Tranh chấp quỹ bảo trì chung cư: Miếng bánh ai cũng muốn có phần?
Quyền lợi của cư dân, ban quản trị, chủ đầu tư… đan xen với “miếng bánh” quỹ bảo trì chung cư có thể lên tới hàng chục tỷ đồng mà ai cũng muốn.
77% tranh chấp chung cư liên quan tới quỹ bảo trì
Tại chung cư Happy Star Tower (Long Biên, Hà Nội) tranh chấp liên quan tới phí dịch vụ và quỹ bảo trì liên tục diễn ra khi cư dân cho rằng Ban quản lý tòa nhà của chủ đầu tư không minh bạch trong các khoản chi phí. Hội nghị chung cư không được chủ đầu tư thực hiện để bàn giao quỹ bảo trì cho cư dân.
“Chủ đầu tư tổ chức hội nghị nhà chung cư nhưng tất cả chỉ làm “giả dối” vì muốn tổ chức hội nghị nhà chung cư thì phải làm nhiều bước từ hội nghị trù bị, đưa ra quy chế chung, đưa công khai các ứng cử viên trong ban quản trị… Chủ đầu tư không làm bất kỳ 1 vấn đề gì thì không thể nói là tổ chức hội nghị nhà chung cư” – đại diện cư dân chung cư Happy Star Tower cho biết.
Mâu thuẫn ở chung cư Happy Star Tower liên tục bị đẩy lên, gần đây nhất là toàn bộ điện thang máy, điện chiếu sáng tầng hầm, điện chiếu sáng hành lang tòa nhà bị cắt. Nguyên nhân khiến Công ty điện lực Long Biên cắt điện là do Ban quản lý tòa nhà tháng 3 và tháng 4 chưa đóng tiền điện (hơn 179 triệu đồng). Chủ đầu tư đưa ra lý do người dân không đóng phí dịch vụ nên không có tiền nộp tiền điện còn cư dân thì yêu cầu chủ đầu tư minh bạch các khoản phí, chi tiêu, giá điện người dân mới đóng góp.
Video đang HOT
Tranh chấp quỹ bảo trì chung cư liên tục phát sinh tại Hà Nội và TPHCM.
Tại Hà Nội, trong số 745 (cụm, toà) chung cư thương mại trên địa bàn thành phố thì có đến 129 chung cư có tranh chấp, khiếu kiện, tiềm ẩn phức tạp. TPHCM hiện có 935 chung cư cao tầng thì cũng có tới 107 chung cư đang có tranh chấp. Trong số 44 vụ tranh chấp chung cư được Sở Xây dựng TPHCM giải quyết thì có đến 34 vụ (chiếm 77%) tranh chấp liên quan phí bảo trì.Câu chuyện tại chung cư Happy Star Tower chỉ là một trong số hàng trăm trường hợp tranh chấp phí dịch vụ và quỹ bảo trì tại các chung cư trên cả nước kéo dài trong suốt thời gian qua.
Có ban quản trị vẫn mâu thuẫn
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, mâu thuẫn nhiều nhất ở các chung cư là vấn đề quỹ bảo trì và sử dụng diện tích chung. Tuy nhiên, hiện nay quá trình vận hành tòa nhà cũng đã phát sinh các mâu thuẫn. Lợi ích chung của cư dân, lợi ích của chủ đầu tư, vai trò ban quản trị, đơn vị được thuê quản lý vận hành và vai trò của chính quyền… đây là tổng hợp các lợi ích đan xen.
“Một số chung cư sau khi thành lập ban quản trị và tiếp quản quỹ bảo trì mới xảy ra những mâu thuẫn. Đơn vị được thuê quản lý vận hành nhà chung cư đủ điều kiện chưa nhiều, nêu thuê đơn vị không có nghiệp vụ sẽ gây hư hỏng ảnh hưởng đến chất lượng tòa nhà. Điều này đã xảy ra và phát sinh những mâu thuẫn. Bên cạnh đó chính những thành viên trong ban quản trị được người dân bầu ra sau đó lại không đại diện lợi ích cho người dân, không minh bạch trong chi phí điều hành khi quỹ bảo trì được quản lý có thể lên đến hàng chục tỷ đồng” – ông Đính nói.
Thực tế một số tòa nhà chung cư mô hình ban quản trị hoạt động chưa có hiệu quả, chủ yếu theo mô hình tự quản, trách nhiệm thấp. Có những trường hợp cư dân phải cầu cứu khắp nơi trước tình trạng quỹ bảo trì bị trưởng ban quản trị chung cư tiêu không minh bạch. Trong quy định cũng chưa có chế tài xử phạt đối với việc vi phạm trong quản lý, vận hành nhà chung cư…
Nhiều đề xuất về việc quỹ bảo trì 2% như kéo dài thời hạn thu, không để chủ đầu tư thu mà tách riêng để tránh việc chủ đầu tư “ôm” quỹ bảo trì, thành lập đơn vị công ích giám sát độc lập… Mỗi đề xuất đều hướng tới việc khắc phục những tồn tại trong quản lý chung cư hiện nay. Tuy nhiên, các đề xuất mới chỉ giải quyết một phần trong hàng loạt những mâu thuẫn phát sinh. Vấn đề về quản lý chung cư cần có một nghiên cứu tổng thể của các cơ quan chức năng để giải quyết nhưng mâu thuẫn lợi ích đan xen./.
