Tranh chấp cổ phần của cổ đông không liên quan hoạt động kinh doanh Nam A Bank
Các thông tin liên quan đến tranh chấp cổ phần giữa các cổ đông của Ngân hàng Nam Á là quan hệ dân sự giữa cổ đông, không liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Ngày 16-3, Ngân hàng TMCP Nam Á ( Nam A Bank) đã có thông tin chính thức xung quanh những tranh chấp cổ phần của một số cổ đông ngân hàng.
Ông Trần Ngọc Tâm, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank), cho biết gần đây đang có nhiều thông tin liên quan đến các tranh chấp cổ phần, cổ phiếu giữa các cổ đông của Nam A Bank. Tuy nhiên, Nam A Bank khẳng định các tranh chấp này (nếu có) hoàn toàn là các quan hệ dân sự giữa cổ đông, không liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nam A Bank là công ty đại chúng hoạt động công khai, minh bạch và tuân thủ tuyệt đối các quy định pháp luật hiện hành.
“Đứng trên góc độ vì lợi ích của khách hàng cũng như vì sự an toàn của hệ thống tài chính tiền tệ, Nam A Bank cam kết thể hiện sự chuẩn mực, minh bạch trong hoạt động” – ông Trần Ngọc Tâm khẳng định.
Lãnh đạo Nam A Bank khẳng định các tranh chấp cổ phần giữa các cổ đông là quan hệ dân sự, không liên quan hoạt động ngân hàng.
Trước đó, ngày 15-3 tại TP HCM, ông Nguyễn Chấn (96 tuổi), chồng bà Trần Thị Hường (tên thường gọi là Tư Hường, đã mất năm 2017), là người sáng lập Ngân hàng Nam Á và Tập đoàn Hoàn Cầu tổ chức họp thông tin, tố bị chiếm đoạt tài sản khoảng 30.000 tỉ đồng.
Video đang HOT
Phản ánh với báo chí, ông Nguyễn Chấn cho biết giữa năm 2016, bà Tư Hường bị bệnh nên có giao cho con trai quản lý ngân hàng và Tập đoàn Hoàn Cầu, nhưng quyền sở hữu tài sản vẫn thuộc về vợ chồng ông. Tuy nhiên sau đó, người con trai thứ của ông và một số cá nhân đã chiếm giữ hết tài sản của vợ chồng ông, giá trị khoảng 30.000 tỉ đồng.
Số tài sản này gồm cổ phiếu do ngân hàng Nam Á phát hành; cổ phần tại các công ty trong hệ thống Tập đoàn Hoàn Cầu; các khoản đầu tư vào doanh nghiệp dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần. Cũng tại cuộc họp báo, ông Chấn cho biết đã gửi đơn tố cáo tới cơ quan công an đề nghị làm sáng tỏ vụ việc.
T.Phương
Theo NLĐO
Các ngân hàng tích cực thu hồi nợ xấu
9 tháng đầu năm nay đã không ít nhà băng xóa được gần hết các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC trước đó. Điển hình tại Nam A Bank, tổng mệnh giá trái phiếu VAMC chỉ còn 7%.
Tổng mệnh giá trái phiếu VAMC tại Nam A Bank chỉ còn 7% so với đầu năm
Tích cực thu hồi nợ xấu
Theo thống kê, trong 9 tháng đầu năm nay đã không ít nhà băng xóa được gần hết các khoản nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC) trước đó. Điển hình tại Nam A Bank, trong 9 tháng đầu năm 2018, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các Tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, bằng nhiều biện pháp quyết liệt, trong 9 tháng đầu năm 2018, Nam A Bank đã thu hồi hầu hết các khoản nợ đã bán cho VAMC. Do vậy, các khoản nợ đã bán cho VAMC đã giảm mạnh. Tổng mệnh giá trái phiếu VAMC tại Nam A Bank chỉ còn 7% so với đầu năm.
Tương tự, Vietcombank, VIB... cũng là các nhà băng đã xóa sạch nợ bán cho VAMC trước đó, đưa tỷ lệ nợ xấu về lần lượt 1,18% và 2,5% trên tổng dư nợ tính đến cuối tháng 9/2018.
