Tranh chấp con dấu công ty Trung Nguyên: Có thể xin cấp lại không cần cưỡng chế
“Nếu xác minh đúng được là con dấu của công ty Trung Nguyên bị thất lạc, thì công ty Trung Nguyên có thể báo cáo đến cơ quan công an ở địa phương và sau đó làm thủ tục cấp lại con dấu mới” – luật sư Trương Anh Tú chia sẻ.
Trong diễn biến mới nhất liên quan đến vụ ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo, mới đây, đại diện theo ủy quyền của bà Lê Hoàng Diệp Thảo nộp đơn tố cáo chấp hành viên Nguyễn Như Thanh Trúc.
Theo đơn tố cáo này, bà Thảo gửi văn bản phúc đáp thông báo của Cục Thi hành án dân sự TP HCM, trong đó làm rõ Công ty cổ phần đầu tư Trung Nguyên đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới (lần 3) và con dấu mới kể từ thời điểm ngày 20/10/2015. Hiện tại bà Thảo không chiếm giữ, đóng dấu như nội dung nêu trong thông báo.
Vụ ly hôn của ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo thu hút sự quan tâm của xã hội và nó càng ngày trở nên phúc tạp.
Từ đó cho thấy chấp hành viên có dấu hiệu lạm quyền trong khi thi hành công vụ, dấu hiệu tội phạm quy định tại điều 357 Bộ Luật Hình sự. Cụ thể là vượt quá quyền hạn làm trái công vụ quy định tại các điều luật nêu trên để tiếp tục yêu cầu bà Thảo giao giấy tờ con dấu.
Theo hồ sơ vụ án, Công ty cổ phần đầu tư Trung Nguyên kiện bà Thảo về hành vi chiếm giữ trái phép các con dấu và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty cổ phần đầu tư Trung Nguyên và các công ty con thuộc Tập đoàn Trung Nguyên.
TAND TP.HCM và TAND cấp cao tại TP HCM đã xét xử sơ thẩm và phúc thẩm chấp nhận toàn bộ đơn yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Trong quá trình thi hành án, Cục Thi hành án dân sự TP HCM đã tiến hành các thủ tục tống đạt quyết định thi hành án, giấy báo… nhưng bà Thảo vẫn chưa thi hành các khoản theo nội dung tuyên án.
Sáng 6/6, Cục Thi hành án dân sự TP HCM – cho biết chấp hành viên đã tiến hành cưỡng chế thi hành án bản án ngày 12/11/2018 của TAND cấp cao tại TP HCM. Tuy nhiên, đoàn cưỡng chế đến nhà riêng của bà Thảo tại đường Tú Xương để thu hồi con dấu thì không có ai mở cửa, không vào được bên trong. Đoàn cưỡng chế đã lập biên bản ghi nhận sự việc.
Trao đổi với PV xung quanh vấn đề này, Luật sư Trương Anh Tú (Chủ tịch Công ty TAT Law Firm, thuộc Đoàn luật sư TP Hà Nội) phân tích: “Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay thì việc tranh chấp còn dấu là diễn ra rất phổ biến.
Video đang HOT
LS Trương Anh Tú (Chủ tịch Công ty TAT Law firm, thuộc Đoàn luật sư TP Hà Nội).
Việc tranh chấp con dấu sẽ gây ra hệ lụy rất lớn cho doanh nghiệp, thậm chí, nhiều doanh nghiệp mà tôi biết đã lao đao, hoạt động kinh doanh bị tê liệt vì tranh chấp con dấu.
Thông thường, rất hiếm khi con dấu doanh nghiệp bị thất lạc, nguyên nhân chủ yếu do tranh chấp giữa các cổ đông với nhau, do mâu thuẫn nên có người chiếm giữ con dấu.
Trong trường hợp của công ty Trung Nguyên, tòa án đã tuyên án quyền quản lý doanh nghiệp cho ông Vũ, đương nhiên ông Vũ sẽ được quản lý con dấu và là người đại diện cho doanh nghiệp.
Như vậy, việc cơ quan thì hành án thi hành bản án và cưỡng chế con dấu là một điều bình thường”.
Luật sư Tú chia sẻ thêm: “Tuy nhiên, việc cưỡng chế thi hành án cũng không hề dễ dàng bởi bà Thảo hiện nay đã tố cáo chấp hành viên đến cơ quan thi hành án. Đồng thời, bà Thảo cũng có biểu hiện bất hợp tác để chuyển giao con dấu. Điều này sẽ gây khó khăn cho hoạt động thi hành án trong thời gian tới”.
Về việc cản trở thi hành án, luật sư cho rằng có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, cũng rất khó để xử lý và xưa nay cũng chưa có tiền lệ.
Hơn nữa, trong đơn tố cáo bà Thảo lại cho biết mình không chiếm giữ con dấu. Vì vậy, theo Luật sư Trương Anh Tú: “Nếu công ty Trung Nguyên xác minh được con dấu bị thất lạc thì có thể trình báo đến cơ quan công an, cơ quan chức năng và làm thủ tục xin cấp lại con dấu mới để doanh nghiệp hoạt động bình thường”.
Còn trường hợp nếu phải cưỡng chế thi hành án, nhất là với những vụ án có sự tham gia của VKS ngay từ đầu nhưng lại thiếu vắng sự có mặt của Kiểm sát viên tham gia vào đoàn cưỡng chế là chưa phù hợp với các quy định của Luật Thi hành án.
