Tranh luận “Có nên dùng tiền để thuê con làm việc nhà?”, bà mẹ ở TP.HCM đưa ra quan điểm bất ngờ cùng loạt kinh nghiệm dạy con về TIỀN đáng học hỏi
Nếu mình chỉ đưa cho con 1 option (lựa chọn) duy nhất: Làm việc nhà để được trả công, thì cái bạn ấy nhận được là chỉ có duy nhất con đường dùng sức lao động để kiếm tiền, hay dạy con mua đi bán lại dụng cụ học tập thì cũng là 1 góc nhỏ của thương mại.
“Có nên dùng tiền để thuê con làm việc nhà?” là câu hỏi không mới nhưng mỗi khi được bố mẹ nào đó đưa ra bao giờ cũng nhận về nhiều ý kiến thảo luận rôm rả. Một luồng ý kiến cho rằng thông qua việc trả tiền công cho con làm việc nhà sẽ giúp con hiểu được giá trị của việc phải lao động mới có ăn, con biết giá trị của tiền và trân trọng tiền mà bố mẹ đã kiếm được. Luồng ý kiến khác nhận định không nên trả tiền cho việc nhà, vì vốn dĩ việc nhà là việc chung. Trả công con làm việc nhà là đang dạy con tính toán với bố mẹ, sau này không trả thì con không làm.
Nêu quan điểm về vấn đề này, chị Tú Trang, chuyên gia cha mẹ khai vấn (Parenting Coaching) tại TP.HCM, mẹ của hai bé Nhí và Gấu (sinh năm 2012 và 2017) cho rằng, không có quan điểm đúng và sai, mà sẽ luôn phù hợp với người này và chưa phù hợp với người kia.
Chị Tú Trang là chuyên gia cha mẹ khai vấn (Parenting Coaching) tại TP.HCM, mẹ của hai bé Nhí và Gấu.
“Ví dụ với Nhí thì mình không thể áp dụng cách trả tiền với con, vì cơ chế bẩm sinh của con không có sự khái quát hóa, hay thông qua 1 việc này mà hiểu ẩn dụ ý nghĩa khác. Do đó, nếu mình áp dụng cách này và kỳ vọng con hiểu sâu xa hơn, khái quát hơn thì sẽ không có điều đó xảy ra. Còn nếu con nhà bạn có đủ năng lực để học được bài học về trách nhiệm và thông qua đó hiểu được những bài học lớn hơn từ trải nghiệm làm việc nhà để nhận lương thì bạn có thể cân nhắc áp dụng. Quan trọng là con nhận được gì từ việc đó” , chị Trang chia sẻ.
Vun bồi TƯ DUY VỀ TIỀN cho con ra sao?
Chị Trang cho rằng, đa phần người Việt Nam sẽ có cách suy nghĩ quen thuộc là ngại bán hàng: “Cả mình cũng là 1 đứa ngại bán hàng. Mình sinh ra và lớn lên trong gia đình công chức, nên làm ở các đơn vị nước ngoài để ăn lương đã là khác biệt rồi, nói gì đến kinh doanh. 30 năm cuộc đời của mình cũng toàn nghĩ đến làm công ăn lương. Kinh doanh hay bán hàng là 1 điều gì đó xa vời lắm, thấy các bạn của mình con nhà nòi làm ăn, kinh doanh rầm rộ mà ngưỡng mộ. Nhưng t hực tế chúng ta có đang bán hàng không? Có chứ. Có phải mình càng có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm… thì deal lương càng có giá không? Chúng ta vẫn ngày ngày bán hiệu quả công việc mà chúng ta mang đến đó chứ” , chị Trang nói.
Từ quan điểm đó, chị Trang nói với con về 4 cách để kiếm tiền:
1. Dùng SỨC LAO ĐỘNG để kiếm tiền: Đây là vốn tự có. Rất nhiều người đem sức lao động của mình để đổi lấy tiền.
2. Dùng TRÍ để kiếm tiền: Level này cao hơn 1 chút, đòi hỏi đầu óc 1 chút, bán chất xám. Đây chính là đa phần nhân viên văn phòng. Hoặc chủ doanh nghiệp, dân kinh doanh. Trí càng cao thì tiền càng nhiều.
Hai level (cấp độ) này thì sẽ chỉ tạo ra tiền khi mình đích thân dùng TRÍ và SỨC LAO ĐỘNG để đổi lấy. Còn khi mình ngừng: Bệnh, ngủ, nghỉ ngơi, du lịch…. thì không có tạo ra tiền.
3. Dùng TIỀN để kiếm tiền : Đầu tư, kinh doanh để tạo ra dòng tiền thụ động.
Video đang HOT
4. Dùng ĐẶC QUYỀN để kiếm tiền.
Mấy level này “ngô khoai” hơn nhiều, đòi hỏi Trí Tuệ cao hơn, Đạo Đức cao hơn, Nghị Lực cũng cao hơn.
