Tránh lộ lọt thông tin, chuyên gia khuyến nghị không chuyển dữ liệu chưa mã hóa qua Internet
Bật mã hóa toàn bộ ổ đĩa trên tất cả thiết bị, không chuyển dữ liệu chưa được mã hóa qua Internet và xóa dữ liệu nhạy cảm khi không cần dùng là những khuyến nghị của chuyên gia Kaspersky để bảo đảm an toàn, tránh lộ lọt dữ liệu.
Ngày 8/7, trên một diễn đàn trực tuyến, đã xuất hiện thông tin rao bán dữ liệu của 30 triệu hồ sơ người dùng, được cho là thu thập từ website về giáo dục, kèm theo mẫu dữ liệu là thông tin của một số giáo viên và học sinh ở Việt Nam.
Như ICTnews đã thông tin, ngay sau đó, Cục CNTT, Bộ GD&ĐT đã chính thức thông tin về nghi vấn rao bán dữ liệu của 30 triệu hồ sơ người dùng. Theo đó, từ kết quả kiểm tra, xác minh ban đầu của các cơ quan chức năng, đơn vị này khẳng định nguồn dữ liệu được đối tượng rao bán trên diễn đàn khác với hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục do Bộ GD&ĐT quản lý.
Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT cũng lưu ý các doanh nghiệp, các tổ chức cung cấp các dịch vụ ứng dụng CNTT cho ngành giáo dục như: Hệ thống học trực tuyến, hệ thống thi trực tuyến, hệ thống quản lý trực tuyến, cần chủ động rà quét, kiểm tra và khắc phục các lỗ hổng về bảo mật (nếu có) để đảm bảo an toàn cho các hệ thống dịch vụ.
Theo các chuyên gia, có thể ngăn ngừa lộ lọt dữ liệu nếu các tổ chức đầu tư vào bảo vệ mạng và nâng cao nhận thức về an ninh mạng (Ảnh minh họa: Internet)
Video đang HOT
Trong thông tin mới chia sẻ với báo chí, đại diện hãng bảo mật Kaspersky khu vực Việt Nam, Cambodia, Myanmar nhận định: Các tổ chức giáo dục xử lý dữ liệu cá nhân ở dạng kỹ thuật số đang phải đối mặt với các vấn đề bảo mật giống như các công ty và cơ quan chính phủ phải đối mặt.
Hơn cả sự cố rò rỉ dữ liệu, virus, đột nhập, phá hoại nội bộ, tấn công DDoS (tấn công từ chối dịch vụ phân tán – PV) và thiếu tài nguyên không những gây ra thiệt hại cho trường học tại một nơi cụ thể mà còn trên toàn cầu.
Chuyên gia Kaspersky cũng cho hay, những tổn thất do các mối đe dọa nêu trên gây ra hoàn toàn có thể được ngăn ngừa nếu các tổ chức giáo dục và các công ty cung cấp dịch vụ CNTT cho ngành giáo dục đầu tư vào bảo vệ mạng và nâng cao nhận thức về an ninh mạng.
Cụ thể, chuyên gia Kaspersky đề xuất, trên các thiết bị có chứa dữ liệu bảo mật, cần đảm bảo bật mã hóa toàn bộ ổ đĩa để bảo vệ dữ liệu phòng khi thiết bị rơi vào tay kẻ xấu.
Cùng với đó, trong một số trường hợp cần gửi thông tin bảo mật bằng email, hoặc qua dịch vụ chia sẻ tập tin, các tổ chức và doanh nghiệp cần mã hóa thông tin trước khi gửi, sau đó gửi mật khẩu cho người nhận qua một kênh khác, chẳng hạn như ứng dụng nhắn tin hỗ trợ mã hóa đầu cuối.
