Tranh luận dữ dội việc chặt hạ dừa ở thành phố biển Nha Trang
Người dân tiếc nuối khi hàng loạt cây dừa lâu năm bên bờ biển TP.Nha Trang ( Khánh Hòa) mới đây bị chặt hạ.
Nhiều người cho rằng cần có giải pháp xử lý dung hòa để bảo tồn cây trồng, mảng xanh đô thị.
Những ngày qua, TP.Nha Trang cho chặt nhiều cây dừa lâu năm trên một đoạn đường Trần Phú. Hàng loạt cây dừa cao, thân lớn chừng một vòng tay người ôm, bị cưa hạ nằm trên vỉa hè. Không chỉ người địa phương mà du khách, những người yêu mến thành phố biển này đều bày tỏ sự tiếc nuối.
Hàng loạt cây dừa nhiều tuổi trên đường Trần Phú bị chặt hạ. Ảnh M.X.H
Theo báo cáo của UBND TP.Nha Trang gửi UBND tỉnh Khánh Hòa, công trình nâng cấp vỉa hè phía đông đường Trần Phú đang triển khai thi công lát vỉa hè, bó vỉa bằng đá granit. Trên dọc tuyến vỉa hè, một số cây dừa cao đã tồn tại từ lâu, gốc mục, nghiêng ra mặt đường; bẹ, trái sâu bệnh rụng có nguy cơ ảnh hưởng đến người tham gia giao thông. Mặt khác, do cây dừa quá cao nên công tác duy trì, chăm sóc gặp nhiều khó khăn. Dải cây xanh dọc tuyến công viên bờ biển hiện nay phần lớn là dừa đã đủ độ che mát vỉa hè, đồng thời vỉa hè đường Trần Phú rộng 4 m, việc tồn tại cây dừa từ trước ảnh hưởng đến lối đi dành cho người đi bộ.
UBND TP.Nha Trang cho biết theo hồ sơ thiết kế được duyệt, các cây dừa cao trên vỉa hè phía đông đường Trần Phú đoạn từ Lê Thánh Tôn đến Viện Pasteur được chặt và thay thế bằng cây dừa trồng mới để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, tạo không gian thông thoáng, mỹ quan cho khu vực.
Trồng, chăm mới lâu, chặt hạ rất mau
Một số ý kiến đồng tình việc chặt bỏ dừa già, mục gốc, như bạn đọc (BĐ) giaonguyenbanme: “Tôi hoàn toàn ủng hộ việc làm vì lợi ích chung này. Việc chặt bỏ những cây dừa lâu năm đã mục gốc, nghiêng ngã, không an toàn cho người đi bộ và không còn phù hợp với mỹ quan của bãi biển, vỉa hè… là khách quan, cần thiết, để thay thế trồng cây dừa mới đẹp hơn”.
Tôi cho rằng việc trồng nhiều cây dừa cũng có nguy cơ quả dừa rụng gây nguy hiểm cho người đi bộ bất cứ lúc nào. Vẫn trồng nó, tuy nhiên cần có kiểm soát.
Video đang HOT
Thanh Van Nguyen
Tôi ở Nha Trang đã 60 năm nay, không thấy có ai bị tai nạn do dừa rụng cả!
mantantri
Có xe chuyên dụng rồi thì vệ sinh cây dừa đâu khó. Hãy nghĩ đến công chăm sóc và vẻ đẹp, bóng mát mà nó đem lại cho người dân và khách du lịch.
89570
Dừa cao cỡ đó mà nói cổ thụ phải đốn hạ để trồng dừa khác thì vô lý quá. Thấy dừa ở các bãi biển nước ngoài cao vút rất đẹp, sao họ vẫn đảm bảo được an toàn?
Liên Võ Trần Kim
Tuy nhiên, hầu hết BĐ bày tỏ bất ngờ trước việc hàng dừa xanh lâu năm ở thành phố du lịch nổi tiếng bị chặt bỏ. Theo BĐ Soan Le: “Thành phố biển Nha Trang đẹp nổi bật nhờ một phần dấu ấn của những hàng dừa. Cây dừa có sức sống bền bỉ, dẻo dai thì khó nói là mục gốc rễ! Còn nói khó chăm sóc do cây quá cao thì thật vô lý. Không có gì khó khăn cả, trồng nuôi một cây dừa thành cổ thụ mới khó”. Tương tự, BĐ Nhat Huynh Huu viết: “Bẹ dừa khô có thể leo lên làm gọn. Ở quê nhà tôi có hơn chục cây dừa, cao khoảng 10 m, trời gió nam vẫn leo lên làm được. Bây giờ còn có xe nâng, có thể dùng để cắt tỉa dừa như vẫn làm đối với cây dương, làm cho bờ biển Nha Trang đẹp hơn. Chắc họ sợ hư đá lát vỉa hè”.
