Tranh luận về đề xuất giảm đại biểu hội đồng nhân dân
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng giảm nhân sự ở cơ quan dân cử, tăng ở khối chính quyền là không hợp lý
Chiều 18-4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) đã họp cho ý kiến về dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Hai nhóm ý kiến khác nhau
Trình bày dự án luật, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết dự thảo luật đề xuất quy định thường trực HĐND tỉnh, huyện gồm chủ tịch, một phó chủ tịch và các ủy viên; số lượng phó chủ tịch HĐND giảm một nhân sự so hiện nay.
Hiện có 2 nhóm ý kiến khác nhau về nội dung trên. Nhóm thứ nhất đề nghị giảm từ 2 phó chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyện xuống còn một ở tất cả đơn vị hành chính. Nhóm thứ hai đề nghị thành phố và đơn vị hành chính cấp tỉnh loại 1 giữ nguyên; các tỉnh loại 2, loại 3 và tất cả đơn vị hành chính cấp huyện giảm chỉ còn một người. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc, Chính phủ thống nhất với nhóm ý kiến thứ nhất.
Góp ý dự luật, Phó Chủ tịch QH Đỗ Bá Tỵ cho rằng HĐND các cấp rất nhiều việc, giờ giảm phó chủ tịch HĐND thì sẽ rất khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ. Xin ý kiến các tỉnh thì vấn đề này như thế nào? Đồng quan điểm, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc – ông Hà Ngọc Chiến – nói: “Từng làm bí thư tôi biết bí thư bận nhiều việc nên công việc của HĐND phải trông vào phó chủ tịch HĐND điều hành công việc hằng ngày là chính. Vì thế, cần giữ nguyên 2 phó chủ tịch HĐND tại các cấp để làm sao nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND”. Tán đồng, Phó trưởng Ban Công tác đại biểu Đặng Ngọc Huy cũng đề nghị đánh giá kỹ hơn việc giảm 10%-15% số đại biểu HĐND tại các cấp.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trình bày tờ trìnhẢnh: TTXVN
Đánh giá cho rõ tác động
Video đang HOT
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng giảm ở cơ quan dân cử còn tăng ở khối chính quyền là không hợp lý. “Chính phủ đề xuất giảm vậy cần đánh giá tác động lại cho rõ, cơ sở nào để giảm 10%-15% đại biểu HĐND?” – Chủ tịch QH nêu vấn đề. Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình chất vấn: “Giảm HĐND thì ai sẽ giám sát quyền lực? Nhất là tại các tỉnh đang giảm các sở thì quyền lực tập trung ở UBND tỉnh, bây giờ giảm HĐND thì ai giám sát quyền lực?”.
Giải trình làm rõ, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết đề xuất giảm một phó chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyện là thực hiện theo Nghị quyết số 18-NQ/TW về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy. Do đây là lần trình đầu tiên nên Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu ý kiến và sẽ có báo cáo đánh giá chi tiết về tác động của đề xuất.
Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương dự kiến trình QH tại kỳ họp tháng 5 tới đây và thông qua tại kỳ họp cuối năm.
Theo Nguoilaodong
Cán bộ 'hạ cánh' chưa hẳn... an toàn
Cán bộ, công chức, viên chức sau khi nghỉ việc/nghỉ hưu 3-5 năm hoặc đến 70, 80 tuổi mới phát hiện có vi phạm thì có bị xử lý kỷ luật, bị xóa tất cả chức danh, quyền lợi có trước đó?
Sáng 17-4, tiếp tục phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức (CB,CC) và Luật Viên chức.
Dân đồng tình; bộ, ngành nhất trí
Tờ trình của Chính phủ thể hiện đang có ba nội dung còn có ý kiến khác nhau, trong đó có quy định liên quan đến việc kỷ luật CB,CC, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu.
Theo dự thảo, CB,CC, viên chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong ba hình thức kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm tại thời điểm có hành vi vi phạm.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho hay qua tổng hợp ý kiến các tầng lớp nhân dân, các bộ, ngành và địa phương đều nhất trí với việc bổ sung quy định về xử lý kỷ luật hành chính đối với CB,CC, viên chức sau khi nghỉ việc, nghỉ hưu mới phát hiện có vi phạm khi còn làm.
Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị cân nhắc về tính pháp lý bởi đối tượng này không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật. Tuy nhiên, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân lý giải quy định như dự thảo là phù hợp với phạm vi điều chỉnh của luật, đúng với tính chất của đối tượng CB,CC, viên chức đã nghỉ hưu là "đối tượng khác" so với CB,CC đang tại chức.
