Tranh chấp đất tại Phú Quốc, Kiên Giang: Cần được đánh giá khách quan
Nhiều năm qua, ông Nghiêm Văn Cư (sinh năm 1930, ngụ ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) liên tục khiếu nại về việc thửa đất ông khai phá được cấp “sổ đỏ” cho người khác.
Theo ông Cư, từ năm 1975, gia đình ông đến ấp Đá Chồng khai khẩn thửa đất diện tích khoảng 33.000m2, rồi cất nhà ở và trồng xoài, chuối, dừa… để ở và canh tác. Tới năm 1990, do con bị bệnh qua đời, ông bà buồn đau nên xuống xóm dân cư cách khu đất khoảng 2km để ở, vẫn thường xuyên lên rẫy. Năm 2001, lực lượng kiểm lâm ngăn gia đình ông dọn cỏ vì cho rằng thửa đất là đất rừng.
Từ năm 2002, ông Cư vẫn qua lại khu đất để thu hoạch hoa lợi. Năm 2011, gia đình ông Cư thấy thửa đất có người đến phát dọn, lập tức trình báo với xã và kiểm lâm, nhưng tranh chấp không được xử lý rốt ráo. Khi biết khu đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho ông Trương Đông Triều (ngụ thị trấn Dương Đông), ông Cư bất bình. Bởi lẽ, theo ông Cư, bản thân có công khai phá, canh tác suốt mười mấy năm thì bị kiểm lâm ngăn cản vì cho rằng đất thuộc rừng phòng hộ, nhưng giờ người lạ đứng tên. Do đó, ông đã liên tiếp làm đơn khiếu nại, đòi đất. Nội dung đơn ông viết cũng được bà con địa phương, ban nhân dân ấp xác nhận là đúng sự thật.
Điều đáng nói, tại Biên bản số 77/BB-HGTCĐĐ ngày 5/12/2013 về việc hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất của Hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai của UBND xã Bãi Thơm (thành phần gồm UBND xã và các tổ chức chính trị – xã hội của xã) đã khẳng định việc cấp GCNQSDĐ của huyện là không đúng.
Cụ thể, theo biên bản này thì khu đất đang tranh chấp có nguồn gốc do ông Nghiêm Văn Cư khai phá từ khoảng năm 1975-1976, có cất nhà tạm ở, trồng dừa và hoa màu là có thật. Do nơi đây vắng người nên ông Cư ở đến khoảng năm 1980 thì dời nhà về xóm Xà Lực và không còn sử dụng khu đất này. Theo ông Cư trình bày, đến năm 2002, ông Cư quay lại khu đất dự tính phát dọn nhưng bị các cơ quan có thẩm quyền ngăn cản, nhưng ông Cư không có cơ sở chứng minh.
Video đang HOT
Phần đất đang tranh chấp
Cũng theo biên bản này, về phần ông Trương Đông Triều có cung cấp giấy tờ gồm giấy xác nhận của ông Vũ Văn Nhu đề ngày 22/5/2009, giấy xác nhận của ông Nguyễn Quyết Chiến đề ngày 15/5/2009 và giấy sang nhượng của ông Chiến cho ông Triều. Theo đó, khu đất này có nguồn gốc do ông Chiến khai khẩn năm 1993 có trồng đào, dừa trên diện tích 75.000m2. Đến ngày 5/11/2002, ông Chiến sang nhượng khu đất này lại cho ông Triều và ông Vũ Văn Nhu (công tác ở Viện kiểm sát huyện Phú Quốc). Sau đó ông Nhu không có tiền trả nên giao thửa đất lại cho ông Triều nhận chuyển nhượng và canh tác với hình thức khoét lõm để trồng chứ không phát dọn hết diện tích… Nay kiểm tra thực tế, ông Triều không sử dụng hết diện tích theo giấy chứng nhận đã được cấp. Do đó, UBND xã Bãi Thơm đã làm Tờ trình gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét hủy GCNQSDĐ nêu trên, vụ việc đang được xem xét.
