Tranh chấp Biển Đông ngày càng phức tạp

Theo dõi VGT trên

Đó là một trong những quan ngại mà các chuyên gia đưa ra trong khuôn khổ Hội thảo Quốc tế lần thứ 10 về Biển Đông mang chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực” vừa diễn ra tại Đà Nẵng.

Tranh chấp Biển Đông ngày càng phức tạp - Hình 1

Tàu cá của ngư dân Việt Nam từng bị tàu “lạ” đâm chìm trên Biển Đông đã đánh dấu cho những xung dột tranh chấp đang diến biến phức tạp.

Chiều ngày 9.11, Hội thảo Quốc tế lần thứ 10 về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực” do Học viện Ngoại giao (DAV), Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông (FESS), và Hội Luật gia Việt Nam (VLA) đã chính thức bế mạc sau 2 ngày làm việc với nhiều nội dung quan trọng. Đã có 36 bài phát biểu được trình bày, cùng với hơn 200 lượt thảo luận, trao đổi xoay quanh các vấn đề về an ninh và phát triển tại khu vực.

Tranh chấp Biển Đông thay đổi phức tạp, nhiều tầng lớp

Trong phiên Khai mạc diễn ra ngày 8.11, hơn 300 đại biểu đã thảo luận bốn chủ đề lớn gồm: Biển Đông: Trung tâm của khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương; Biển Đông Tiêu điểm: 10 năm nhìn lại; Lập trường và yêu sách của các bên: Tiếp nối và điều chỉnh; Các nước lớn: can dự hay không can dự.

Nhận định tầm quan trọng của Biển Đông trong chiến lược cạnh tranh địa chính trị, các nước tổng kết những thay đổi trên thực địa của khu vực Biển Đông và điều chỉnh chính sách liên quan trong 10 năm qua. Nhất là trong bối cảnh địa chính trị rộng lớn của khu vực Ấn Độ Dương – Châu Á – Thái Bình Dương, các học giả đã nhất trí về vị trí địa chính trị chiến lược của khu vực Biển Đông. Họ cho rằng Biển Đông là điểm khởi đầu của những thay đổi lớn lao ở khu vực do nằm ở nơi giao kết giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương và là điểm trung chuyển từ lục địa Á-Âu ra đến đại dương.

Trên cơ sở đó, các học giả cho rằng Ấn Độ đang tập trung vào chính sách cân bằng, ngăn chặn chiến lược, Nhật Bản quan tâm tới ý tưởng kết nối trên biển, ASEAN ủng hộ khái niệm Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở, thúc đẩy các nước nhỏ gắn kết với nhau, với vai trò trung tâm của ASEAN. Australia muốn thông qua chính sách Ấn Độ – Thái Bình Dương để tăng cường vị trí tại khu vực. Theo các học giả dự đoán, việc xây dựng khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương sẽ nhận được sự ủng hộ rộng rãi hơn nữa trong tương lai. Các cơ chế của ASEAN như Cấp cao Đông Á (EAS) hay Diễn đàn an ninh khu vực (ARF) có thể đóng vai trò chủ chốt trong ý tưởng Ấn Độ – Thái Bình Dương, EAS có thể ưu tiên tới hợp tác trong lĩnh vực kinh tế.

Tranh chấp Biển Đông ngày càng phức tạp - Hình 2

Video đang HOT

Đánh giá về tình hình tại Biển Đông trong 10 năm qua, các học giả nhất trí cho rằng tranh chấp Biển Đông sau 10 năm đã thay đổi về lượng và chất, ngày càng trở nên phức tạp.

Tuy nhiên, tổng kết, đánh giá về tình hình tại Biển Đông trong 10 năm qua, các học giả nhất trí cho rằng tranh chấp Biển Đông sau 10 năm đã thay đổi về lượng và chất, ngày càng trở nên phức tạp và chứa đựng nhiều tầng nấc. Và Biển Đông là khu vực cạnh tranh địa chiến lược và địa chính trị giữa hai siêu cường Mỹ-Trung Quốc. Đồng thời thu hút sự quan tâm của nhiều cường quốc trong và ngoài khu vực như Úc, Ấn Độ, Nhật Bản. Tranh chấp Biển Đông có quan hệ mật thiết với tranh chấp ở các khu vực biển lân cận khác, như Biển Hoa Đông, do đó tác động mạnh mẽ tới hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng chung tại khu vực.

