Tranh chấp quanh cái tên “Phở Hùng”
Tại Việt Nam, để được bảo hộ nhãn hiệu, việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu và được cấp chứng nhận là yếu tố quyết định.
Ở TP.HCM hiện có nhiều quán phở mang tên Phở Hùng như Phở Hùng Hai Bà Trưng, Phở Hùng Rạch Giá, Phở Hùng Phú Mỹ Hưng… và những quán này đang bị yêu cầu dùng tên khác!
Các quán Phở Hùng tại TP.HCM. Ảnh: QUỲNH NHƯ
Có bảo hộ
Bà Trần Thị Tuyết Lan cho biết bà và ông Tiền Kim Thành (Tien Tony – quốc tịch Mỹ) biết nhau từ năm 2002. Ông Tien Tony có một số cửa hàng mang tên Phở Hùng tại Mỹ.
Năm 2006, tại TP.HCM, bà Lan đại diện cho cả gia đình đứng tên lập hộ kinh doanh và nộp đơn đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu Phở Hùng cho “dịch vụ ăn uống phở” (nhóm 43), kèm theo logo hình vòng tròn, bên trong có cô gái đội nón lá, hướng mặt vào tô phở bốc khói. Nhãn hiệu này tương tự như nhãn hiệu Phở Hùng tại Mỹ.
Đến năm 2007, bà Lan và ông Tien Tony cùng lập nên Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Phở Hùng (gọi tắt là Công ty Phở Hùng). Trong đó ông Tien Tony góp 300 triệu đồng, bà Lan góp 200 triệu đồng. Nhãn hiệu nói trên được chuyển cho công ty sở hữu.
Năm 2010, phát hiện ở đường Hai Bà Trưng có quán Phở Hùng tương tự nhãn hiệu của mình, bà Lan tìm hiểu và biết ông Tien Tony ký hợp đồng cho người khác dùng nhãn hiệu Phở Hùng mà không thông qua công ty. Tranh chấp xảy ra, ông Tien Tony kiện ra tòa. Sau nhiều lần thương lượng, đến tháng 8-2013 hai bên hòa giải thành. Ông Tien Tony nhượng lại phần vốn cho bà Lan, bà Lan trả ông 1 tỉ đồng, ông Tien chỉ “được quyền sử dụng nhãn hiệu Phở Hùng của công ty cho một tiệm phở do ông làm chủ”.
Ngay sau đó, bà Lan làm thủ tục đổi từ hai thành viên sở hữu còn một mình bà Lan là chủ sở hữu công ty. Hiện công ty này có hai quán Phở Hùng, một ở đường Nguyễn Trãi (quận 1) và một ở đường Nguyễn Tri Phương (quận 10).
Phở tên Hùng là vi phạm?
Video đang HOT
Ngày càng có nhiều quán mang tên Phở Hùng mọc ra, với cách trình bày tương tự như nhãn hiệu Phở Hùng của công ty bà Lan như quán Phở Hùng ở đường Nguyễn Thị Nghĩa (quận 1), Hai Bà Trưng (quận 3), Nguyễn Thị Thập (quận 7), khu phố Mỹ Phúc (quận 7), Nguyễn Đức Cảnh (quận 7). công ty của bà lan có văn bản gửi cho các quán nói trên yêu cầu chấm dứt sử dụng nhãn hiệu. Tuy nhiên, các quán trên vẫn không đổi tên.
Bà Lan đề nghị Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM xử lý vi phạm về sở hữu công nghiệp. Mãi đến gần đây, tháng 8, bà Trần Thị P.M., đại diện cho ba quán phở trong số trên, đến Sở Khoa học và Công nghệ giải trình và được Thanh tra Sở yêu cầu chấm dứt vi phạm. Đến tháng 9, ba quán phở trên có thông báo cho Sở biết đã đổi bảng hiệu. Thế nhưng bảng hiệu mới vẫn dùng “Phở Hùng” nên Thanh tra Sở có ý kiến xác định “là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã bảo hộ”, “không đáp ứng đúng yêu cầu”. Thanh tra Sở cũng yêu cầu các quán trên làm việc với Sở để giải trình lại.
Bà Lan cho biết còn có một số quán khác mang tên Phở Hùng với cách trình bày logo, hình ảnh, kiểu chữ khác đi một chút. Ví dụ, logo tròn có hình người đàn ông, nằm giữa chữ Phở và chữ Hùng, trông như Phở O. Hùng. Chữ “PHỞ HÙNG” viết hoa toàn bộ và thẳng đứng, không viết thường và in nghiêng như chữ Phở Hùng của công ty bà Lan.
Ai đăng ký trước thì được
Tra cứu trên hệ thống dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) thì hiện có gần 150 nhãn hiệu độc quyền liên quan đến phở như Phở Thìn, Phở Anh, Phở 2000, Phở 24, Phở Ao Sen…
Luật sư Nguyễn Thanh Long (Văn phòng luật sư Phạm và Liên danh) phân tích ở Mỹ có nguyên tắc ai dùng nhãn hiệu trước thì cũng có quyền sở hữu nhãn hiệu đó. Vì vậy, nếu có tranh chấp về nhãn hiệu tại Mỹ thì việc chứng minh mình có sử dụng trước là khá quan trọng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu và được cấp chứng nhận là yếu tố quyết định. Dù anh sử dụng trước tôi mà anh không đăng ký thì anh cũng mất quyền. Việc đăng ký độc quyền ở nước này không có giá trị bảo hộ tự động ở các nước khác, cho nên nhãn hiệu ở Mỹ muốn được bảo hộ tại Việt Nam thì phải đăng ký thêm.
