Tranh chấp đang diễn tiến giữa Trung Quốc và các nước láng giềng

Theo dõi VGT trên

Biển Đông được cho là có nguồn tài nguyên phong phú. Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong khu vực, Robert Beckman xem xét lập trường của mỗi quốc gia có biển trong khuôn khổ của Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS).

Có một số nhóm đảo có tranh chấp ở biển Đông. Quần đảo Trường Sa là nguồn gốc gây căng thẳng cao nhất và thậm chí có thể là nguồn gốcgây ra xung đột. Quần đảo này nằm ở trung tâm biển Đông, phía bắc đảo Borneo(gồm Brunei Darussalam và hai bang phía đông của Malaysia là Sarawak và Sabah), phía đông của Việt Nam, phía tây của Philippines, và phía nam đảo Hải Nam của Trung Quốc. Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam đòi chủ quyền toàn bộ quần đảo Trường Sa , trong khi Malaysia và Philippines đòi chủ quyền một số đảo và cáccấu trúc địa lí khác ở đó. Brunei đã thiết lập một vùng biển chồng lên một rạn đá phía Nam, nhưng không đưa ra bất kìtuyên bố chủ quyền chính thức nào.

Quần đảo Trường Sa gồm hơn140 đảo nhỏ, đảo đá, rạn đá, bãi cát ngầm và bãi cát (một số hoàn toàn hoặc thỉnh thoảng nằm dưới mặt nước trong khi một số khác là luôn luôn ở trên mặtnước) trải rộng trên một diện tích hơn 410.000 km. Có ít hơn 40 cấu trúc địa lí là đảo – tức là khu vực đất hình thành tự nhiên có nước bao quanh và nằm trên mặt nước khi triều cao như quy định tại Điều 121 (1) của UNCLOS. Tổng diệntích đất của 13 đảo lớn nhất không tới 2 km. Các cấu trúc địa lí còn lại hoặc là nằm dưới mặt nước hoàn toàn, hoặc chỉ nằm trên mặt nước khi triều thấp.

Quần đảo Hoàng Sa nằm ởphần phía bắc của biển Đông, gần như cách đều bờ biển Việt Nam và Trung Quốc (Hải Nam). Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền quần đảo này. Trung Quốc đã đẩy quân đội Nam Việt Nam khỏi quần đảo Hoàng Sa bằng vũ lực vào năm 1974, và đang một mình chiếm đóngquần đảo này. Trung Quốc phủ nhận có sự tranh chấp về quần đảo này, nhưng đó lại là một nguồn gây căng thẳng liên tục giữa Trung Quốc và Việt Nam.Quần đảo Hoàng Sa gồm khoảng 35 đảo nhỏ, bãi cát ngầm, bãi cát và rạn đá chiếmkhoảng 15.000 km diện tích đại dương. Đảo Phú Lâm, lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa, rộng 2,1 km, gần bằng diện tích đất toàn bộ các đảo của Trường Sa gộp lại. Đảo Phú Lâm là địa điểm của thành phố Tam Sa, một thành phố cấp quận được Trung Quốc thành lập hồi tháng 6 năm 2012 làm trung tâm hành chính cho yêu sách của họ ở biển Đông.

Tranh chấp đang diễn tiến giữa Trung Quốc và các nước láng giềng - Hình 1

Ảnh: Getty Images

Rạn đá Scarborough nằm ởphần phía bắc của biển Đông giữa Philippinesvà quần đảo Hoàng Sa, và được Trung Quốc, Philippinesvà Đài Loan tuyên bố chủ quyền. Rạn đá Scarborough nằm cách đảo Luzon củaPhilippines khoảng 130 km. Hầu hết rạn đá này, hoặc là hoàn toàn chìm trong nước, hoặc chỉ trên mặt nước khi triều thấp, nhưng nó có chứa một số mỏm đá nhỏcao hơn mặt nước khi triều cao. Nó là một nguồn gây căng thẳng chính giữa TrungQuốc và Philippines từ khi Philippines bắt giữ ngư dân Trung Quốc hồi tháng 6 năm 2012.