Về chính sách của các nước đối với vấn đề Biển Đông trong 10 năm qua, các học giả đánh giá các nước giữa mức duy trì lập trường và có một số điều chỉnh nhất định, đặc biệt là sau phán quyết của Tòa Trọng tài năm 2016.

Cảnh báo nguy cơ xung đột từ thiết bị không người lái

Trong ngày làm việc thứ 2, các đại biểu đã thảo luận về các chủ đề liên quan đến việc Xây dựng các lực lượng trên Biển Đông; Xây dựng lòng tin, Ngoại giao phòng ngừa và giải quyết tranh chấp; Các nhân tố mới có thể tạo bất ổn trên Biển Đông; và Trật tự và bất ổn trên Biển Đông: Tổng kết quá khứ và định hình tương lai.

Tại phiên thảo luận, nhiều học giả cho rằng việc các nước gia tăng xây dựng lực lượng và quân sự hóa Biển Đông là nguy cơ bất ổn lớn nhất hiện nay và đang diễn ra nhanh chóng, không chỉ bởi sự gia tăng hiện diện các lực lượng trên mặt biển, mà cả dưới đáy biển và trên không. Nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại việc mở rộng triển khai các cơ sở lưỡng dụng dưới danh nghĩa các công trình dân sự, như đài khí tượng ở Biển Đông. Các chuyên gia pháp lý tại Hội thảo nhấn mạnh các quy định của luật pháp quốc tế về giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, nghiêm cấm việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong luật pháp quốc tế.

Đặc biệt, việc các phương tiện không người lái được sử dụng ngày càng nhiều trên Biển Đông đang làm dấy lên các tranh cãi pháp lý mới. Việc thiếu vắng các chuẩn mực quốc tế trong việc sử dụng các thiết bị công nghệ này sẽ làm gia tăng nguy cơ gây xung đột trong thời gian tới. Bên cạnh đó, cạnh tranh tài nguyên biển, như nguồn cá và khai thác tài nguyên dầu khí là một nhân tố gây bất ổn và ảnh hưởng tới trật tự trong khu vực.

Để giải quyết các vấn đề xung đột, các chuyên gia cho rằng các bên tranh chấp cần xem lại yêu sách của mình, từ bỏ các yêu sách thái quá, không phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982. Từ đó thu hẹp tranh chấp, tiến tới từng bước giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình. Các học giả ghi nhận trong thời gian qua các bên đã nỗ lực đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Tuy nhiên cảnh báo tiến trình đàm phán COC sẽ mất nhiều thời gian. Nhiều đại biểu từ các nước ngoài khu vực mong muốn ASEAN và Trung Quốc tăng cường minh bạch tiến trình đàm phán, tôn trọng lợi ích hợp pháp của các nước ngoài khu vực.

Tranh chấp Biển Đông ngày càng phức tạp - Hình 3

Nhiều đại biểu từ các nước ngoài khu vực mong muốn ASEAN và Trung Quốc tăng cường minh bạch tiến trình đàm phán, tôn trọng lợi ích hợp pháp của các nước ngoài khu vực.

Bên cạnh COC, nhiều học giả cho rằng các nước ASEAN cũng có thể chủ động đề xuất các sáng kiến xây dựng các quy tắc ứng xử khác ở Biển Đông, như quy tắc ứng xử phòng chống va chạm không mong muốn ở trên không, hoặc chuẩn mực xử lý vấn đề rác thải nhựa ra biển. Trước việc một số nước có cách diễn giải khác nhau về UNCLOS 1982, không nhất trí và tuân thủ Phán quyết của Tòa trọng tài, một số học giả gợi ý ASEAN chủ trì việc mời các nước lớn đối thoại để thống nhất cách giải thích và áp dụng UNCLOS tại Biển Đông, như các quy định liên quan đến quyền tự do hàng hải.

