Tranh luận “nảy lửa” khi Hà Nội dự kiến cho trẻ mầm non đi học từ 1/3
Câu chuyện mở cửa trường học đón các cháu lớp 1-6 trở lại trường còn chưa hết nóng thì thông tin Hà Nội dự kiến cho trẻ mầm non đi học từ 1/3 lại tiếp tục gây nhiều tranh cãi.
Tại nhiều nhóm diễn đàn dành cho phụ huynh, nhiều người tỏ ra vui mừng vì cuối cùng các trường mầm non đã chính thức chuẩn bị được mở cửa trở lại. Đó không chỉ là niềm vui của các con, các bậc phụ huynh mà còn là sự hồ hởi của các giáo viên mầm non – những người đã phải vật vã mưu sinh trong suốt thời gian đóng cửa trường.
Bên cạnh đó là những nỗi lo lắng, băn khoăn của các bậc phụ huynh ở “phe” không muốn cho con phải đến trường trong tình hình dịch của Hà Nội đang hết sức căng thẳng sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Cuộc tranh luận có vẻ không hồi kết bởi mỗi người có một lý do, quan điểm, hoàn cảnh riêng của mình, tuy nhiên dù việc lựa chọn theo phương án nào thì với các phụ huynh có con ở lứa tuổi mầm non cũng sẽ dễ dàng hơn vì không lo ảnh hưởng đến kiến thức của các con như các bậc học khác.
“Covid-19 có thể mắc đôi lần trong đời, nhưng sự học không thể ngừng trệ mãi được”
Một phụ huynh chia sẻ: “Vì tình hình dịch bệnh bùng phát, các trường mầm non tại Hà Nội vẫn phải đóng cửa suốt nhiều tháng qua. Trong khi đó, tôi vẫn phải đi làm. Không còn cách nào khác, chúng tôi phải gửi con tại một lớp trông giữ trẻ tự phát và điều không mong muốn đã đến là cháu trở thành F0. Thật may mắn là tổng thời gian điều trị bệnh cho cháu chỉ trong 5 ngày là hết tất cả các triệu chứng, cháu khỏe lại rất nhanh.
Vì vậy, theo tôi chứng nghiện điện thoại, máy tính bảng, hỏng mắt vì cả ngày dán mắt vào màn hình vi tính hay ti vi do ở nhà cả ngày; hay thiếu toàn bộ những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất để phát triển một cách toàn diện còn nguy hiểm hơn.
Hơn nữa, bạn có chắc con bạn ở nhà không đi chơi không? Không tiếp xúc với mọi người xung quanh không? Trẻ con thì chạy đầy đường, chạy hết vào tạp hóa này tạp hóa kia, tiếp xúc bạn bè trẻ con hàng xóm ầm ầm. Bố mẹ có chắc đi làm, đi chơi sẽ không mang dịch bệnh về nhà không? Và cuối cùng bạn có chắc chắn con bạn sẽ trốn được Covid-19 đến khi đủ tuổi tiêm vaccine không mới là vấn đề.
Do đó, tôi nghĩ nên cho mầm non mở cửa vì các con chưa phải học kiến thức, nếu phụ huynh nào cảm thấy chưa yên tâm thì có thể để con ở nhà. Còn những người có nhu cầu thì họ vẫn có chỗ để gửi”.
Video đang HOT
Có ý kiến cho rằng chứng nghiện điện thoại, máy tính bảng, hỏng mắt vì cả ngày dán mắt vào màn hình vi tính hay ti vi do ở nhà cả ngày còn đáng lo hơn nguy cơ mắc Covid-19 khi đến trường (Ảnh: T.Thủy).
Thêm một ý kiến đồng tình với lý do: “Sau bao ngày mong chờ thì cuối cùng trường mầm non đã được mở cửa trở lại. Gửi con là trên tinh thần tự nguyện, do đó các bạn có con mà có điều kiện trông giữ thì cho con ở nhà. Còn chúng tôi mong mỏi cho con tới trường. Chúng ta cần phải chấp nhận sống chung với dịch chứ để khi nào hết dịch thì con các bạn đã già. Các bạn có hiểu được bao nhiêu chủ trường phải bán nhà để giữ lấy trường không? Bao nhiêu cô giáo mất việc bỏ nghề để mưu sinh không? Chúc mừng các cháu chuẩn bị được đến trường”.
