Tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông: Philippines quyết không nhân nhượng chủ quyền
Philippines sẵn sàng chia sẻ nguồn tài nguyên trong khu vực nhưng chủ quyền thì không thể. Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã khẳng định như vậy tại một diễn đàn mở ở thành phố Makati tối 16-5.
Một nhóm hải quân và chính trị gia Philippines thăm bãi cạn Scarborough năm 1997
Tổng thống Aquino cho biết, nếu có thể cùng khai thác tài nguyên để mang lại lợi ích chung cho cả khu vực, các nước sẽ ít phải phụ thuộc vào dầu mỏ từ Trung Đông và Bắc Phi. Tuy vậy, Tổng thống Philippines khẳng định, sẽ không cho phép nước khác xâm phạm chủ quyền hợp pháp của Philippines.
Video đang HOT
Nói về tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông hiện nay, Tổng thống Aquino nhấn mạnh: “Rõ ràng chúng ta có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển và các bên cùng tham gia. Liệu có quá hay không khi yêu cầu nước láng giềng tôn trọng quyền của chúng ta như cách mà chúng ta đã tôn trọng quyền của họ?”. Tổng thống Aquino cũng nhấn mạnh quan điểm của chính phủ nước này là giải quyết tranh chấp thông qua con đường ngoại giao.
Trước đó một ngày, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario kêu gọi các doanh nhân hàng đầu nước này ủng hộ lập trường của chính phủ trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham) trên biển Đông gia tăng. Phát biểu tại CLB doanh nghiệp Makati, Ngoại trưởng Rosario nói rằng “mọi người cần hy sinh” lợi ích khi các doanh nghiệp Trung Quốc dọa rút khỏi Philippines và du khách Trung Quốc tới Philippines giảm mạnh.
Theo ông Rosario, Chính phủ Philippines chưa nhận được phàn nàn nào từ các doanh nghiệp địa phương liên quan đến việc Trung Quốc rút vốn đầu tư do hậu quả của tình trạng căng thẳng giữa hai nước. Ngoại trưởng Philippines cho biết, chính phủ nước này đang cân nhắc và tìm biện pháp bảo vệ lợi ích của các doanh nhân Philippines.
Trong khi đó, một nhóm người phản đối Trung Quốc ở Philippines cho biết họ có kế hoạch đi tàu ra bãi đá ngầm tranh chấp Scarborough. Đứng đầu nhóm này là ông Nicanor Faeldon, cựu lính thủy đánh bộ Philippines. Người phát ngôn của nhóm cho biết, ít nhất 2 tàu cá chở nhóm người trên dự kiến sẽ tới bãi cạn tranh chấp vào cuối hôm nay 18-5. “Họ có ý định ở lại đó ít nhất 3 ngày và câu cá”, ông Kit Guerrero nói.
Theo ông Guerrero, nhóm người này cũng có ý định cắm cờ Philippines trên bãi cạn Scarborough. Tuy vậy ông Guerrero không loại trừ khả năng nhóm gồm 6 người trên có thể bị tàu Trung Quốc ngăn chặn, thậm chí bắt giữ.
Cả Philippines và Trung Quốc đều áp đặt các lệnh cấm đánh cá riêng rẽ xung quanh khu vực tranh chấp bắt đầu có hiệu lực từ ngày 16-5. Một số nhà quan sát ở Manila cho rằng, lệnh cấm trên là cơ hội mở đường cho lối thoát “trong thể diện” giữa hai nước.
Theo ANTD
Bốn nước Mỹ Latinh và Mỹ tập trận hải quân chung
Các nguồn tin quân sự cho biết 1.000 binh sỹ hải quân của Peru, Chile, Mexico, Colombia và Mỹ ngày 16/5 đã tiến hành cuộc tập trận hải quân đa quốc gia Unitas thường niên lần thứ 53 tại các vùng biển Thái Bình Dương ngoài khơi bờ biển Peru.
Lính thủy đánh bộ Mỹ diễn tập. Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN
Theo THX, cuộc diễn tập mô phỏng kéo dài 10 ngày nói trên diễn ra trên vùng biển trải dài 240km giữa các thị trấn Callao và Pisco và bao gồm các chiến dịch chống buôn bán ma túy, tội phạm có tổ chức và buôn lậu, cũng như làm chệch hướng các cuộc tấn công quân sự nhằm vào khu vực này.
Ngoài ra, cuộc tập trận cũng bao gồm nội dung huấn luyện cho hoạt động trợ giúp nhân đạo và các trường hợp thiên tai khẩn cấp./.
Theo TTXVN
Mỹ tham vọng thay hầu hết chiến đấu cơ bằng tiêm kích tối tân F-35 Lầu Năm Góc có kế hoạch thay hầu hết hạm đội máy bay chiến đấu của không quân, hải quân và lực lượng lính thuỷ đánh bộ bằng các chiến đấu cơ tối tân F-35 vào năm 2020. Một chiếc F-35. Dòng máy bay chiến đấu 1 động cơ F-35 được xem là chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 vì sử dụng...