Chị Trang cho biết thêm: “Con sẽ đi qua từng bậc, mới đạt được lên đến các bậc cao hơn. Không mài sức lao động thì lấy đâu ra bài học, lấy đâu ra kinh nghiệm, lấy đâu ra trí tuệ. Nhưng đừng mài sức lao động cả đời. Đến một giai đoạn muốn có sự nhảy vọt thì con phải dùng đến TRÍ. 2 tầng cuối cùng sẽ mang lại cho con sự TỰ DO về TÀI CHÍNH thực sự…, nói chung là cũng cần diễn giải đủ nhiều để con hiểu. Cuộc đời con người bao gồm SINH TỒN và PHÁT TRIỂN, khác với động vật chỉ có sinh tồn. Nên nếu 30, 40 mà con còn đang vật lộn với SINH TỒN thì làm sao con PHÁT TRIỂN?”.
Sau khi định nghĩa, chị đặt ra những câu hỏi với con mình:
- Theo con thì level nào sẽ cực thân hơn, và mang lại ít tiền hơn?
- Theo con thì level nào cần ít thời gian hơn và hiệu quả cao hơn?
- Con muốn đạt được đến level nào?
- Con cần làm gì để đạt được đến level đó?
- Con cần làm gì bây giờ? –> Muốn ở Level dùng Trí thì bây giờ cần vun bồi Trí. Muốn ở Level dùng Tiền thì cần hiểu rất rõ về cách Tiền vận hành.
Những đầu sách về tài chính chị Trang cho con đọc.
Mẹ khai vấn để con tự đưa ra quyết định và giải pháp cho cuộc đời mình, nên việc con học cũng là con muốn chứ không ai ép uổng cả. Mẹ chỉ cho con bức tranh toàn cảnh để con ra quyết định, tự lên lộ trình cho mình ngay từ bây giờ. Còn nếu mình chỉ đưa cho con 1 option (lựa chọn) duy nhất: Làm việc nhà để được trả công, thì cái bạn ấy nhận được là chỉ có duy nhất con đường dùng sức lao động để kiếm tiền, hay dạy con mua đi bán lại dụng cụ học tập thì cũng là 1 góc nhỏ của thương mại.
“Từ nhỏ mình đã không sống trong thế giới của Lạm Phát, của Kinh tế Vĩ Mô, Vi Mô, của ROA, ROE, ROI, chứng khoán, đầu tư bất động sản…. nên gần như rất ngại quan tâm về các lĩnh vực đó. Việc của mình là nhận lương, rồi quản lý tài chính cá nhân ở mức chi tiêu cái cục lương đó như thế nào hằng tháng. Giỏi lắm thì thêm 2, 3 nguồn thu khác, rồi cũng quản lý tiếp tài chính cá nhân, dòng tiền doanh nghiệp ở mức “tiểu học”. Xong rồi nhìn các Shark một cách ngưỡng mộ, sao các Shark có thể hoạch định tốt thế, có tầm nhìn thế.
Hành trình cuộc sống mà con cần là 1:1:1, cân bằng giữa Mối Quan Hệ – Công Việc – Yêu Quý Bản Thân…
Mình hay nói với con: Chúng ta mơ ước có thể làm được như họ, thì hãy bắt tay vào làm những điều mà họ đã trải qua. Chúng ta mong muốn nuôi dạy con chúng ta như một ai đó đang làm tốt. Vậy mình bắt tay vào làm những việc họ đã làm chưa: Đọc những quyển sách họ đọc, thực hành những điều họ thực hành chưa…? Không phải con nhà đó dễ hay ngoan, mà do bố mẹ nhà đó đầu tư có chủ đích thôi!
Đương nhiên sẽ còn cần các mặt khác ở sứ mệnh, tầm nhìn: Con kiếm tiền để làm gì, giúp được gì cho ai… rồi cả Đạo Đức, Nghị Lực… Hành trình cuộc sống mà con cần là 1:1:1, cân bằng giữa Mối Quan Hệ – Công Việc – Yêu Quý Bản Thân… nên mình cũng sẽ vun bồi, đồng hành để con có được năng lực để cân bằng. Nếu yêu cầu là cân bằng, mà không biết làm cách nào để cân bằng thì dễ “tẩu hỏa nhập ma” lắm” , bà mẹ hai con chia sẻ.
Lập bảng giá cho công việc nhà hàng ngày để "thuê" con làm, người mẹ gây tranh cãi gay gắt
Không phải để con tự giác làm, người mẹ này đã quy đổi ra những công việc sẽ tương ứng với bao nhiêu tiền rồi trả cho con!
Thay vì dạy con có ý thức, trách nhiệm với gia đình bằng cách làm việc nhà tự nguyện mỗi ngày, thì người mẹ trong câu chuyện dưới đây lại quy đổi mọi sự tự nguyện ra thành tiền. Bảng giá việc nhà của bà mẹ sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội đã gây ra không ít tranh cãi.