Phương Hoài
Theo cafef.vn
Bộ Xây dựng đề xuất hai phương án quản lý phí bảo trì chung cư
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho rằng, mức thu 2% ở một số chung cư không hề nhỏ, và tranh chấp quỹ bảo trì thường xảy ra ở những nơi có số thu lớn. Do vậy, phải kiểm soát chặt chẽ để chống lạm dụng tiêu cực.
Ngày 24/4, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức phiên giải trình việc quản lý kinh phí bảo trì nhà chung cư. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết, qua tổng hợp số liệu của 40 địa phương, đến thời điểm ngày 31/3, có 11 địa phương còn tranh chấp, khiếu nại, trong đó chủ yếu xảy ra tại Hà Nội, TPHCM. Liên quan đến kinh phí bảo trì phần sở hữu chung, Hà Nội có 39 tòa, còn tại TPHCM là 15 tòa có tranh chấp.
Nguyên nhân theo Bộ trưởng, do một số chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính, chỉ chú trọng đến thu lợi nhuận từ việc bán căn hộ mà chưa quan tâm thích đáng đến nghĩa vụ sau bán hàng. Vì thế họ không mở tài khoản riêng để quản lý kinh phí bảo trì phần sở hữu chung 2% và đưa khoản tiền này phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh của mình.
Sau khi bán căn hộ lại tìm lý do để trì hoãn việc tổ chức hội nghị nhà chung cư bầu ban quản trị, hoặc khi thành lập được ban quản trị thì tìm cách thoái thác trong việc bàn giao khoản kinh phí bảo trì này cho ban quản trị. Thậm chí chấp nhận nộp phạt để trì hoãn, kéo dài thời gian phải bàn giao nhằm chiếm dụng khoản kinh phí bảo trì.
Chất vấn tại phiên giải trình, đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) nêu: Luật Nhà ở quy định, chủ đầu tư có trách nhiệm bảo hành công trình. Vậy chủ đầu tư thu một lần của người dân trong 20 năm đầu đã hợp lý chưa? Việc này có tạo gánh nặng cho người dân khi mua nhà hay không?
Giải trình về vấn đề này, Bộ trưởng Hà cho biết, theo kinh nghiệm quốc tế, mức kinh phí bảo trì thường vào khoảng 0,08 - 0,1%/năm để nhà chung cư vận hành bình thường, an toàn. Trên cơ sở đó, mức tính thu trong 20 năm là 2%. Quy định thu một lần cũng kế thừa kinh nghiệm thực hiện ở nhiều nước, còn sau 20 năm nếu thấy cần thiết thì thu thêm.
Tuy nhiên, trước ý kiến này, Bộ sẽ ghi nhận, tính toán hợp lý hơn và có thể xem xét, giảm mức thu xuống 10 - 15 năm. Còn lý do giao cho chủ đầu tư thu, theo Bộ trưởng Hà, điều này sẽ thuận tiện hơn. Nếu chủ đầu tư chậm, hoặc bàn giao thiếu quỹ bảo trì sẽ xử lý nghiêm khắc. Song việc này cần công khai minh bạch để hạn chế tiêu cực.
Cùng với đó, Bộ Xây dựng cũng đề xuất thêm hai mô hình: Chủ đầu tư tự thực hiện bảo trì, vận hành và thành lập Ban quản trị chuyên nghiệp. Tại hội nghị nhà chung cư lần đầu, người dân sẽ quyết định lựa chọn theo mô hình nào.
Cũng liên quan đến quỹ bảo trì, đại biểu Ngô Trung Thành (ắk Lắk) băn khoăn trước tình trạng tranh chấp phức tạp, kéo dài, tiềm ẩn nhiều điểm nóng về vấn đề an ninh trật tự, nhiều nơi người dân còn căng băng rôn khẩu hiệu. ặc biệt các tranh chấp thường xảy ra ở những nơi có quỹ bảo trì lớn, thậm chí có nơi lên đến 160 tỷ đồng.
"Chung cư Carina tại TPHCM vừa qua cháy có việc chủ đầu tư còn nợ 20 tỷ đồng quỹ bảo trì, chưa bàn giao cho Ban quản trị. Vậy số tiền nợ đó có ảnh hướng tới việc đảm bảo an toàn phòng cháy hay không? Trách nhiệm của chủ đầu tư về khoản nợ này thế nào?", ông Thành nêu.
Giải trình, Bộ trưởng Hà cũng cho rằng, mức thu 2% ở một số chung cư không hề nhỏ, và tranh chấp quỹ bảo trì thường xảy ra ở những nơi có số thu lớn. Do vậy, phải kiểm soát chặt chẽ để chống lạm dụng tiêu cực. Trong các quy định pháp luật đã nói rất rõ ràng, vấn đề là tổ chức thực hiện như thế nào. Với việc phòng cháy chữa cháy, theo ông Hà, ở những nơi trong thời hạn bảo hành 5 năm thì không sao, còn sau 5 năm mà không có quỹ bảo trì thì sẽ "có vấn đề".
Luân Dũng
Theo Tiền phong
Đây là điều mà hàng chục nghìn người mua chung cư đang lo lắng Nhà chung cư chỉ có niên hạn sử dụng trong một thời gian nhất định, khái niệm sở hữu vĩnh viễn là sở hữu vĩnh viễn về khu đất xây dựng chung cư. Chính vì thế, nếu hết niên hạn sử dụng, câu chuyện về xây mới chung cư sẽ là một bài toán khó đối với các chủ sở hữu. Bàn về...