“Thực tế là tôi thấy các là trường mầm non chưa đi học nhưng các nhóm trông trẻ tự phát mọc lên nhất nhiều, một số lớp mầm non tư thục cũng đóng cửa trông trẻ chui vì nhu cầu gửi con là rất lớn. Vậy sao không cho mở lại trường mầm non cho các con đi học?
Như khu nhà tôi, các bố mẹ gửi con lòng vòng nhà hàng xóm cũng phải 3-5 đứa trẻ vì phải đi làm mà không có ai trông con cho. Bố mẹ cho con đi chơi, đi ăn quán cũng phải tiếp xúc với nhiều người thôi. Vậy nên mở cửa lại trường mầm non là điều đúng đắn – vừa tạo lại môi trường đến lớp cho thế hệ mầm non – vừa tạo việc làm lại cho cô giáo mầm non, phụ huynh nào sắp xếp được con ở nhà thì cứ ở nhà không sắp xếp được thì tới trường . Ở trường thì cô giáo phải thực hiện giãn cách các phòng học và 5K khi trẻ tới lớp. Nói chung là thực hiện thích ứng dần dần…”, một phụ huynh chia sẻ quan điểm.
Khá hài hước, một nam phụ huynh viết: “Cho con đi học hay tiếp tục ở nhà? Đó là câu hỏi làm đau đầu không ít phụ huynh khi Hà Nội quyết định cho học sinh mầm non, tiểu học đi học trở lại và mình cũng không ngoại lệ. Lo con mắc Covid là tâm lí chung của nhiều phụ huynh nên chúng ta còn e sợ việc cho con đi học trở lại lúc này.
Nhưng quan điểm của mình, mình ủng hộ việc đi học trở lại. Đi học trở lại lúc này vẫn tốt hơn ở nhà. Thực tế không phải cứ nhốt bọn trẻ ở nhà là tránh được Covid-19, bởi người lớn chúng ta, vì công việc, vì các mối quan hệ mà phải đi khắp nơi và có thể tha Covid-19 về nhà bất cứ lúc nào. Không ít bạn bè mình đã nhiễm Covid-19 và con cái cũng bị lây, nhưng rồi mọi chuyện của họ sau đó đều ổn.
Bọn trẻ đi học, có nhiễm Covid-19 thì mọi chuyện sau đó cũng ổn, mình tin chắc vậy. Rất ít trường hợp trẻ con gặp nguy hiểm, biến chứng nặng. Hà Nội một ngày mấy nghìn ca nhiễm, bạn có chắc cứ nhốt con ở nhà để trốn Covid-19 mãi được không?
Nhiều phụ huynh cho rằng, bọn trẻ chưa được tiêm vaccine, chờ khi nào tiêm vaccine rồi cho con đi học cũng chưa muộn. Mình thì nghĩ tiêm vaccine hay mắc Covid ở trẻ con đều giống nhau: cơ thể đều phải đề kháng phòng vệ và ơn trời trẻ con hầu như phòng vệ tốt hơn người lớn. Trẻ con bị mắc Covid có khi cũng chỉ như tiêm vaccine vào người mà thôi và người lớn chúng ta đừng lo lắng quá.
Hãy mạnh dạn lên, cho con đi học và tin rằng mọi chuyện sẽ ổn, dù có nhiễm bệnh. Covid-19 có thể mắc đôi lần trong đời, nhưng sự học không thể ngừng trệ mãi được”.
“Sao không lùi thời gian cho qua đỉnh dịch?”
Không phản đối nhưng cho rằng nên lui lại thời gian cho trẻ mầm non đi học là ý kiến của một phụ huynh có 2 con nhỏ trong độ tuổi mầm non. Chị cho rằng thời tiết miền Bắc vẫn lạnh sâu và dịch đang bùng nhiều. Mặc dù rất muốn cho con đi học để được hòa nhập, giao lưu, học hỏi với thầy cô và các bạn nhưng khi nào trẻ tiểu học được ăn bán trú thì hãy quyết định cho mầm non đi học. Giờ tiểu học không được bán trú, học có nửa ngày mà mầm non thì ăn ngủ cả ngày? Nếu mầm non chỉ học nửa ngày thì mở cửa làm gì?
Phụ huynh lo lắng vì trẻ mầm non đi học, khi ăn bán trú sẽ rất khó đảm bảo an toàn giãn cách (Ảnh: Hoàng Lam).