Quần đảo Pratas nằm cách Hong Kong hơn 200 dặm về phía tây nam. Quần đảo này do Đài Loan chiếm đóng, và TQ cũng tuyên bố chủ quyền.

Bãi Macclesfield là một rạn đá ngầm to lớn hoàn toàn bị chìm dưới nước khi triều thấp, nằm giữa rạn đá Scarborough và quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền bãi này.

Tính thích đáng của UNCLOS

Vấn đề cơ bản ở biển Đông là vấn đề chủ quyền lãnh thổ, tức là, nước nào có chủ quyền đối với các đảo này và các vùng biển liền kề của chúng. UNCLOS không có quy định nào về việc xác định chủ quyền đối với các đảo ngoài khơi. Vì không có điều ước quốc tế nào chế định vấn đề chủ quyền, cácquốc gia phải tìm kiếm hướng dẫn từ các quy tắc của luật tập quán quốc tế về việcthụ đắc và mất mát lãnh thổ. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ không thể giải quyếtđược trừ khi các quốc gia có tuyên bố chủ quyền đạt được thỏa thuận với nhau hoặc đồng ý đưa tranh chấp ra Tòa Công lí Quốc tế, Tòa án Quốc tế về Luật biển hoặc một tòa trọng tài quốc tế. Tuy nhiên, với sự nhạy cảm và phức tạp của các tranh chấp, điều này là khó có khả năng xảy ra.

Video đang HOT

UNCLOS là cực kì quan trọng đốivới các tranh chấp ở biển Đông vì nó thiết lập một khuôn khổ pháp lí cho tất cảcác hoạt động sử dụng đại dương, kể cả các yêu sách đối với không gian biển màcác quốc gia có thể đưa ra từ lãnh thổ đất liền của họ và từ các cấu trúc địalí xa bờ. Tất cả các quốc gia có tuyên bố chủ quyền đối với các cấu trúc địa lítrong biển Đông đều là thành viên của UNCLOS, và đều có nghĩa vụ ràng buộc vềmặt pháp lí để thực hiện các quy định của nó với thiện chí và phải chỉnh sửa luật pháp quốc gia cho phù hợp với các quyền và nghĩa vụ của họ theo UNCLOS.

UNCLOS có bốn loại quy định rấtsát hợp với các tranh chấp ở biển Đông và chúng cho phép chúng ta đ.ánh giá liệu các hành động của các quốc gia yêu sách có phù hợp với luật pháp quốc tế hay không. Thứ nhất, nó quy định về có thể đòi những vùng biển nào dựa vào đất liền của các quốc gia ven biển, và về cácquyền và quyền tài phán mà các quốc gia ven biển và các quốc gia khác đượchưởng trong những vùng biển này. Thứ hai, nó quy định về có thể đòi chủ quyềnvới những cấu trúc địa lí ngoài khơi nào. Thứ ba, nó quy định về có thể đòinhững vùng biển nào dựa trên các cấu trúc địa lí ở ngoài khơi, và các quyền vàquyền tài phán mà các quốc gia được hưởng trong những vùng biển đó. Cuối cùng,nó thiết lập các quy tắc về cách phân định ranh giới trên biển trong những trường hợp có các yêu sách chồng lấn lên nhau.

Các vùng biển theo UNCLOS

Các quốc gia đều có chủ quyền trong lãnh hải 12 hải lí (nm) tiếp giáp với bờ biển của họ, với quyền đi qua của tàu tàu thuyền nước ngoài. Nguyên tắc chung là lãnh hải được tính từ ngấn thủy triều thấp dọc theo bờ biển, nhưng các quốc gia cũng được phép sử dụng đường cơ sở thẳng dọc theo bờ biển của họ trong một số trường hợp nhất định.