Vì lẽ đó, suốt nhiều năm nay, ông Cư khiếu nại việc UBND huyện Phú Quốc cấp GCNQSDĐ (số BD 589638, diện tích 30.798m2) đất trồng cây lâu năm, tại ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm cho ông Trương Đông Triều là không đúng đối tượng. Tuy nhiên, đến tận ngày 31/7/2017, Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc Đinh Khoa Toàn (hiện đã bị bãi nhiệm chức vụ) mới ký Thông báo số 405/TB-UBND “về việc không thụ lý giải quyết khiếu nại”. Cụ thể, căn cứ Điều 11 Luật Khiếu nại 2011, UBND huyện Phú Quốc xác định đơn khiếu nại không đủ điều kiện để thụ lý giải quyết vì: “Nội dung khiếu nại của ông Nghiêm Văn Cư không liên quan trực tiếp tới quyền, lợi ích hợp pháp của ông”.
Có thể nói, việc người dân yêu cầu phải kiểm tra, xác minh nguồn gốc, quá trình mua bán, kê khai đăng ký cấp GCNQSDĐ của ông Trương Đông Triều để đảm bảo quyền và lợi ích của mình là việc làm hợp lý, hợp tình. Tuy nhiên, đại diện UBND huyện Phú Quốc lại cho rằng “không liên quan trực tiếp” là có dấu hiệu vô cảm trước tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người khiếu nại.
Gia Hưng
Theo congly
Bắt quả tang vụ san ủi đất trái phép quy mô lớn ở Lâm Đồng
Vị trí san ủi đất trái phép là một khu đồi núi cao nằm giáp ranh với đất rừng, tổng diện tích đã thực hiện tác động san ủi hơn 4.300m2.
Chiều 28/8, Cơ quan chức năng huyện Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng) đã kiểm tra và phát hiện một vụ san gạt mặt bằng trái phép có quy mô lớn xảy ra trên địa bàn xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương.
Hiện trường vụ việc.
Vị trí san ủi đất trái phép là một khu đồi núi cao nằm giáp ranh với đất rừng, tổng diện tích đã thực hiện tác động san ủi hơn 4.300m2. Do phần lớn khối lượng đất đã được chở đi nơi khác nên đã tạo ra bờ taluy có độ cao lên đến 15m. Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trong khu vực có 2 máy múc, 1 xe ben và 1 máy cày, trong đó có 1 máy múc đang hoạt động san gạt.
Vị trí san gạt trái phép là một đồi núi cao, nằm giáp ranh với rừng.
Theo khai nhận của ông Lê Anh Thi, chủ phương tiện máy múc, thửa đất này thuộc quyền sử dụng của bà Nguyễn Thị Hoa, trú tại thôn Xuân Thành, xã Xuân Thọ, TP. Đà Lạt.
San gạt trái phép tạo ra bờ taluy cao, nguy hiểm.
Trước đó, vào cuối năm 2017, bà Hoa đã được UBND xã Lạc Xuân cho phép san gạt, cải tạo mặt bằng trên diện tích gần 1.000m2 tại thửa đất này. Mặc dù vào tháng 4/2018, UBND tỉnh Lâm Đồng ra văn bản chỉ đạo tạm ngừng và nghiêm cấm các hành vi san gạt mặt bằng trên địa bàn tỉnh và đã được xã thông báo nhưng ông Thi vẫn lén lút thực hiện.
Hiện cơ quan chức năng huyện Đơn Dương đã tạm giữ tang vật là máy múc và điều tra, củng cố hồ sơ để xử lý vi phạm./.
Theo Quang Sáng/VOV-Tây Nguyên
Chuyện quanh Dinh thự Vua Mèo: Tư duy nhiệm kỳ? Thông báo đó cũng được gửi cho UBND và các cơ quan có trách nhiệm của Hà Giang. Phía ngoài cổng và xung quanh dinh thự trăm tuổi có trồng nhiều thông, giờ đã thành cổ thụ. Ông Chủ tịch Triệu Đức Thanh (thân phụ ông Triệu Tài Vinh, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang bây giờ, khi đó...