Về phía cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biết ủy ban này tán thành sự cần thiết phải bổ sung quy định trên trong dự thảo luật để thể chế hóa yêu cầu trong nghị quyết trung ương, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn.
Do đó, Ủy ban Pháp luật kiến nghị cần có quy định theo hướng: CB,CC, viên chức sau khi nghỉ việc, nghỉ hưu vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình trong thời gian công tác; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý hành chính hoặc xử lý kỷ luật. Cạnh đó, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trình bày tờ trình. Ảnh: TTXVN
Liệu có "xóa tất"?
Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải nói bà chưa rõ "nội hàm" của hình thức xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm. "Họ không được hưởng chế độ (mà khi về hưu nếu giữ chức vụ đó) sẽ được hưởng trong tang gia, ma chay, lễ, Tết, khám chữa bệnh? Không được xướng danh nguyên là thế này, nguyên là thế kia hay là như thế nào?... Đề nghị làm rõ vì đây là quy định mới" - bà Hải đề xuất.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng đây là vấn đề lớn, vừa mang tính pháp lý, vừa mang tính chính trị, vừa mang tính đạo lý nhưng cũng có áp lực của dư luận và cử tri. Bà Nga đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc về quy định "xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm tại thời điểm có hành vi vi phạm".
"Tôi quan niệm xóa là xóa cái đang hiện hữu, tồn tại, không thể xóa cái không còn. Vậy xóa cái đang hiện hữu với công chức nghỉ hưu là xóa cái gì?" - bà Nga đặt vấn đề và dẫn lại việc xóa tư cách nguyên bộ trưởng Bộ Công Thương đối với ông Vũ Huy Hoàng. "Đây là bước đầu chúng ta làm nhưng khi làm luật này cần cân nhắc kỹ hơn. Chức danh bộ trưởng khóa X của ông A về mặt nhà nước là vấn đề lịch sử khách quan, đã từng tồn tại" - bà Nga nói tiếp.
"Đây là vấn đề lớn, cần tìm khái niệm chỉ rõ, xóa là xóa các quyền lợi về tinh thần, vật chất mà người đó được hưởng bắt nguồn từ chức vụ họ đã đảm nhiệm trước khi nghỉ hưu. Còn những quyền khác như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội... thì họ vẫn được hưởng bình thường" - bà Nga nhấn mạnh.
Về hưu bao năm thì hết... lo?
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu ủng hộ đề xuất xử lý kỷ luật CB,CC, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu để vừa răn đe vừa gắn với thực tiễn của Việt Nam. Ông Giàu nhấn mạnh thời gian qua, chúng ta xử lý một số trường hợp cán bộ cấp cao có vi phạm, được người dân và xã hội đồng tình.
Tuy nhiên, ông Giàu đề xuất chỉ nên giới hạn hồi tố ba hay năm năm, không nên mở vô thời hạn. "Nghỉ việc rồi, công việc đã bàn giao rồi, đã nhận huân chương theo niên hạn, đã cảm thấy mình cống hiến cả đời người cho sự nghiệp cách mạng, cho đất nước... Nay tới tuổi 65, 70, 72 lại bị truy trước đây có vi phạm giờ phải thi hành kỷ luật thì... tâm tư lắm" - ông Giàu nói.
Tổng Thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc cùng đồng cảm việc cán bộ về hưu rồi nhưng tâm trạng lúc nào cũng lo lắng, không vui vẻ gì, biết đâu nay mai cơ quan chức năng truy lại chuyện mình đã làm sai từ cả chục năm trước. "Như thế có cái gì đó không an lòng, nặng nề lắm! Hiện nhiều đồng chí về hưu đang trông chờ, nghe ngóng xem lần này luật quy định thế nào" - Tổng Thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc chia sẻ.
"Quy định thời hiệu là cần thiết. Vì 70, 80 tuổi rồi mà còn mời đến để xử lý kỷ luật chuyện hơn 20 năm trước, xem có khả thi không, thực tế không? Nhiều khi chúng ta đang giận quá, ghét quá cái gì đó, chúng ta quy định cho nặng thêm. Phải hợp lý, hợp tình, phải cân nhắc thêm" - Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân nói.
Cũng theo Chủ tịch QH, nên giữ hình thức kỷ luật giáng chức, vì đây là hình thức kỷ luật quan trọng, có giá trị răn đe lớn.
ĐỨC MINH
Theo SGGP
Đề xuất tăng thêm quyền cho thủ tướng Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Tổ chức Chính phủ dự kiến bổ sung 3 thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trình bày tờ trình về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Tổ chức Chính phủ và luật Tổ chức chính quyền...