Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và Biển Hoa Đông: Tìm mọi cách để ngăn chặn
Giới chuyên môn rất quan tâm tới thông tin của Đài Tiếng nói nước Nga khi cho rằng, Trung Quốc sắp thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông sau khi Bắc Kinh tiến hành các hoạt động khẳng định chủ quyền phi pháp tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 18-10, tờ Want China Times (Đài Loan) dẫn thông tin từ Đài Tiếng nói nước Nga cho biết, Trung Quốc vừa công bố hình ảnh đường băng quân sự tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Với đường băng này, không quân và hải quân Trung Quốc có thể án ngữ chiến đấu cơ tại Biển Đông. Want China Times còn đưa tin, Trung Quốc đang xây một căn cứ hải quân (gấp đôi căn cứ Mỹ tại đảo Diego Garcia ở Ấn Độ Dương) tại bãi Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Giáo sư Dmitry Evstafiev thuộc Trường đại học Saint Petersburg nhận định, Bắc Kinh sẽ tránh tạo ra xung đột vũ trang tại 2 mặt trận cùng một lúc (mặc dù vẫn xảy ra các cuộc đối đầu nhỏ lẻ) và nếu xung đột xảy ra tại Biển Đông hoặc biển Hoa Đông, Mỹ sẽ hậu thuẫn cho các nước đối đầu với Trung Quốc. Bắc Kinh cũng vừa hoàn tất Trung tâm phóng vệ tinh Văn Xương (thứ 4, nhưng hiện đại nhất) trên đảo Hải Nam và là căn cứ phóng vệ tinh ven biển đầu tiên của Trung Quốc.
Mỹ diễn tập Valiant Shield-2014 ở Guam vào cuối tháng 9
Phải chứng minh rõ vai trò
Video đang HOT
Ngày 17-10, tờ Vượng Báo (và tờ New York Times dẫn nguồn tin từ báo chí Hongkong) dẫn lời Cục trưởng An ninh Đài Loan Lý Tường Trụ bày tỏ mối quan ngại đặc biệt của Đài Bắc trước việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Trường Sa, nhất là khi Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Tập Cận Bình trực tiếp ra lệnh xây dựng bất hợp pháp 5 đảo nhân tạo ở quần đảo này. Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi vừa trực tiếp đi kiểm tra tiến độ và chất lượng các đảo nhân tạo xây dựng bất hợp pháp ở đây. Trước đó (16-10), tờ DW đưa tin, mặc dù đang trong mùa mưa bão nhưng Trung Quốc vẫn đang tiếp tục mở rộng sự hiện diện bất hợp pháp ở Biển Đông. Giáo sư Carl Thayer cho rằng, Trung Quốc đang cố gắng thay đổi hiện trạng bằng cách tạo ra các sự kiện mới, nhưng những đảo nhân tạo này quá nhỏ để có thể xây dựng căn cứ quân sự.
Ngày 16-10, Bộ trưởng Quốc phòng Australia và Nhật Bản hội đàm
Theo chuyên gia quân sự thuộc lực lượng an ninh quốc gia Nhật Bản Paul Kallender-Umezu, Tokyo muốn Washington chứng minh rõ vai trò bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nếu bất ngờ xảy ra tranh chấp với Trung Quốc khi MỹNhật đang xem xét lại hiệp ước an ninh đã tồn tại 17 năm qua. Bởi Mỹ muốn Nhật nhận nhiều trách nhiệm hơn trong các vấn đề an ninh thế giới, khi thương đàm về các điều khoản trong hiệp ước mới. Ngày 14-10, Tạp chí Jane’s Defence Weekly đưa tin, trong báo cáo sửa đổi nguyên tắc chỉ đạo liên quan đến an ninh MỹNhật, hợp tác quân sự trong không gian vũ trụ và không gian mạng là cốt lõi mới.