Ông Long cũng phân tích: nhóm 43 được gọi chung là nhóm “dịch vụ cung cấp thực phẩm và đồ uống”. Tùy vào đăng ký của chủ nhãn hiệu mà sẽ được bảo hộ trong phạm vi đó. Ví dụ, đăng ký bảo hộ tên Hùng cho “quán ăn, nhà hàng, quán cà phê” thì cứ quán ăn, nhà hàng, cà phê nào mang tên Hùng cũng có thể bị xem là vi phạm. Công ty trên đăng ký nhãn hiệu Phở Hùng cho “dịch vụ ăn uống phở” thì quán phở khác viết chữ Phở Hùng theo kiểu đứng, kiểu nằm, kiểu cách điệu hay kiểu gì đi nữa, miễn phát âm ra được là “Phở Hùng” thì bị xem là vi phạm.
Luật sư NGUYỄN THANH LONG, Văn phòng luật sư Phạm và Liên danh
Khi bị vi phạm về nhãn hiệu, doanh nghiệp (DN) có thể giải quyết theo con đường hành chính, như cách Công ty Phở Hùng đang thực hiện. Nếu bên vi phạm cho là không có vi phạm, nhãn hiệu không tương tự… thì DN có thể trưng cầu giám định để làm chứng cứ hữu hiệu cho cơ quan quản lý ra quyết định xử phạt, cưỡng chế gỡ bảng. Nếu không dùng cách hành chính thì vẫn có thể kiện ra tòa. Giải quyết tranh chấp về nhãn hiệu không dùng dằng như tranh chấp về tên thương mại.
Nếu một quán phở đặt tên là Phở Hùng Vương thì không vi phạm, vì chữ Hùng Vương có nghĩa khác chữ Hùng. Nhưng nếu đặt Phở Hùng 1, Phở Hùng 2, Phở Hùng Mới, Phở Hùng Gốc, Phở Hùng chính hiệu, Phở Hùng Rạch Giá, Phở Hùng Hai Bà Trưng… thì những cụm từ sau mang ý nghĩa bổ sung cho chữ Hùng nên những tên như thế này vẫn bị xem là vi phạm. Một kinh nghiệm cho những bên muốn mua quyền sử dụng nhãn hiệu là phải tra cứu xem chủ nhãn hiệu là ai, công ty nào. Hợp đồng phải do người đại diện pháp luật của công ty ký. Lưu ý là khi thỏa thuận mua quyền thì trả tiền bằng cách chuyển tiền cho tài khoản của chính công ty đó chứ không chuyển cho cá nhân giám đốc, chủ tịch hội đồng… để chắc chắn hơn về pháp lý.
Theo Pháp Luật
Chọn smartphone có độ bền cao trong tầm giá 5 triệu đồng
Được xem là sản phẩm thay thế lý tưởng nhất cho điện thoại phổ thông, tuy nhiên smartphone lại tồn tại nhiều bất cập về độ bền.
Khoảng 4 năm trở lại đây, sự tiện ích từ smartphone đã dần thay đổi thói quen dùng điện thoại chỉ để nghe gọi của người dùng. Thay vì phải kè kè chiếc máy tính mới có thể online làm việc hay giải trí, một chiếc điện thoại thông minh có thể dễ dàng thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi. Lượng người dùng smartphone cũng tăng lên đáng kể (khoảng hơn 20% dân số theo thống kê của Google 2013) nhờ sức hấp dẫn về mức giá và cấu hình.
Smartphone đã thay đổi cuộc sống của đông đảo người Việt.
Chỉ với khoảng 2 triệu đồng, người dùng đã có thể sở hữu một chiếc smartphone với hầu hết chức năng tiện ích như lướt web, chụp ảnh, lưu trữ danh bạ không giới hạn. Số tiền này không chênh lệch với điện thoại phổ thông bao nhiêu nhưng giúp cho cuộc sống trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, so với một chiếc máy "cùi bắp" chỉ nghe gọi, nhắn tin, smartphone thua xa về độ bền.
Những ai từng dùng qua những chiếc điện thoại "chỉ nghe gọi được" hẳn đều hy vọng trong tương lai smartphone cũng có thể quăng quật giống như vậy. Rơi liên tục xuống đất, ném ra xa không nứt vỡ, nằm đè thường xuyên không rạn nứt màn hình là điều rất ít điện thoại cảm ứng có thể làm được.
So với điện thoại phổ thông, một chiếc smartphone "dùng được" cũng phải trên 3 triệu đồng. Do chỉ được trang bị phần cứng thông thường smartphone giá rẻ đa phần có độ bền kém. Phần dễ phải thay thế nhất là mặt kính màn hình. Mặt kính dễ bị xước và nứt vỡ khi bị rơi hay vô tình nằm đè lên.