Các quốc gia ven biển có quyền đòi hưởng một vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) vươn ra tới 200 hải lí từ cùng đường cơsở được dùng để tính lãnh hải. Trong vùng đặc quyền kinh tế các nước ven biển có ‘quyền chủ quyền’ cho việc khảo sát và khai thác tài nguyên thiên nhiên sinhvật và không sinh vật trong nước cũng như các nguồn tài nguyên dưới đáy biển và lòng đất. Các quốc gia ven biển cũng có thẩm quyền quản trị việc thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế, cũng như thẩm quyềnđược quy định trong UNCLOS đối với việc nghiên cứu khoa học biển và bảo vệ môi trường biển. Đồng thời, tất cả các nước khác đều có quyền tự do hàng hải và hàng không cũng như quyền đặt cáp ngầm và đường ống dẫn trong vùng đặc quyền kinh tế.

Các quốc gia ven biển cũng có quyền chủ quyền cho việc thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên của thềm lục địa tiếp giáp với bờ biển của họ. Thềm lục địa bao gồm đáy biển và lòng đất thuộc các khu vực dưới mặt biển mở rộng ra khỏi lãnh hải của quốc gia ven biển, dọc suốt sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của mình đến mép ngoài của rìa lục địa (tùy theo nó có đáp ứng một số tiêu chuẩn địa vật lí hay không),hoặc tới khoảng cách 200 hải lí từ đường cơ sở dùng để tính bề rộng của lãnhhải ở những nơi mà mép ngoài của rìa lục địa nằm cách đường cơ sở dưới 200 hải lí này. Quốc gia ven biển muốn đòi hưởngthềm lục địa bên ngoài 200 hải lí phải cung cấp thông tin kĩ thuật cho Ủy banRanh giới Thềm lục địa (CLCS).

Khu vực biển từ các thể địa lí ngoài khơi

UNCLOS vạch ra các khác biệt quan trọng giữa các cấu trúc địa lí ngoài khơi như (1) đảo, (2) đảo đá, (3) cấu trúc lúc nổi lúc chìm [những cấu trúc cao hơn mức thủy triều thấp nhưng thấp hơn mứcthủy triều cao], và (4) cấu trúc địa lí ngầm.

Các khác biệt này là rất quan trọng vì có thể đòi hưởng được các khu vực biển khác nhau từ các loại cấu trúc địa lí khác nhau. Các yêu sách đối với không gian biển chỉ có thể xuất phát từ đường cơ sở được tính từ lãnh thổ đất nơi một quốc gia có chủ quyền. Điều này thường được mô tả như là nguyên tắc “đất thống trị biển”. Nguyên tắc đã này có từ lâu và vẫn còn được các tòa án nêu ra và xác nhận nó.

(Còn nữa)

Tác giả: GS Robert Beckman; Biên dịch: Nguyễn Trịnh Đôn – Phạm Văn Song..Hiệu đính: Phạm Thanh Vân – Dương Danh Huy. Nguồn: cil.nus.edu.sg

GS Robert Beckman là Giám đôc Trung tâm luât quôc tê, đông thời là phó giáo sư Khoa luât, Đại học quôc gia Singapore.

Theo Dantri

Trung Quốc tiếp tục ngang nhiên trên Biển Đông

Không có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc xây dựng cơ sở hạ tầng mới ở bãi cạn Scarborough nhưng tàu của nước này tiếp tục hiện diện trong khu vực tranh chấp, một chuyên gia quốc phòng chuyên giám sát tình hình Biển Đông hôm qua (9/6) đã tiết lộ như vậy.

Trung Quốc tiếp tục ngang nhiên trên Biển Đông - Hình 1

Bãi cạn Scarborough

Theo ông Rommel Banlao thuộc Hiệp hội Nghiên cứu Trung Quốc của Philippines, những thông tin về việc Trung Quốc được cho là đang xây dựng cơ sở hạ tầng ở bãi cạn Scarborough là không chính xác.

"Đó là thông tin không đúng sự thực", ông Banlaoi cho tờ STAR biết.