Giáo sư kiêm Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề quốc tế thuộc Đại học Takushoku, Nhật Bản Takashi Kawakami cũng nhận định, Nhật Bản có cảm giác Mỹ đang đòi hỏi quá nhiều, nhưng lại không công nhận nguyên nhân chính dẫn đến việc phải xem xét lại hiệp ước an ninh chính là do Trung Quốc. Ông Takashi Kawakami còn cho rằng, điều cần thiết nhất hiện nay là một cam kết bằng văn bản của Mỹ về việc tham gia bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nếu bất ngờ bị Trung Quốc tấn công. Cách đây gần 1 tháng (30-9), Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work khẳng định, Washington sẽ hỗ trợ Tokyo trong tranh chấp với Trung Quốc theo điều 5 của Hiệp ước An ninh MỹNhật, nhưng đây mới chỉ là lời nói.
Ngày 16-10, tờ Đông Phương đưa tin, trước sự uy hiếp ngày càng lớn từ Trung Quốc, Nhật Bản dự định thành lập lực lượng lính thủy đánh bộ để tăng cường sức mạnh bảo vệ đảo. Tham mưu trưởng lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản Kiyohumi Iwata tuyên bố, lục quân Mỹ và lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản đóng vai trò chủ chốt ở châu Á, đồng thời có thể chia sẻ môi trường khi một số quốc gia trong khu vực có ý đồ sử dụng vũ lực nhằm làm thay đổi hiện trạng.
Ngày 15-10, Hãng BBC dẫn phỏng vấn Thiếu tướng Mark Montgomery, Tư lệnh cụm chiến đấu tàu sân bay thứ năm của Mỹ, theo đó Washington tuy duy trì tiếp xúc với Bắc Kinh, nhưng các cuộc diễn tập mà hải quân Mỹ đang tiến hành vẫn nhằm chuẩn bị cho một cuộc xung đột tiềm tàng với Trung Quốc. Mặc dù Hải quân Trung Quốc hiện không thể so sánh với hải quân Mỹ, nhưng tình hình này sẽ không kéo dài quá lâu bởi Bắc Kinh đang nghiên cứu phát triển vũ khí nhằm đẩy tàu sân bay của Washington ra xa khu vực duyên hải Trung Quốc. Bởi từ năm 2013, Bắc Kinh đã thể hiện yêu sách vượt xa khu vực duyên hải Trung Quốc.
Bộ trưởng Nội vụ và Thông tin Nhật Bản Sanae Takaichi đã đến viếng đền Yasukun
Ngày 16-10, TrungMỹ nhất trí đẩy nhanh đàm phán về cơ chế thông báo cho nhau các hoạt động quân sự lớn và một bộ quy tắc ứng xử an toàn trên không và trên biển giữa hai bên. Việc này được thông qua tại cuộc Đối thoại tham vấn quốc phòng thường niên lần thứ 15 ở Lầu Năm Góc do Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Vương Quán Trung và Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Christine Wormuth đồng chủ trì. Trước đó (tối 14-10), Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ Jonathan Greenert đã hội đàm (lần thứ 5 trong năm nay) với Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, Đô đốc Ngô Thắng Lợi và 2 ông có đề cập tới cách thức ngăn chặn phán đoán nhầm trên biển, sau khi TrungMỹ tái diễn va chạm máy bay.
Mới dừng lại ở đồng thuận
Cả Trung Quốc và Hàn Quốc đều phản đối việc một số thành viên trong nội các của Thủ tướng Shinzo Abe đến đền Yasukuni hôm 18-10. Ngày 18-10, Bộ trưởng Truyền thông và Nội vụ Sanae Takaichi, Bộ trưởng Bình đẳng giới Haruko Arimura và Chủ nhiệm Ủy ban An toàn công cộng quốc gia ErikoYamatani đã đến đền Yasukuni. Trước đó (17-10), 110 nghị sĩ Nhật Bản đã đến đền Yasukuni trong khi Thủ tướng Shinzo Abe chỉ gửi đồ lễ. Hãng Kyodo News cho rằng, việc không đến đền Yasukuni cho thấy Thủ tướng Shinzo Abe không muốn đẩy căng thẳng leo thang trong khi đang tìm cách cải thiện quan hệ với Trung Quốc và Hàn Quốc. Tờ The New York Times cho rằng, ông Shinzo Abe và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình có thể sẽ hội đàm khoảng 15 phút bên lề Hội nghị APEC ở Bắc Kinh trong tháng 11. Nhưng tờ Want China Times cho rằng, còn quá sớm để cảm nhận hơi ấm từ quan hệ TrungNhật.
