 năm đạt 98,6%; 7 năm đạt 83,3%; 10 năm đạt 68,4%; 15 năm đạt 83,6%, 20 năm đạt 44,6% và 30 năm đạt 98,7%.
Như vậy, KBNN chỉ cần huy động 18.619 tỷ đồng nữa là có thể hoàn thành kế hoạch điều chỉnh mới. Áp lực huy động của KBNN trong thời gian tới sẽ không lớn và lãi suất trúng thầu nhiều khả năng sẽ không thay đổi so với mức hiện nay.
Trên thị trường trái phiếu thứ cấp, thống kê cho thấy thanh khoản thị trường trái phiếu thứ cấp đạt 36 nghìn tỷ đồng, tương đương giá trị giao dịch trung bình đạt 7,2 nghìn tỷ đồng, giảm 5,9% so với tuần trước. Nguyên nhân chủ yếu do lượng Repos giảm 25,7%, còn 8,51 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, lượng Outrighst đạt 27,58 nghìn tỷ, tăng 2,6% so với tuần trước).
Theo Diễn đàn doanh nghiệp
Ngân hàng lý giải thừa vốn vẫn cạnh tranh tăng lãi suất huy động
Đa số ý kiến từ các ngân hàng thương mại cho rằng, việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN thời gian qua là phù hợp. Diễn biến thị trường tiền tệ, lãi suất huy động thị trường I chưa giảm được khi lãi suất thị trường II (liên ngân hàng) thấp, thanh khoản dồi dào.
Tuần trước, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chủ trì một cuộc họp với các tổ chức tín dụng để đánh giá tình hình thị trường tiền tệ 8 tháng đầu năm và phục vụ công tác chỉ đạo điều hành hoạt động ngân hàng những tháng cuối năm.
Một trong những nội dung được bàn luận sôi nổi tại cuộc họp chính là vấn đề lãi suất. Đa số ý kiến từ các ngân hàng thương mại cho rằng, việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN thời gian qua là phù hợp. Diễn biến thị trường tiền tệ, lãi suất huy động thị trường I chưa giảm được khi lãi suất thị trường II (liên ngân hàng) thấp, thanh khoản dồi dào.
Nguyên nhân chủ yếu là do các tổ chức tín dụng (TCTD) giảm thị phần, dư thừa thanh khoản là tạm thời, nhưng nhu cầu vốn vay từ hệ thống ngân hàng, kể cả vốn vay trung và dài hạn đã khiến các TCTD vẫn cạnh tranh nguồn vốn huy động; vấn đề lòng tin của thị trường bị ảnh hưởng trước một số thông tin bất lợi đến hoạt động ngân hàng.
Theo đó, Phó Thống đốc Nguyễn Phước Thanh chỉ đạo các ngân hàng trong quá trình phát triển cần đảm bảo các chỉ tiêu an toàn, phát triển lành mạnh và đặc biệt là duy trì yếu tố lòng tin của khách hàng vào hệ thống ngân hàng.Trong hoạt động thị trường liên ngân hàng, yếu tố lòng tin là quan trọng để thị trường vận hành thông suốt. Với vai trò quản lý hoạt động hệ thống, NHNN luôn theo dõi sát thị trường, sẵn sang hỗ trợ kịp thời thanh khoản, đảm bảo an toàn hệ thống.
Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định, NHNN ghi nhận kết quả hoạt động của các TCTD trong thời gian qua và trong hoạt động điều hành của ngành ngân hàng những tháng cuối năm 2016 sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ, linh hoạt các giải pháp về điều hành chính sách tiền tệ theo đúng mục tiêu của Chính phủ đã giao và định hướng của Thống đốc NHNN.
Diễn biến thị trường tiền tệ, lãi suất huy động thị trường I chưa giảm được khi lãi suất thị trường II (liên ngân hàng) thấp, thanh khoản dồi dào.
Về điều tiết các công cụ chính sách tiền tệ, về cơ bản, trong 8 tháng đầu năm, NHNN bám sát thị trường để điều hành linh hoạt các công cụ tiền tệ, duy trì thanh khoản ở mức hợp lý, hỗ trợ cho mặt bằng lãi suất liên ngân hàng ở mức thấp và giảm bớt áp lực tăng lãi suất đối với thị trường I.
Đánh giá về lãi suất, đại diện NHNN cho hay, chủ trương của NHNN trong giai đoạn vừa qua là thực hiện đồng bộ các giải pháp để ổn định mặt bằng lãi suất huy động để phấn đấu giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Do đó, các giải pháp NHNN thực hiện thời gian qua là cố gắng giữ nguyên mức lãi suất điều hành, hỗ trợ, giảm bớt áp lực như ban hành sửa đổi Thông tư quy định về giới hạn an toàn, trong đó có các chỉ tiêu an toàn được quy định với thời hạn, lộ trình cụ thể để giảm bớt áp lực trên thị trường.
Qua rà soát đánh giá của NHNN, trong 8 tháng đầu năm, lãi suất huy động cơ bản ổn định, có xu hướng tăng nhẹ 0,2-0,3% trong giữa tháng 2 đến tháng 3. Từ tháng 5 trở lại đây, có TCTD điều chỉnh tăng, có TCTD điều chỉnh giảm, nhưng xu hướng chung là ổn định.
Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp, mặt bằng lãi suất cho vay của các TCTD về cơ bản diễn biến ổn định, từ cuối tháng 4, các NHTM Nhà nước và một số NHTM cổ phần đã giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn và đưa lãi suất cho vay trung và dài hạn về tối đa 10%/năm đối với các khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đồng thời tích cực triển khai các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi.
An Hạ
Theo Dantri
Cần có cái nhìn đa chiều về lãi suất Mặt bằng lãi suất của một nước, bên cạnh việc chịu tác động trực tiếp của quan hệ cung, cầu vốn trên thị trường tiền tệ, còn chịu tác động của diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát của nước đó. Nỗ lực giảm lãi suất Quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới mở ra thị trường rộng hơn...