"Không có cơ sở mới nào được dựng lên ở bãi cạn Scarborough. 3 tàu hải giám và một tàu chỉ huy thực thi luật ngư nghiệp của Trung quốc đang có mặt trong khu vực", ông Banlaoi nói. Ông này khẳng định, việc xây dựng các công trình trên bãi cạn Scarborough có thể làm phức tạp thêm cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

"Thông tin nếu được xác nhận về tính chính xác sẽ làm gia tăng nỗi quan ngại về an ninh khu vực bởi việc thiết lập một cơ sở mới trong vùng tranh chấp sẽ đi ngược lại với Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông", ông Banloi cho hay.

"Điều đó cũng sẽ đặt ra một t.iền lệ có thể làm thay đổi sự nguyên trạng trong khu vực. Sự thay đổi nguyên trạng có thể làm phức tạp thêm bản chất vốn đã rất phức tạp của các cuộc tranh chấp ở Biển Đông", chuyên gia quốc phòng Philippines cho biết.

Năm 2002, các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc đã ký Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) với mục đích nhằm giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ một cách hòa bình. Tuy nhiên, kể từ đó, hai bên vẫn chưa đưa ra được những hướng dẫn cụ thể, mang tính ràng buộc trong việc thực hiện DOC.

Các bên ký DOC đã cam kết "kiềm chế không đưa ra các hoạt động và cách ứng xử có thể làm phức tạp, leo thang hay ảnh hưởng đến hòa bình và sự ổn định trong khu vực".

Tuy nhiên, báo chí dẫn những nguồn tin giấu tên chưa được kiểm chứng nói rằng, quân đội Philippines đã ghi lại được những hình ảnh cho thấy Trung Quốc đang xây dựng cơ sở hạ tầng ở bãi cạn Scarborough.

Theo những nguồn tin trên, ít nhất 2 tàu của Trung Quốc trong khu vực đã thả nguyên vật liệu xây dựng xuống bãi cạn Scarborough.

Bãi cạn Scarborough nằm cách đảo chính Luzon của Philippines chỉ khoảng 230km. Trong khi đó, khu vực đất liền gần nhất của Trung Quốc là tỉnh Hải Nam cũng cách bãi cạn Scarborough đến 1.200km.

Bãi cạn Scarborough là nơi chứng kiến cuộc đối đầu căng thẳng kéo dài hơn 2 tháng giữa Philippines và Trung Quốc hồi năm ngoái. Cuộc khủng hoảng này được châm ngòi từ sự kiện tàu chiến Philippines chạm trán với tàu hải giám Trung Quốc ở khu vực bãi cạn này hồi tháng 4/2012. Kể từ đó, tàu Trung Quốc nhất quyết không chịu rút khỏi bãi cạn Scarborough bất chấp nước này có thỏa thuận với Philippines về việc rút toàn bộ tàu thuyền hai bên ra khỏi khu vực sau cuộc đối đầu căng thẳng nói trên.

Điều đáng nói là sau vụ va chạm tàu thuyền hồi tháng 4 năm ngoái, Trung Quốc hiện giờ đang kiểm soát bãi cạn Scarborough, khiến ngư dân Philippines lao đao, khốn khổ vì mất đi ngư trường đ.ánh cá truyền thống.

Hải quân Philippines được trang bị kém đã không thể ngăn chặn "những kẻ xâm nhập" đ.ánh bắt hải sản ở khu vực ngư trường đ.ánh cá truyền thống của họ.

Chính phủ Philippines cho biết, họ không có ý định đưa tàu thuyền tới bãi cạn Scarborough để khẳng định chủ quyền ở khu vực này dù cho tàu Trung Quốc đang làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các ngư dân địa phương.

"Chúng tôi đang theo đuổi chính sách tránh phản ứng trước các hành động hoặc tuyên bố khiêu khích có thể đẩy chúng tôi vào tình trạng căng thẳng", phó phát ngôn viên tổng thống Philippines - ông Abigail Valte cho biết.