Ngày 17-10, Bộ Ngoại giao Philipines thông báo, đã gửi thư tới Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon và 193 quốc gia thành viên để kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ việc thực thi Kế hoạch 3 điểm (TAP) hướng tới giải pháp hòa bình tranh chấp Biển Đông. Manila cho rằng, TAP là sáng kiến tích cực, toàn diện và xây dựng. Đại sứ thường trực Philippines tại Liên Hiệp Quốc Libran Cabactulan khẳng định, Manila ủng hộ lời kêu gọi của Tổng thư ký Ban Ki-moon yêu cầu các nước tham gia Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) phân định rõ ràng và công khai các đường biên giới biển của mình.
Cũng trong ngày 17-10, Inter Aksyon cho biết, Trung Quốc đã tìm cách ngăn chặn hội nghị thượng đỉnh Á -Âu lần thứ 10 (ASEM 10) đưa Biển Đông vào tuyên bố của Chủ tịch ASEM bởi một số quốc gia tham dự kỳ họp đã im lặng về vấn đề nhạy cảm này vì họ đã và đang nhận được lợi ích từ Bắc Kinh. Tối 16-10, bên lề hội nghị ASEM 10, Thủ tướng Shinzo Abe và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã chào nhau vui vẻ khi giáp mặt, nhưng 2 ông không trao đổi gì về các vấn đề của ASEM 10.
Ngày 13-10, trang mạng Washington Free Beacon dẫn báo cáo sắp được công bố tại Quốc hội Mỹ về sức mạnh quân sự chiến lược và xuyên lục địa của Trung Quốc đang làm thay đổi sự cân bằng sức mạnh tại châu Á và phát triển theo hướng có lợi cho Bắc Kinh. Báo cáo cho rằng, việc Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh hải quân trong khi Hải quân Mỹ đang yếu đi, khiến cho khả năng đánh bại Bắc Kinh trong một cuộc xung đột sẽ khó bảo đảm. Để tấn công quân đội Mỹ ở Nhật Bản và Hàn Quốc, Trung Quốc đã triển khai tên lửa đạn đạo Đông Phong-21C và đang triển khai Đông Phong-16. Trung Quốc có thể đe dọa vệ tinh an ninh quốc gia Mỹ trên mọi quỹ đạo trong 5-10 năm tới. Do đó, Quốc hội Mỹ cần tăng kinh phí triển khai hải quân ở châu Á, tiếp tục sản xuất tàu ngầm lớp Virginia, phát triển máy bay tấn công không người lái cho tàu sân bay, hỗ trợ cho tên lửa tầm xa chống hạm mới, phát triển vũ khí năng lượng định hướng cho tàu chiến.
Ngày 16-10, Hãng Reuters dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc (chính thức lần đầu tiên), theo đó Bắc Kinh đã thay Đại sứ của nước này ở Iceland. Bởi Đại sứ Trung Quốc tại Iceland Mã Tập Thắng và vợ đã bị bắt vì bị tình nghi làm gián điệp cho Nhật Bản trong khoảng thời gian 2004-2008. Trước đó (18-9), tờ Thời báo Hoàn Cầu đã kêu gọi Bắc Kinh làm rõ tin đồn về vụ bắt giữ Đại sứ Mã Tập Thắng để “nâng cao nhận thức của người dân về nguy cơ gián điệp”. Theo tờ The Guardian, ông Mã Tập Thắng đã rời Iceland từ tháng 1-2014 (nhậm chức tháng 12-2012) nhưng không trở lại nước này vào tháng 3 như dự kiến. Trước khi được bổ nhiệm làm Đại sứ Trung Quốc tại Iceland, ông Mã Tập Thắng từng là Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản (1991-1995), rồi Tham tán công sứ tại Tokyo (2004-2008). Đầu tháng 9, Tạp chí Reykjavik Grapevine của Iceland cho biết, ông Mã Tập Thắng rời Iceland hôm 23-1 và dự kiến sẽ trở lại vào tháng 3. Nhưng theo nữ phát ngôn Urour Gunnarsdottir của Bộ Ngoại giao Iceland, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo (tháng 5), ông Mã Tập Thắng sẽ không trở lại.
Theo Petrotimes