Các chuyên gia cũng đề xuất việc xóa dữ liệu nhạy cảm khi không cần dùng nữa. Bởi lẽ, sự cố vẫn có thể xảy ra khi thông tin không còn cần thiết bị tin tặc khai thác. Đối với loại thông tin này, hãy xóa và làm trống thùng rác để tội phạm mạng không thể khôi phục dữ liệu chỉ bằng một cú nhấp chuột đơn giản. Với những thông tin quan trọng hơn, khi không sử dụng hãy xóa bằng tiện ích hủy tệp tin để ngăn chặn việc khôi phục.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, cần khuyến khích giáo viên hiểu các công cụ và ứng dụng đang sử dụng, đồng thời biết khả năng và tính năng của chúng bằng cách đọc hướng dẫn, tìm hiểu giao diện và tìm kiếm hướng dẫn cấu hình trên Internet.
“Vì nếu khi máy tính của học sinh bị phần mềm tống tiền thu thập thông tin, việc khôi phục máy tính và các tệp có thể lãng phí rất nhiều thời gian. Và nếu máy tính của giáo viên bị xâm nhập, một số phần mềm độc hại có thể lây lan sang thiết bị của học sinh. Đó là lý do tại sao giải pháp bảo vệ trên tất cả các máy tính, điện thoại thông minh và máy tính bảng đóng vai trò vô cùng hữu ích”, chuyên gia Kaspersky lý giải thêm.
Bitcoin giảm 15%, thủng mốc 24.000 USD khi các nhà đầu tư đua nhau bán tháo
Bitcoin giao dịch dưới mốc 24.000 USD trong ngày 13/6, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2020 khi các nhà đầu tư đua nhau bán tháo.
Bitcoin, đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới, tiếp tục xu hướng giảm vào ngày 13/6 khi thủng mốc 24.000 USD. Tại thời điểm bài viết, Bitcoin đang giao dịch ở mức 23.022 USD, giảm hơn 15% giá trị.
Chỉ trong cuối tuần vừa qua và hôm nay, hơn 200 tỷ USD đã bốc hơi khỏi thị trường tiền mã hóa. Vốn hóa thị trường xuống dưới mức 1.000 tỷ USD lần đầu tiên kể từ tháng 2/2021, theo dữ liệu từ CoinMarketCap.
(Ảnh: Shutterstock)
Các yếu tố vĩ mô góp phần khiến thị trường tiền mã hóa rơi vào trạng thái "gấu" - một cách gọi khác của thị trường giá xuống (downtrend). Đó là lạm phát lập kỷ lục và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) được dự đoán sẽ tăng lãi suất trong tuần này để kiềm chế giá tăng.
Tuần trước, thị trường chứng khoán Mỹ lâm vào tình trạng bán tháo, sàn Nasdaq nổi tiếng với các cổ phiếu công nghệ lớn giảm sốc. Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác có xu hướng giao dịch đồng pha với cổ phiếu và những tài khoản rủi ro khác. Khi các chỉ báo giảm, tiền mã hóa cũng giảm theo.
Theo Vijay Ayyar, Phó Chủ tịch Phát triển doanh nghiệp và quốc tế của sàn giao dịch tiền mã hóa Luno, từ tháng 11/2021, tâm lý thay đổi mạnh mẽ với cách FED tăng lãi suất và quản lý lạm phát. Công ty của ông dự đoán suy thoái khi FED có thể cần giải quyết khía cạnh nhu cầu để quản lý lạm phát.
Theo ông Ayyar, thị trường vẫn chưa chạm đáy và cho tới khi FED "xả hơi", chúng ta mới nhìn thấy thị trường "bò" (giá lên) quay trở lại. Trong các thị trường "gấu" trước đây, Bitcoin giảm khoảng 80% từ vùng đỉnh. Hiện nay, mức giảm của đồng tiền này là 63% so với kỷ lục lập được vào tháng 11/2021.
"Chúng ta sẽ chứng kiến giá Bitcoin giảm sâu hơn nữa trong 1 hay 2 tháng tới", chuyên gia nhận định.
Tầm quan trọng của mã hóa đầu cuối đối với tin nhắn Ngày nay, các nền tảng nhắn tin là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày và việc mã hóa đầu cuối không chỉ là trào lưu hay một thuật ngữ đơn thuần. Mã hóa đầu cuối được thiết kế nhằm ngăn các cuộc trò chuyện và thông tin cá nhân bị nền tảng nhắn tin khảo sát vì lợi nhuận...