Không thể bảo vệ Scarborough bằng sức mạnh, hồi tháng 1, Philippines đã quyết định đưa các cuộc tranh chấp giữa họ với nước láng giềng Trung Quốc ở Biển Đông ra giải quyết tại tòa án quốc tế. Manila tuyên bố muốn thức thách thức tính pháp lý của yêu sách đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò mà Bắc Kinh đưa ra. Theo yêu sách phi lý đó, Trung Quốc đòi chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, mở rộng đến tận những khu vực nằm sát bờ biển của các nước láng giềng. Đường 9 đoạn của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và vì thế nó vấp phải sự phản đối dữ dội của các học giả, các chuyên gia trên toàn thế giới.

Bắc Kinh đã phản đối đưa các cuộc tranh chấp ở Biển Đông ra giải quyết ở tòa án quốc tế và hành động này của họ cũng đã chịu sự chỉ trích mạnh mẽ của dư luận thế giới. Một chuyên gia luật hàng đầu của Mỹ từng nói, việc Trung Quốc bác bỏ đề xuất của Philippines khiến họ chẳng khác gì "một kẻ bắt nạt" trong cộng đồng quốc tế.

Theo vietbao

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thị trấn 'đẹp như tranh vẽ' bán đất với giá chỉ bằng một cốc cà phê
04:27:22 01/07/2024
Máy bay rơi xuống đường cao tốc ở Pháp
14:38:18 01/07/2024
Bài học từ hình mẫu đối phó với tình trạng suy giảm dân số ở Trung Quốc
20:20:26 02/07/2024
Pakistan: 18 người bị thương trong vụ nổ tại lễ cưới
04:55:03 01/07/2024
Chuyến thăm Kiev đầu tiên của Thủ tướng Hungary kể từ xung đột Nga - Ukraine
16:32:38 02/07/2024
Chuyên gia pháp lý: Ông Trump 'vẫn chiến thắng' dù có được quyền miễn trừ của tổng thống hay không
06:42:43 02/07/2024
Nhật Bản ra mắt mũ bảo hiểm được làm từ vỏ sò và nhựa tái chế
22:02:09 01/07/2024
Báo Mỹ giải mã 'cơn sốt' cà phê muối Việt Nam trên toàn thế giới
19:41:08 02/07/2024

Tin đang nóng

Giọt nước mắt của Ronaldo và luật bất thành văn của tuyển Bồ Đào Nha
19:02:29 02/07/2024
Mỹ nhân "Bản tình ca mùa đông" ôm hối hận lớn, giấu chồng suốt 6 năm
20:01:38 02/07/2024
Quang Lê cầm hai cọc t.iền mặt trả cát-xê cho Như Quỳnh: "Chỉ là chút xíu thôi, còn ngân phiếu nữa"
21:43:32 02/07/2024
Lisa bị mỉa mai thùng rỗng kêu to, viết lời vô nghĩa, sáo rỗng, vô ơn với Blink?
21:34:21 02/07/2024
Hai cháu bé mất liên lạc ở Lào Cai: Uống nước trong téc để duy trì sự sống
21:57:54 02/07/2024
Thái Trinh hé lộ mối quan hệ với mẹ chồng sau khi kết hôn
20:20:04 02/07/2024
Hôn nhân của Jennifer Lopez và Ben Affleck đã kết thúc nhiều tháng trước
19:45:28 02/07/2024
Loạt nghệ sĩ Việt cưới vợ ở t.uổi U50, U60, U70 nhưng cô nào cũng xinh xắn, hôn nhân viên mãn
21:35:56 02/07/2024

Tin mới nhất

Kinh tế Eurozone ghi nhận dấu hiệu tích cực

21:31:32 02/07/2024
Con số này cho thấy lạm phát đang tiến gần đến mục tiêu 2% - mức mà Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) coi là lý tưởng để vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế, vừa ổn định giá cả.

Hai quốc gia Đông Nam Á sẵn sàng cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến Gaza

21:07:23 02/07/2024
Malaysia và Indonesia đã tham gia tích cực vào các nỗ lực gìn giữ hòa bình. Tính đến cuối tháng 4, Malaysia có 862 nhân sự tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình của LHQ. Trong khi đó, Indonesia có 2.715 nhân sự.