Cũng từ việc đẩy mạnh xử lý và thu hồi được lượng lớn nợ xấu, kết thúc 9 tháng đầu năm 2018, Nam A Bank đã ghi nhận kết quả hoạt động kinh doanh ấn tượng. Cụ thể, tính đến 30/9/2018, tổng tài sản Ngân hàng đạt 66.447 tỷ đồng tăng 21,9% so với cuối năm 2017 và đạt 101% kế hoạch cả năm; Huy động tăng 12.135 tỷ đồng so với đầu năm, đạt 98% so với kế hoạch.
Đáng chú ý, chỉ mới kết thúc 3 quý đầu năm, Nam A Bank đã đạt mức lợi nhuận trước thuế 460 tỷ đồng. Chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt với tỷ lệ nợ xấu thấp so với quy định và thấp hơn nhiều so với mặt bằng các nhà băng hiện nay.
Nâng cao năng lực tài chính, tăng thanh khoản cổ phiếu
Không chỉ đẩy mạnh xử lý được nợ xấu trong 9 tháng đầu năm nay và đạt mức lợi nhuận khả quan mà các ngân hàng còn từng bước nâng cao năng lực tài chính, vừa qua, Nam A Bank phát hành cổ phiếu để trả cổ tức tỷ lệ 11%, tổng số tiền tăng vốn là 332 tỷ đồng.
Có thể nói, với các nhà băng quy mô vừa và nhỏ, việc nỗ lực làm sạch bảng cân đối kế toán, tăng năng lực tài chính và đưa cổ phiếu lên sàn... là những việc làm cần thiết khi hệ thống tài chính - ngân hàng đang dần tiến tới áp chuẩn Basel II.
Trong đó, với những nhà băng đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phê duyệt đề án tự tái cơ cấu bằng nội lực đang ngày một "thay da đổi thịt", Nam A Bank là một trong số ít tổ chức tín dụng đầu tiên được NHNN tin tưởng phê duyệt đề án tái cơ cấu Giai đoạn II (2018-2020). Bên cạnh đó, Nam A Bank cũng đã được chỉ định trực tiếp tham gia tái cấu trúc 3 Quỹ tín dụng nhân dân tại Đồng Nai và cũng là một trong 3 ngân hàng thương mại cổ phần được giao trọng trách này.
Nhằm đón đầu xu hướng cách mạng công nghệ 4.0, năm 2018, Nam A Bank tập trung phát triển dịch vụ "Nam A Bank Banking - All in one" (dự kiến triển khai tháng 12/2018). Qua đó cho thấy, Nam A Bank ngày càng thay đổi về mọi mặt, cả nội lực bằng việc tự tái cấu trúc và tăng trưởng bền vững.
Nền tảng cho mọi thành công của Nam A Bank sau 26 năm hoạt động chính là sức mạnh nội tại với đội ngũ cán bộ nhân viên vững về chuyên môn, mạnh về nghiệp vụ, đặc biệt là luôn lấy khách hàng làm gốc, chăm sóc mọi giao dịch bằng thái độ tận tâm nhất. Đây là điểm mạnh mà Nam A Bank tự hào trong suốt 26 năm qua, là yếu tố giúp Ngân hàng luôn nhận được sự tin yêu của khách hàng, minh chứng cho phương châm hoạt động "Ngân hàng đẹp - Dịch vụ tốt" mà Nam A Bank luôn hướng đến.
NGUYÊN PHÁP
Theo tuoitrethudo.com.vn
Công ty đại chúng: Sau 100 cổ đông và 10 tỷ đồng sẽ là gì? Dự thảo Luật Chứng khoán đưa ra quy định mới về công ty đại chúng và nếu được chấp thuận từ năm 2019, Việt Nam sẽ có nền tảng pháp lý về công ty đại chúng cao hơn. Sẽ có nhiều công ty vui mừng vì bị buộc hủy niêm yết theo luật để thoát khỏi hàng loạt ràng buộc, nghĩa vụ của...