So sánh với học sinh các cấp học lớn hơn, một ý kiến đưa ra rằng: “Vừa mở cửa cho học sinh quay trở lại học hành, lớp con tôi đã xuất hiện 4 F0 và 13 F1 trong tình trạng học nửa buổi và đeo khẩu trang 100%. Nếu bán trú ăn tại trường tôi không biết tình trạng đó sẽ ra sao, trường có đảm bảo giãn cách ăn uống, có tấm chắn giọt bắn giữa 2 bàn, có người giám sát các cháu khi ăn trưa không? Các trường có được cơ sở y tế khảo sát về phòng dịch không? Bán trú cũng phải mở lại nhưng mở lại phải an toàn cho tất cả các cháu chứ không thể nghĩ mở ra như trước khi có dịch, đó là mong muốn của rất nhiều phụ huynh trong đó có tôi.
Còn đối với trẻ mầm non, việc yêu cầu các cháu đeo khẩu trang trong suốt thời gian đi học là điều không tưởng, mùa xuân khí hậu miền Bắc ẩm thấp, mưa phùn kéo theo nhiều loại bệnh, giảm sức đề kháng, cho đi học lúc dịch đang căng như thế này là không hợp lý.
Thành phố nên có nghiên cứu, tham vấn, và khảo sát kỹ lưỡng để ra quyết định phù hợp. Cho học sinh đi học mà khổ cả thầy, trò, phụ huynh thì rất không nên”.
Nhiều câu hỏi được một phụ huynh đưa ra: “Bố mẹ mà không lo lắng cho con thì là cái thế giới gì? Con Covid-19 này chúng ta đã hiểu nó đến đâu? Mới chỉ nghe tỷ lệ chuyển nặng và tử vong. Thế các hậu quả hậu Covid-19 thì đã được thống kê con số đầy đủ chưa, có nguy hiểm và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe không ạ? Học được vài hôm chả được thấy lợi cái gì mà ngược trở lại phụ huynh, học sinh tốn kém bao nhiêu tiền của để mua que test thử Covid, thuốc thang, sự lo lắng hoang mang… Thế có phải là tốn kém hơn không? Sao không lùi thời gian mở trường thêm một tháng nữa để cho qua đỉnh dịch?”.
Dự báo giá thép tiếp tục neo cao theo giá nguyên liệu
Theo thông tin từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), giá các nguyên, nhiên liệu sản xuất thép tăng trở lại ở mức cao khiến giá thép tăng lên trong thời gian qua.
Nhiều chuyên gia dự báo, thời gian tới, cùng với giá nguyên liệu tăng, việc các dự án đầu tư công, bất động sản được đẩy tiến độ xây dựng, giá thép có thể tiếp tục neo cao.
Dự báo giá thép tiếp tục neo cao theo giá nguyên liệu. Ảnh minh họa: TTXVN
Báo cáo từ VSA cho hay, giá than mỡ luyện cốc xuất khẩu tại cảng Australia ngày 10/2/2022 giao dịch ở mức 391,75 USD/tấn FOB, tăng mạnh 55,75 USD so với đầu tháng 1/2022. Giá than cốc có xu hướng tăng liên tục kể từ quý III/2021 ảnh hưởng đến chi phí sản xuất thép tăng.
Cùng với đó, giá quặng sắt giao dịch ở mức 149,7 - 150,2 USD/tấn CFR cảng Thiên Tân, Trung Quốc, tăng khoảng 24 USD/tấn so với thời điểm đầu tháng 1/2022; giá thép phế liệu nhập khẩu cảng Đông Á ở mức 555 USD/tấn CFR Đông Á ngày 10/2/2022 tăng 40 - 45 USD/tấn so với hồi đầu tháng 1/2022.
Giá nguyên liệu từ quặng sắt, than Coke, thép phế liệu tăng và tăng nhiều sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán (ở Trung Quốc và khu vực ASEAN) đã khiến giá phôi tăng mạnh. Giá phôi thép giao dịch cảng Đông Nam Á tăng 39 - 40 USD/tấn giữ mức 660 USD/tấn vào cuối tháng 01/2022; đến ngày 10/2/2022 ở mức 696 USD/T CFR Đông Á, tăng khoảng 70 USD/tấn so với mức giá phôi thép thời điểm đầu tháng 1/2022.