Lý do một thành viên NATO đột nhiên muốn gia nhập BRICS

21:00:55 02/07/2024
Vấn đề này cũng đã được thảo luận trong cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao BRICS tại Nizhny Novgorod, có sự tham dự của nhà ngoại giao hành đầu Thổ Nhĩ Kỳ. Mong muốn gia nhập BRICS của Thổ Nhĩ Kỳ không hoàn toàn mới.

Ra mắt pin xe điện chỉ cần 5 phút để sạc gần đầy

20:26:14 02/07/2024
Đối với các mẫu xe điện hiện có trên thị trường, thời gian sạc lâu là nhược điểm lớn. Điều này kéo dài thời gian di chuyển của các chuyến đi và gây bất tiện cho những chủ xe chưa thể sạc đủ pin ô tô tại nhà.

Australia trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm đá nhân tạo

20:14:00 02/07/2024
Ông Zack Smith - Thư ký Quốc gia của Liên minh Công nhân Xây dựng, Lâm nghiệp và Hàng hải (CFMEU) - ca ngợi quyết định này của chính phủ, cho rằng lệnh cấm sẽ cứu mạng sống của các công nhân xây dựng tại Australia.

Giới chức Australia lo ngại giới trẻ bị cực đoan hóa do môi trường trực tuyến

20:01:37 02/07/2024
Tại Australia, hiện có nhiều chương trình hỗ trợ của các tổ chức nhằm giúp các gia đình ứng phó với những thanh thiếu niên và người trưởng thành quan tâm đến chủ nghĩa cực đoan bạo lực.

Dịch cúm gia cầm gây thiếu hụt trứng gà tại Australia

19:48:41 02/07/2024
Gần 10% số gà mái đẻ trứng ở Australia đã chịu ảnh hưởng của dịch này. Chính quyền khẳng định đã ngăn chặn virus thành công, song một số nhà bán lẻ đã đặt ra giới hạn về số lượng trứng khách hàng có thể mua.

Các hãng xe điện Trung Quốc để mắt đến thị trường Đông Nam Á

19:45:18 02/07/2024
Tại triển lãm ô tô ở Jakarta vào tháng 5, các hãng ô tô điện Trung Quốc cho biết sẽ ra mắt thêm nhiều mẫu xe hấp dẫn người tiêu dùng Indonesia.

Nhật Bản giới thiệu mô hình 'trái tim sống' đầu tiên trên thế giới

19:38:08 02/07/2024
Theo kế hoạch, mô hình trái tim sống iPS sẽ được trưng bày tại khu vực PASONA NATUREVERSE của Tập đoàn Pasona, trong khuôn khổ Triển lãm EXPO 2025 ở thành phố Osaka.

Lào thông qua 13 văn bản Luật tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa IX

19:35:29 02/07/2024
Ban Chuyên trách xây dựng dự thảo luật đã tiến hành hoàn thiện nội dung theo ý kiến của các đại biểu và biểu quyết thông qua các luật với đa số số phiếu tán thành.

Thủ tướng Australia từ chối lời mời dự Hội nghị thượng đỉnh NATO

19:33:23 02/07/2024
Hội nghị thượng đỉnh NATO lần thứ 75 dự kiến thông qua kế hoạch để NATO lãnh đạo việc hỗ trợ và huấn luyện an ninh cùng cam kết viện trợ tài chính dài hạn cho Ukraine.

Tìm thấy 2 cháu bé bị lạc hơn 3 ngày ở Sa Pa

16:56:16 02/07/2024
Tuy nhiên rất may, hai cháu bé không ra suối bắt cá mà rủ nhau đến Trường Tiểu học Lao Chải chơi, sau đó trèo lên trần tầng 3 và bị mắc kẹt, không xuống được.

Có thể bạn quan tâm

Mai Dora phơi nắng khoe đường cong đắt giá, không quên làm một điều

Netizen

01:02:36 03/07/2024
Mệnh danh là nữ hoàng sexy nhất làngMCEsports, mỗi bài đăng khoe đường cong n.óng b.ỏng, show da thịt táo bạo đều khiến Mai Dora trở thành tâm điểm chú ý. Dù là hoa có chủ, song sức hút của cô nàng chưa bao giờ giảm sút.