Nội dung câu chuyện cụ thể như sau: " Trong ảnh là quy định chị gái mình thiết lập dành cho con gái, làm việc kiếm tiền từ mẹ và ăn thì phải trả tiền cho mẹ.
Do đợt trước cháu mình ở nhà nhiều, năm nay nó học lớp 3, tự học online ở nhà 1 mình nên chị mình phải làm vậy để nó không dính mắt vào ti vi với Ipad nhiều.
Làm việc quần quật bao ngày được 60 nghìn nhét trong cái vỏ lọ kẹo cao su (để dành mua Bipbop phát sáng) thì chiều qua đi học mang ra lớp bị mất luôn cả lọ tiền chìa khoá nhà trong đó.
Chiều đi học về lấy chìa khoá nhà ra mở cửa thì phát hiện ra mất, nó im lặng từ lúc đó đến tối thì không chịu được nữa bật khóc.
Cú shock đầu đời làm việc "vất vả" bao ngày được tí tiền mà bị mất. Cuối cùng ba nó an ủi bằng cách mua Bipbop phát sáng cho nó".
Bảng giá cho những công việc hàng ngày của bé mà bố mẹ chi trả.
Đính kèm với câu chuyện chính là tấm ảnh về bảng giá với những công việc bé thực hiện hàng ngày. Trong đó, có phân loại rõ ràng công việc có thể kiếm tiền và những việc phải trả tiền. Nội dung của từng công việc và số tiền kiếm được hoặc phải trả cũng được ghi cụ thể.
Ví dụ như rửa bát: Nếu bé rửa sạch, tráng sạch bát và úp vào rổ đợi khô thì sẽ được trả 10 nghìn đồng. Quét sạch sàn nhà và hót rác thì được 3 nghìn đồng. Trong trường hợp bỏ bừa, ăn chậm không tập trung hay xem Tivi, dùng Ipad quá thời gian thì phải trả ngược lại tiền.
Ngoài ra, việc bé muốn mua đồ cá nhân không cần thiết hay đi chơi, đi dã ngoại cũng phải tự chi trả tiền.
Bé có một khoản tiền từ những công việc hằng ngày.
Ngay dưới phần bình luận, hàng loạt ý kiến khác nhau được bày tỏ. Nhiều người cho rằng đây là cách dạy con tốt.
"Mình rất khuyến khích việc yêu cầu trẻ làm việc nhà và trả công. Nhiều phụ huynh có tâm lý con nhỏ, không bắt làm việc, để lớn dần nó sinh ỷ lại. Bây giờ trả công sòng phẳng, trẻ cũng có hứng thú hơn, rất tốt", một dân mạng viết.
"Việc này giúp trẻ tự giác hơn trong chuyện làm công việc ở nhà. Tuy nhiên, mẹ cũng nên dạy bé kĩ năng giữ gìn tiền bạc và quản lý tiền bạc. Đây cũng là cách dạy con lớn khôn" , dân mạng khác bình luận.
Tuy nhiên, nhiều người lại không đồng tình chuyện việc gì con làm cũng quy ra tiền nong. Về lâu về dài, rất dễ xảy ra tình huống trẻ có tiền mới bắt tay làm việc.
"Không ổn đâu. Mình từng gặp 1 nhà làm thế này và đứa trẻ hình thành cái suy nghĩ là làm việc nhà sẽ có tiền.
Nó không nghĩ rằng đấy là nghĩa vụ của thành viên gia đình. Rồi đến lúc bố mẹ lo cho nó ăn học thì nó lại nghĩ đấy không phải công ơn dưỡng dục, mà là thứ nó mua được bằng tiền" , một dân mạng viết.
"Cách làm thì hay nhưng chỉ sợ sau này bé tính toán với bố mẹ bằng tiền hết. Kể cả chuyện yêu thương gia đình, đối xử tốt với bố mẹ cũng quy ra tiền thì lúc đó hối hận muộn màng ", một dân mạng bình luận.
Nói gì thì nói, nuôi và dạy con thế nào là quan điểm riêng của mỗi gia đình. Tuy nhiên dù thế nào đi chăng nữa vẫn nên theo sát con trẻ thật kỹ, tránh sự phát triển lệch lạc trong suy nghĩ, hành động của trẻ.
Con trai 5 tuổi hay trộm tiền mua quà vặt, cách xử trí của mẹ thông thái làm con không dám hó hé, hiệu quả ai cũng ngưỡng mộ Cách xử trí thông minh của người mẹ này đang được cộng đồng mạng tán dương nhiệt liệt. Những cô cậu bé "thừa" năng lượng luôn thích chạy nhảy lung tung khắp nơi, có những trẻ tinh ranh thậm chí còn hay lén lấy tiền của người lớn để mua kẹo bánh. Đối với nhiều gia đình, việc phải xử lý những đứa...