Tranh chấp Biển Đông: Trung Quốc hay Mỹ rút lui?
Trong “trò chơi của những con gà” giữa Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông, liệu Trung Quốc có rút lui trước những nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế?
Một trong những tàu ngầm của hải quân Trung Quốc (Ảnh: Getty Images)
Gần đây, Trung Quốc và Mỹ đang va chạm khá nhiều trong cuộc tranh chấp trên Biển Đông, tờ báo Forbes của Mỹ nhận định.
Cả hai quốc gia đều đang cố gắng “nâng tỉ số”, gia tăng cơ hội xảy ra “tai nạn”, gây bất ổn cho khu vực có nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới này.
Tranh chấp ở Biển Đông bắt đầu với sự căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Tuy nhiên, sau đó, nó nhanh chóng trở thành một cuộc đối đầu về kinh tế và quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ.
Mỹ gia tăng tuần tra quân sự trên Biển Đông bằng tàu sân bay
Video đang HOT
Hai năm trước, Trung Quốc gia tăng căng thẳng bằng cách xây nhiều đảo nhân đạo trái phép ở Biển Đông. Mỹ phản ứng bằng cách tăng cường sự hiện diện của hải quân xung quanh đảo nhân tạo và nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa tại Hàn Quốc.
Ban đầu, Trung Quốc phản ứng bằng một vài câu nói gay gắt về “sự vi phạm” luậ pháp quốc tế của Mỹ, đồng thời kêu gọi các nước đồng minh ngoại giao. Tuy nhiên, hiện Trung Quốc đang chuẩn bị điều tàu ngầm hạt nhân ra Biển Đông để “ngăn chặn” sự hiện diện của Mỹ.
“Chiến lược dùng tên lửa hạt nhân là nền tảng của sự răn đe quân sự”, tờ Global Times của Trung Quốc viết. “Trung Quốc đã áp dụng một chiến lược răn đe hạt nhân hiệu quả, với những đầu đạn hạt nhân ít hơn nhiều so với các cường quốc phương Tây. Ngoài ra, Trung Quốc là nước duy nhất trong số các cường quốc hạt nhân công bố chính sách “không sử dụng đầu tiên”.
“Trung Quốc đã áp dụng một chiến lược răn đe hạt nhân hiệu quả” (Ảnh: People.cn)
Theo Forbes, rõ ràng, Trung Quốc và Mỹ đang tham gia vào “trò chơi của những con gà”, khi hai nước đều “nhắn nhủ” nước kia về khả năng chiến đấu của mình.
“Sự răn đe hạt nhân của Trung Quốc phải thực tế và hiệu quả thì mới trở thành điều quan trọng với chính phủ Mỹ”, tờ Global Times tiếp tục viết. “Cũng như khi bất cứ nước nào đánh giá sức mạnh của Mỹ, họ sẽ ngay lập tức nghĩ đến tàu sân bay Mỹ và sẽ không mạo hiểm đối đầu quân sự với Mỹ.”
Điều này nghe có vẻ như Trung Quốc đang rút lui khỏi “trò chơi con gà”?
Có lẽ đúng vậy. Trung Quốc có nhiều thứ để mất hơn so với Mỹ nếu như hai nước phải đối đầu quân sự. Việc này sẽ kìm hãm hội nhập kinh tế và tăng trưởng của khu vực.
Và cũng có thể Trung Quốc sẽ không rút lui khỏi tranh chấp Biển Đông. Vì khác với Nhật Bản, Trung Quốc từ xưa đã không chấp nhận sự hiện diện của quân sự nước ngoài, kể cả khi kết quả ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.
Điều này càng làm tăng khả năng xảy ra một sự va chạm quân sự ở Biển Đông, trừ khi Mỹ có một cách thông minh sáng tạo nào đó để ra khỏi cuộc chơi “con gà”.
“Trò chơi của những con gà” là một lý thuyết trò chơi, được dùng phổ biến trong lĩnh vực kinh tế và chính trị. Trò chơi xuất phát từ trò 2 người thợ lặn lao vào nhau. Nếu cả 2 người cùng rẽ hướng khác, thì hai người đều có lợi. Nhưng nếu một người từ bỏ và một người vẫn tiếp tục lao tới, thì người từ bỏ sẽ bị gọi là “gà”, ám chỉ kẻ hèn nhát. Trong bài viết, tác giả đã sử dụng thuật ngữ này để miêu tả quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trong cuộc đối đầu trên Biển Đông.
Theo Danviet
Trung Quốc rút lui khỏi thương vụ mua Sheraton
Hãng bảo hiểm Anbang của Trung Quốc vừa rút lui khỏi thương vụ mua Sheraton, "nhường đường" cho Marriott International bước tiếp.
Tập đoàn bảo hiểm Anbang của Trung Quốc vừa tuyên bố rút lại lời chào mua 14 tỷ USD cho thương vụ thâu tóm Starwood Hotels & Resorts Worldwide - hãng sở hữu thương hiệu khách sạn Sheraton.
Thương vụ sáp nhập giữa Starwood Hotels & Resort - hãng sở hữu thương hiệu khách sạn Sheraton - và Marriott International (Mỹ) sẽ tạo ra chuỗi khách sạn lớn nhất thế giới. (Trong ảnh là Khách sạn Starwood Hotels ở Quảng trường, trung tâm thủ đô London của Anh - Ảnh: Reuters)
Đại diện của Anbang thông báo: "Chúng tôi đã bị thu hút bởi cơ hội mà Starwood đưa ra vì đây là hãng có chất lượng cao, sở hữu nhiều thương hiệu khách sạn hàng đầu. Đây là những yếu tố phù hợp với tiêu chí mua lại doanh nghiệp của chúng tôi, bao gồm sự phù hợp và khả năng tạo ra lợi nhuận trong dài hạn. Tuy nhiên, do các vấn đề thị trường, tập đoàn đã quyết định không tiến xa hơn."
Sự rút lui của Anbang có thể sẽ dọn đường cho doanh nghiệp Mỹ Marriott International và Starwood Hotelsvề "một nhà". Sự kết hợp này sẽ tạo ra chuỗi khách sạn lớn nhất thế giới. Starwood giờ đây có thể theo đuổi thỏa thuận 13,6 tỷ USD để sáp nhập với Marriott.
Cổ phiếu của hãng Starwood và Marriott đều giảm sau khi Anbang ngưng đấu thầu. Cổ phiếu Starwood giảm 4,1% xuống còn 80,5 USD/cổ phiếu, trong khi đó cổ phiếu của Marriott hạ 5% xuống mức 67,61 USD/cổ phiếu.
Theo kế hoạch Starwood và Marriott sẽ tiến hành họp cổ đông vào ngày 8/4 tới để biểu quyết về việc sáp nhập hai tập đoàn điều hành khách sạn lớn nhất nước Mỹ./.
Mỹ và Trung Quốc tranh giành quyết liệt thương hiệu Sheraton
Trần Ngọc Theo Reuters
Theo_VOV
Tên lửa Trung Quốc khiến Mỹ phải cứng rắn hơn ở Biển Đông Động thái mới của Trung Quốc đang buộc Mỹ phải quyết định xem có nên tiến hành những động thái kiên quyết hơn, thậm chí chấp nhận nguy cơ đối đầu quân sự. Mỹ tố Trung Quốc đưa hệ thống tên lửa HQ-9 ra Hoàng Sa. Ảnh: trdefence Chính quyền Obama đã chỉ trích gay gắt Bắc Kinh sau khi cáo buộc quân...