Euro 2024: Truyền thông Bồ Đào Nha kêu gọi đẩy Ronaldo lên ghế dự bị

Sao thể thao

00:16:51 03/07/2024
Sau trận đấu nhiều cảm xúc trước Slovenia rạng sáng 2-7, Cristiano Ronaldo bị một tờ báo chấm điểm 4/10 và có tờ báo còn kêu gọi không nên để anh đá chính ở trận tứ kết gặp Pháp sắp tới

Bí kíp pha chế trà sữa matcha đậm vị, thơm ngon cực đơn giản

Ẩm thực

23:54:01 02/07/2024
Hương matcha đậm đà kết hợp cùng vị béo ngậy và ngọt của sữa tạo nên một ly trà sữa matcha ngon tuyệt, kích thích mọi giác quan.

5 ưu điểm vượt trội của sữa rửa mặt dạng bọt chị em nên biết

Làm đẹp

23:45:28 02/07/2024
Lớp bọt mịn màng giống như một dụng cụ massage tự nhiên giúp kích thích lưu thông m.áu dưới da. Điều này giúp cung cấp dưỡng chất và oxy tốt hơn cho các tế bào da, giúp da trở nên tươi sáng và khỏe mạnh hơn.

Chiêu lừa trên không gian mạng khiến 282 lượt khách mất t.iền từ thẻ tín dụng

Pháp luật

23:43:30 02/07/2024
Ngày 1/7, kết thúc phiên tòa sơ thẩm, TAND tỉnh Phú Yên đã tuyên phạt 5 bị cáo về tội Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Chia sẻ bất ổn của Quỳnh Lương gây xôn xao

Sao việt

23:36:48 02/07/2024
Vào ngày 31/5 vừa qua, nữ diễn viên sinh năm 1995 đã bộc bạch cho biết bản thân đang có tâm trạng không tốt, gặp nhiều vấn đề khó khăn trong nhóm chat trên Instagram.

Sao nam sốc vì fan cuồng đột nhập vào nhà chụp trộm, cưỡng hôn

Sao châu á

23:04:16 02/07/2024
Cựu thành viên TVXQ Kim Jaejoong tiết lộ trải nghiệm kinh hoàng với những người hâm mộ đã xâm phạm nhà riêng của anh.

Ngoài kênh đào nổi tiếng, Panama còn có phố cổ, khu bảo tồn thiên nhiên xanh mát

Du lịch

22:56:21 02/07/2024
Panama, đất nước nổi tiếng với kênh đào Panama kỳ vĩ, không chỉ là điểm đến hấp dẫn cho những ai đam mê khám phá lịch sử và kỹ thuật.

Quyền Linh xót xa cho cô gái Nhật đến 'Bạn muốn hẹn hò' nhưng bị từ chối

Tv show

22:54:28 02/07/2024
Cô gái Nhật U.40 khiến Quyền Linh - Ngọc Lan thích thú khi đến chương trình Bạn muốn hẹn hò tìm bạn trai. Tuy nhiên, sau quá trình tìm hiểu, cô bị từ chối hẹn hò với lý do khác biệt văn hóa và ngôn ngữ.

Bùi Lý Thiên Hương, Bích Tuyền và loạt 'người quen' tại Miss Grand Vietnam 2024

Người đẹp

22:49:47 02/07/2024
Với kinh nghiệm trình diễn dày dạn, dàn người đẹp như Bùi Lý Thiên Hương, Lâm Thị Bích Tuyền... được đ.ánh giá cao khi trở lại đường đua Miss Grand Vietnam 2024.

Bên trong bữa tiệc sinh nhật hoành tráng mừng t.uổi 40 của Khloé Kardashian

Sao âu mỹ

22:46:58 02/07/2024
Em gái Kim siêu vòng 3 đã có bữa tiệc sinh nhật hoành tráng bên cạnh gia đình, bạn bè và nhiều ngôi sao nổi tiếng.