Ở trong nước, giá phôi thép nội địa tháng 1/2022 tăng khoảng 400 - 600 đồng/kg, giữ giá ở mức từ 14.800 - 15.800 đồng/kg cuối tháng 1/2021.
Trên thị trường, giá thép xây dựng đang được bán khoảng 17.000 đồng/kg (tương đương 17 triệu đồng/tấn). Đại diện VSA cho biết, các nhà máy điều chỉnh giá bán thép thành phẩm để bù lại một phần giá thành sản xuất, việc này khiến lượng bán tăng do đầu cơ của nhà phân phối. Nhu cầu về mặt hàng thép có thể khởi động từ trung tuần tháng 2/2022 và thị trường xác lập mặt bằng giá mới ở mức cao. Mức độ cạnh tranh giữa các nhà máy ngày càng khốc liệt về giá bán. Triển vọng thị trường quý I/2022 có thể bắt đầu với một mặt bằng giá mới khi giá nguyên liệu sản xuất thép liên tục điều chỉnh tăng, nhu cầu trong nước có tín hiệu tốt.
Theo ông Nguyễn Văn Sưa, chuyên gia ngành thép, trong tháng 1/2022, thị trường nguyên liệu thép toàn cầu tiếp nối xu hướng đảo chiều nhanh chóng. Giá bán thép xây dựng trong nước điều chỉnh tăng khoảng 200 đồng/kg vào cuối tháng 1/2022, và điều chỉnh tăng 300 đồng/kg vào trung tuần tháng 2/2022, giữ ở mức bình quân khoảng 16.600-17.200 đồng/kg tùy thuộc từng chủng loại sản phẩm và từng doanh nghiệp và vùng miền cụ thể.
Tại Chỉ thị 01 vừa được ban hành, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Giao thông Vận tải và các cơ quan, địa phương liên quan đẩy nhanh hơn nữa tiến độ chuẩn bị đầu tư, quyết định đầu tư dự án xây dựng đư ờng bộ cao tốc Bắc-Nam phía đông giai đoạn 2021-2025; tập trung đôn đốc đẩy nhanh hơn nữa tiến độ thi công xây dựng Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía đông giai đoạn 2017-2020, Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1...
Đây sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng trong ngành thép trong năm nay. Giá các mặt hàng thép cũng có thể diễn biến tăng theo giá các nguyên liệu sản xuất, ông Sưa nhận định.
Theo VSA, trong tháng 1/2022, tình hình sản xuất thép xây dựng đạt kết quả tốt so với tháng trước và cùng kỳ 2021. Sản lượng thép xây dựng sản xuất trong tháng 1/2022 đạt hơn 1,12 triệu tấn, tăng 11,19% so với tháng 12/2021 và ngang mức cùng kỳ 2021. Tiêu thụ đạt hơn 1,05 triệu tấn, tăng 1,55% so với tháng trước đó và tăng 27,8% so với cùng kỳ năm 2021. Xuất khẩu thép trong tháng 1 đạt gần 232.000 tấn, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021.
Thực tế, ngay từ đầu năm mới và trong dịp Tết Nguyên đán, nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn duy trì hoạt động xuất khẩu thép với sản lượng lớn qua các cảng biển. Đơn cử, đầu tháng 2/2022, Công ty cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất đã ký hợp đồng xuất khẩu lô thép cuộn cán nóng (HRC) đầu tiên tới Italy với khối lượng 35.000 tấn... Trong khi đó, hiện có rất nhiều khách hàng nước ngoài muốn đặt mua HRC được sản xuất tại Việt Nam nhưng doanh nghiệp trong nước chưa thể đáp ứng hết nhu cầu của thị trường do năng lực sản xuất mặt hàng này còn hạn chế.
Với nhu cầu tăng cao về xây dựng, đầu tư, VSA dự báo, thị trường thép trong nước tăng trưởng 15-20% trong năm 2022.
Cục Hàng không Việt Nam: Nhu cầu đi lại bằng đường hàng không tăng vượt dự báo Ngày 17/2, Cục Hàng không Việt Nam cho biết vừa phát hành điện văn qua đường hàng không (NOTAM) để thông báo tới các hãng hàng không, người khai thác tàu bay trên toàn thế giới việc Việt Nam dỡ bỏ toàn bộ các hạn chế về việc vận chuyển hàng khách bằng đường hàng không. Hành khách đến Thành phố Hồ Chí...