Đối với smartphone đắt tiền hơn khoảng 13-15 triệu đồng, phần linh kiện sử dụng đều được nâng cấp đáng kể với khung vỏ nhôm cùng mặt kính cường lực. Tuy nhiên, để giữ cho sản phẩm luôn như mới, người dùng phải hết sức nâng niu. Phụ kiện phải được thay thế liên tục.
Anh Hưng (chủ shop phụ kiện ở Thái Hà - Hà Nội) cho biết: "Cửa hàng của mình sống chủ yếu nhờ vào những khách dùng smartphone đắt tiền. Họ thay phụ kiện liên tục để giữ máy được mới. Khách thay miếng dán màn hình hàng tuần, ốp lưng cũng vậy. Nhiều người dùng máy vỏ nhôm thường kêu ca dễ xước, thi thoảng lại thấy họ quay lại để đổi sang bộ vỏ mới".
Cửa hàng phụ kiện của anh Hưng (phải) là điểm đến quen thuộc của tín đồ smartphone đắt tiền.
Không ít người thu nhập thấp nhưng luôn gắng dành dụm để mua cho được một chiếc máy có giá hàng chục triệu đồng. Tuy nhiên, với những vật liệu như nhôm hay nhựa, việc giữ gìn để máy luôn bền đẹp và mới cũng không dễ dàng. Để không phải tốn quá nhiều tiền thay thế linh kiện cho smartphone, người dùng nên chọn lựa kỹ sản phẩm có độ bền cao.
Được đánh giá là sản phẩm thay thế lý tưởng cho smartphone xa xỉ với mức giá tầm trung, chiếc iRevo được đông đảo người dùng lựa chọn. Nhờ sở hữu khung vỏ thép cao cấp, những va đập mạnh hay vết xước thường thấy ở máy vỏ nhôm không xuất hiện trên iRevo. Cư dân mạng thậm chí đã làm video thử nghiệm độ bền trên model này.
Sau khi dùng các vật gây sát thương cao như đinh nhọn, mũi dao, mũi kéo chà xát, mặt lưng sản phẩm xuất hiện những vệt trắng mờ, tuy nhiên lấy tay miết lại, mặt lưng máy trở về trạng thái ban đầu. Đối với mặt kính, màn thử nghiệm cũng được thực hiện tương tự nhưng không hề tạo nên bất kỳ vết xước nào. Thử nghiệm với sườn máy - bộ phận dễ gặp va đập nhất với màn đóng đinh, sản phẩm cũng không hề biến dạng.
Cư dân mạng thử độ cứng của iRevo với màn đóng đinh.
So với nhôm, chất liệu thép cao cấp trên sản phẩm được đánh giá có độ bền cao hơn gấp 2,5 lần nhưng vẫn giữ nguyên được vẻ sang trọng, tinh tế. Với những ai yêu thích smartphone vỏ kim loại, iRevo là lựa chọn lý tưởng khi không còn lo màn hình hay vỏ bị xước, vỡ, khung máy bị móp méo nếu không may làm rơi.
Ngoài độ bền ấn tượng, đây còn là sản phẩm được trang bị hiệu năng mạnh mẽ với chip lõi 8, RAM 2GB cùng chip đồ họa 4 nhân. Xét những sản phẩm có cấu hình và khung vỏ kim loại tương đương, iRevo có thể tiết kiệm tối thiểu 5 triệu đồng cho người dùng. Hiện tại model này đang được HKPhone ưu đãi lên tới 4.940.000 đồng nhân dịp kỷ niệm một năm thương hiệu Việt.
Thay vì mua sản phẩm với giá gốc 5,75 triệu, người dùng sẽ được trừ trực tiếp 500.000 đồng xuống chỉ còn 5,25 triệu kèm theo gói SIM 3G Mobifone, miễn phí dung lượng 22,2GB trị giá 4.440.000 đồng. Chương trình sẽ diễn ra đến hết 23/9. Theo thông tin từ HKPhone, số lượng máy ưu đãi không còn nhiều và rất có thể sẽ hết trước ngày 23/9.
iRevo sẽ được bán với giá 5,25 triệu đến hết ngày 23/9.
Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu thị trường, smartphone sẽ còn là mặt hàng nóng và bán chạy trong ít nhất 10 năm nữa. Để không phải tốn kém cho việc thay linh kiện máy, người dùng nên cân nhắc lựa chọn trước khi quyết định sở hữu. Dùng thử miễn phí 3 ngày tại chuỗi showroom HKPhone là một trong những cách mua hàng tốt nhất của người dùng.
Theo Zing
Tai nạn ở Sapa: Xác định xong danh tính nạn nhân tử vong Cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai vừa công bố danh tính và tiến hành các thủ tục pháp lý để bàn giao 12 thi thể nạn nhân trong vụ xe khách lao xuống vực ở Sapa cho gia đình nạn nhân. Theo tin tức từ VTV, 4 nạn nhân cuối cùng được xác định danh tính là Lý Thanh Bình (sinh năm...