“Thành phần thi anh án một vụ án dân sự bao giờ cũng có lực lượng chủ đạo là Chấp hành viên của cơ quan thi hành án cử đi, bên cạnh đó có lực lượng kiểm sát viên tham gia giám sát và các lực lượng hỗ trợ khác bao gồm cảnh sát hỗ trợ tư pháp, chính quyền địa phương, đại diện tổ dân phố đến để chứng kiến” – luật sư Tú cho hay.
Duy Khương
Theo phapluatplus
Mẹ ông chủ cà phê Trung Nguyên 'tố' con dâu không cho gặp cháu
Tại phiên tòa xét xử sáng 21/2, mẹ ông Vũ tỏ ra rất bức xúc vì bà Thảo nộp đơn yêu cầu TAND Quận 3 tuyên bố ông Vũ mất năng lực hành vi dân sự và ngăn cản không cho gia đình bà gặp cháu.
Sáng 21/2, TAND TP.HCM tiếp tục xét xử vụ ly hôn của vợ chồng ông chủ cà phê Trung Nguyên, nguyên đơn là bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ (Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên).
Tại phiên tòa sáng nay, bà Lê Thị Ước (mẹ ông Vũ) cho biết Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên ra đời vào năm 1996 trước khi bà Thảo về làm dâu.
Bà Ước cho rằng bà Thảo không có đóng góp nào cho việc hình thành, sáng lập Trung Nguyên, mà vốn điều lệ ban đầu do gia đình bà bán 2 căn nhà và vay mượn thêm 25 triệu đồng.
Đồng thời, bà Ước cũng tỏ ra bức vì chuyện bà Thảo nộp hồ sơ yêu cầu TAND Quận 3 tuyên bố ông Vũ mất năng lực hành vi dân sự và không cho gia đình bà gặp cháu.
"Chúng tôi thương cháu và muốn gần gũi, chăm sóc cho các cháu. Thế nhưng, từ khi Thảo đưa đơn lên tòa ly hôn thì không cho chúng tôi gặp cháu nữa", bà Ước nói.
Lúc này, bà Thảo phản đối vì cho rằng lời khai của bà Ước không chính xác.
Mẹ ông Vũ (áo đen) tại phiên tòa ly hôn của vợ chồng ông chủ cà phê Trung Nguyên. (Ảnh: NĐT)
Cũng tại phiên tòa sáng nay, trả lời bà Trương Thị Hòa (đại diện cho ông Vũ), ông Vũ nói về các giai đoạn phát triển và triết lý kinh doanh của Trung Nguyên, các đóng góp đối với xã hội.
Trước những câu trả lời này, Chủ tọa nhắc nhở ông Vũ đi vào làm rõ các vấn đề hôn nhân gia đình. Đáp lại, luật sư của ông Vũ cũng cho rằng những câu hỏi này là những vấn đề xoay quanh vụ tranh chấp.
Ngoài ra trong quá trình ông Vũ trả lời, luật sư của bà Thảo liên tục lên tiếng phản đối gay gắt bởi cho rằng nội dung câu hỏi không liên quan gì đến vụ án mà tòa đang xét xử. Đồng thời, bà Thảo cũng từ chối các câu hỏi liên quan đến vấn đề hôn nhân vì cho rằng đã kết thúc trong phần hỏi ngày hôm qua.
Trước đó, bà Thảo muốn nuôi dưỡng 4 con chung, đề nghị ông Vũ cấp dưỡng cho mỗi người con là 5% cổ phần của ông. Về yêu cầu này của bà Thảo, ông Vũ đưa ra con số sẽ cấp dưỡng 10 tỉ đồng/năm/4 cháu.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo.
Về 13 bất động sản chung, theo luật sư của ông Vũ, hiện ông Vũ đang nắm giữ 6 bất động sản trị giá khoảng 350 tỉ đồng và bà Thảo đang nắm giữ 7 bất động sản trị giá khoảng 375 tỉ đồng. Số tài sản này sẽ được chia đôi.
Về tiền mặt, ngoại tệ, vàng trong các ngân hàng tương đương hơn 2.000 tỉ đồng, luật sư của ông Vũ đề nghị HĐXX chia theo tỉ lệ ông vũ 70%, bà Thảo 30%.
Ngoài ra, đối với cổ phần, phần vốn góp của vợ chồng trong 7 công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên gồm: Công ty CP Đầu tư Trung Nguyên, Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên, Công ty CP Cà phê Trung Nguyên, Công ty CP Hòa tan Trung Nguyên, Công ty CP Trung Nguyên Franchise, Công ty TNHH Đầu tư du lịch Đặng Lê, Công ty TNHH Vũ Nguyên Đắk Nông. Luật sư của ông Vũ đề nghị HĐXX chia theo tỷ lệ ông Vũ 70%, bà Thảo 30%. Theo đó, số tiền ông Vũ khoảng 3.958 tỉ đồng, bà Thảo là 1.696 tỉ đồng.
NHẬT LINH
Theo VTC
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: 'Nếu Qua có vợ mới, Qua vẫn sẽ tiếp tục giao hết tiền của mình làm ra cho vợ giữ' Trong khi ông Vũ cho rằng, không ai có thể tính từng đồng với vợ thì bà Thảo lại phản bác: "Anh không tính nhưng luật sư của anh lại tính từng đồng. Vậy chẳng phải là mâu thuẫn?". Chiều 27/3, phiên xét xử ly hôn giữa vợ chồng vua cafe Trung Nguyên đã khép lại sau hơn 3 năm kéo dài. Về...