“Cây dừa nó vững lắm. Chỉ có nó mới chắn được gió, giữ được cát, vì rễ tua dài cả chục mét. Tôi sống đã 40 năm ở Nha Trang, thỉnh thoảng lại thấy việc hủy hoại cảnh quan tự nhiên nơi đây. Có vài miếng lát gạch đá mấy tháng không xong, rồi chặt, đốn hạ cây, đem hoa sữa về trồng, rồi lại chặt hạ mà không biết bảo tồn”, BĐ Khanh ý kiến. Trong khi đó, BĐ Trọng nhắn nhủ: “Khách du lịch khắp nơi đến với Nha Trang vì bãi biển đẹp, vì hàng dừa đặc trưng ngay bãi tắm, chứ không phải vì “lát vỉa hè, bó vỉa bằng đá granit”. Các vị làm du lịch ở Nha Trang nên nhớ điều này”.
Phát triển cần hài hòa với thiên nhiên
Về thông tin cho rằng cây dừa gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, BĐ Khai Hung Pham đặt vấn đề: “Lâu nay đã có tai nạn nào xảy ra do cây dừa không? Việc lát đá, các bạn cứ thử nghĩ xem, những chỗ đã lát rồi xem thế nào, nắng chói chang… Thay vì có hàng dừa mát mẻ còn có người đi dạo, chứ lát đá xong không ai đi nổi vì quá nắng. Tiền đó để làm việc khác có ích hơn”.
Nhiều BĐ nêu ý kiến cần có giải pháp dung hòa giữa việc đảm bảo an toàn giao thông với việc bảo tồn mảng xanh đô thị. BĐ Tran Van Tri nêu biện pháp di dời, không nhất thiết đốn hạ dừa: “Nhiều nơi ở TP.Nha Trang thiếu bóng mát cây xanh, nên có thể dời những cây dừa ở đường Trần Phú đến nơi khác. Đây là loại cây lâu năm, mất cả chục năm mới ra trái chứ đâu phải ngắn ngày, giờ đốn hạ thì đáng tiếc vô cùng”.
“Những cây già nua, bệnh tật thì phải bỏ, nhưng còn giữ được gì cho thành phố thì hết sức gìn giữ. Ai không xúc động khi về lại Nha Trang ngắm những hàng dừa xanh khẳng khiu, những cây phi lao được uốn, tạo hình qua bao năm tháng. Vạn lần xin đừng chặt phá”, BĐ Hải Lý đề nghị. Còn BĐ Binh Minh khẩn thiết: “Hãy biết kết nối với thiên nhiên, giữ gìn, trân quý và phát triển hài hòa với cái đã có. Các nước phát triển hiếm khi nào chặt cây, nhất là cổ thụ, nếu họ có giải pháp thay thế. Người nào chặt rồi thử hỏi phần cuộc đời còn lại có trồng được hàng dừa này không?”.
Báo động tai nạn trên đường cao tốc: Đi bộ, chạy xe máy, đón xe khách trên cao tốc
Không khó để thấy hình ảnh người đi bộ, chạy xe máy, đón xe khách trên đường cao tốc.
Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới tai nạn trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương, cửa ngõ quan trọng với 20 triệu dân vùng ĐBSCL.
Phá rào chắn để đón xe khách
Anh Nguyễn Hữu Vinh, tài xế xe cứu thương từ thiện ở TP.Mỹ Tho (Tiền Giang), hằng ngày chở bệnh nhân lên TP.HCM cấp cứu, cho biết từ khoảng 2 năm qua, khi di chuyển xe vào cao tốc TP.HCM - Trung Lương rất dễ dàng trông thấy có xe dân sự chạy vào đường dừng khẩn cấp. Một số tài xế lên cao tốc còn vừa chạy vừa ngắm cảnh với vận tốc 30 - 40 km/giờ. "Chạy trên cao tốc mà tôi cứ thấy xe máy hoài, thậm chí phải tránh những người đi bộ vượt ngang tuyến chính cao tốc... Thực trạng như vậy thì sao mà không tai nạn, nghĩ sao mà dám chạy với vận tốc nhanh", tài xế Vinh nói.
Đầu kéo container bị hư hại trong một vụ tai nạn trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương, đoạn qua địa bàn tỉnh Long An. Ảnh BẮC BÌNH
Theo ghi nhận thực tế nhiều ngày của chúng tôi, phản ảnh của tài xế Vinh là hoàn toàn chính xác. Thậm chí, tại khu vực cầu vượt số 10 (qua địa bàn H.Tân Phước, Tiền Giang), có nhiều người đã phá rào chắn cao tốc để vào tuyến chính đón xe khách từ hướng miền Tây lên. Đèn tại các trạm thu phí thậm chí có khi không đủ sáng, các vụ tai nạn, va quệt vào các trụ thu phí chậm được khắc phục. Các bảo vệ thường trực tại đây cũng thỉnh thoảng mới xuất hiện một lần khiến cho người điều khiển xe máy muốn "du ngoạn" trên đây cũng không có ai ngăn cản kịp thời. Không chỉ xe 4 chỗ thường xuyên đi sai làn mà cả xe khách 50 chỗ, container cũng sai làn liên tục... và đều không bị xử lý.
Di chuyển trên tuyến cao tốc, ít thấy có CSGT tuần tra lưu động trên tuyến như trước kia. Thời gian gần đây, CSGT thường chỉ có mặt ở một trạm cố định tại khu vực qua phía sau Trạm thu phí Chợ Đệm (hướng lên TP.HCM) rẽ vào đường Võ Trần Chí.
Quá trọng tải ở 13 cầu vượt
Theo các tài xế, vấn đề đáng lo nhất là hiện độ ma sát bám dính mặt đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương đã giảm độ sâu, nhiều đoạn trong trạng thái trơn trượt. Một vấn đề rất nghiêm trọng khác là trên tuyến cao tốc này có 13 cầu vượt sông, cầu cạn với tải trọng thiết kế 30 tấn nhưng từ lâu không kiểm soát tải trọng của các phương tiện đầu vào nên nguy cơ hư hỏng, sụp đổ các công trình cầu đột ngột... là hoàn toàn có thể xảy ra.
Một trăn trở khác của cánh tài xế là đoạn cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận chỉ có 2 làn xe (mỗi bên) mà không có làn dừng khẩn cấp. Trong khi lượng phương tiện lớn di chuyển vô tội vạ từ tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương vào rất dễ gây tắc nghẽn giao thông. Thực tế ngay trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận vừa thông tuyến đã bị kẹt xe rất nghiêm trọng. Trong 15 ngày cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận cho xe chạy trên toàn tuyến đã xảy ra ùn ứ phương tiện liên tục với thời gian "đứng bánh" rất lâu mà ngành chức năng, đơn vị quản lý dự án cũng không thể có giải pháp nào hữu hiệu.
Trả lời Thanh Niên, một cán bộ Phòng CSGT Công an tỉnh Tiền Giang cho biết việc tuần tra, kiểm soát trên các tuyến cao tốc đều không do đơn vị phụ trách mà thuộc Cục CSGT (C08) - Bộ Công an. Trong khi trên tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương không hạn chế mức trọng tải, loại phương tiện... được di chuyển vào nên dù CSGT Công an tỉnh Tiền Giang muốn phân luồng, điều tiết sẽ bị các tài xế phản ứng.
Một lý do nữa liên quan đến việc thu phí trên tuyến cao tốc này. Theo đại diện Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương, từ khi trạm thu phí trên tuyến ngưng hoạt động, số phương tiện các loại đi vào đạt từ 30.000 - 40.000 lượt/ngày đêm, cao điểm như lễ - tết đạt 60.000 - 70.000 lượt/ngày đêm, tăng từ 30 - 40% so với thời điểm có thu phí. Cũng do lượng phương tiện quá đông nên tai nạn xảy ra cũng nhiều hơn.
Theo thống kê của C08, trong quý 1/2022, trên 2 tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương và TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây xảy ra 106 vụ tai nạn giao thông, làm 46 người thương vong. Trong đó, tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây dài 55,7 km (hơn cao tốc TP.HCM - Trung Lương gần 16 km) xảy ra 30 vụ, làm 17 người thương vong, còn tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương xảy ra đến 76 vụ, làm 29 người thương vong. Khoảng 75% số vụ tai nạn do tài xế điều khiển xe không đúng chiều đường, phần đường, làn đường quy định; chuyển hướng không đúng quy định; không giữ khoảng cách an toàn; vi phạm tốc độ; tránh, vượt xe khi không đảm bảo an toàn; không chấp hành quy định về biển báo; xăm lốp bị thủng. 25% số vụ tai nạn còn lại do tài xế thiếu quan sát.
Theo tiến sĩ Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ VN, để đảm bảo an toàn giao thông trên đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương và ngăn chặn sự xuống cấp các công trình, Bộ GTVT cần khẩn trương hoàn thành đề án thu phí trở lại đối với tuyến cao tốc này. Trong đó, cần kiểm soát chủng loại và tải trọng của các phương tiện tham gia giao thông để tạo nguồn thu cho ngân sách và đảm bảo chi phí thực hiện quản lý vận hành, bảo dưỡng thường xuyên, phát huy hiệu quả khai thác đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương.
Một giải pháp quan trọng trước mắt để giảm bớt tình trạng ùn ứ phương tiện, ngăn chặn tai nạn giao thông trên tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương, theo các chuyên gia, trong thời gian tới là quản lý, giám sát sao cho các phương tiện ô tô từ 16 chỗ trở xuống đi làn trong (gần con lươn), các phương tiện còn lại đi làn giữa. Đặc biệt, các phương tiện quá trọng tải so với các cầu vượt phải được phân luồng di chuyển trên QL1.
Rào chắn vỉa hè ngăn xe máy gây khó, người đi bộ bất đắc dĩ phải "trèo" qua Nhiều tuyến đường của Hà Nội dựng rào chắn thép cố định ngăn xe máy tràn lên vỉa hè, song lại làm giảm công năng và phát sinh nhiều rắc rối cho người đi bộ. Tại đường Hồ Tùng Mậu (Cầu Giấy, Hà Nội) đoạn vỉa hè trước cổng trường Đại học Thương mại có hàng trăm mét rào chắn được dựng lên....