Phát biểu trong Phiên bế mạc, PGS.TS. Nguyễn Vũ Tùng – Giám đốc Học viện Ngoại giao đã đánh giá cao những chia sẻ đóng góp tích cực từ các diễn giả và đại biểu tham dự Hội thảo. Sau 10 năm tổ chức, Hội thảo đã chứng tỏ tầm quan trọng, thể hiện tính lan tỏa trong tăng cường nhận thức vấn đề Biển Đông. Ngoài đa số các điểm đã đạt được đồng thuận, việc còn tồn tại những khác biệt trong đánh giá càng cho thấy yêu cầu tiếp tục chuỗi Hội thảo quốc tế trong những năm tới.

“Sau 10 năm, các học giả đã có thể thảo luận với niềm tin lớn hơn về một hệ thống dựa trên nền tảng luật phápl nhiều khía cạnh pháp lý đã trở nên rõ ràng hơn, các học giả có nhận thức chung rằng luật pháp quốc tế cần phải được tôn trọng và thực thi đầy đủ nhằm duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực Biển Đông”.

Theo VietTimes

Hình thành mạng lưới học giả quốc tế nghiên cứu về Biển Đông

Sáng 8.11, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 10 với chủ đề "Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực" đã khai mạc tại Đà Nẵng. Hội thảo do Học viện Ngoại giao (DAV) phối hợp Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông (FESS) và Hội Luật gia Việt Nam (VLA) tổ chức.

Hình thành mạng lưới học giả quốc tế nghiên cứu về Biển Đông - Hình 1

Các đại biểu dự Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 10.

Hội thảo thu hút 220 đại biểu, trong đó có 89 học giả quốc tế, 31 đại biểu đến từ 22 cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam.

Phát biểu khai mạc, PGS.TS Nguyễn Vũ Tùng - Giám đốc Học viện Ngoại giao đánh giá, sau 10 năm tổ chức, hội thảo đã có được khung chương trình nghị sự ổn định, giúp hình thành một mạng lưới học giả quốc tế nghiên cứu về Biển Đông, góp phần nâng cao nhận thức của giới hoạch định chính sách và công chúng về vấn đề Biển Đông; xét từ góc độ học thuật, vấn đề Biển Đông đã trở thành một chủ đề nghiên cứu với nội dung đa dạng, đa ngành và đa chiều, thu hút sự quan tâm ngày càng lớn của giới học giả.

PGS.TS Nguyễn Vũ Tùng kêu gọi các chuyên gia, học giả tiếp tục phát huy tinh thần "thẳng thắn, khách quan, khoa học, cầu thị", tích cực đưa ra những kiến nghị xác đáng giúp chính phủ các nước liên quan cùng phối hợp hành động vì môi trường hoà bình, ổn định và phát triển ở khu vực.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, ông Hồ Kỳ Minh cũng bày tỏ hy vọng các đại biểu sẽ trao đổi thẳng thắn về thực trạng tình hình Biển Đông, đề xuất các sáng kiến hướng đến kiểm soát tốt tình hình, từng bước xây dựng một Biển Đông hoà bình, hữu nghị và hợp tác bền vững, đảm bảo an ninh, an toàn cho cuộc sống của 300 triệu người dân ven biển, đóng góp vào hoà bình, ổn định của khu vực.

Hình thành mạng lưới học giả quốc tế nghiên cứu về Biển Đông - Hình 2

Các đại biểu làm việc tại Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 10.

Tại hội thảo, Thẩm phán Kriangsak Kittichairasee, Toà án Luật Biển quốc tế ITLOS đánh giá cao ý nghĩa của Hội thảo quốc tế về Biển Đông và cho rằng trong 10 năm qua, chuỗi Hội thảo quốc tế về Biển Đông đã trở thành một diễn đàn thiết thực để các chuyên gia, học giả trao đổi, tìm kiếm các cách thức quản lý và giải quyết xung đột ở Biển Đông.

Thẩm phán Kriangsak Kittichairasee cũng cho rằng, hợp tác vì hoà bình, ổn định và phát triển tại khu vực Biển Đông cần dựa trên bốn thành tố: Ngăn ngừa xung đột, quản lý khủng hoảng, giải quyết tranh chấp và các cơ chế giám sát.

Trước đó, tối 7.11, phát biểu chào mừng các đại biểu tham dự hội thảo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung nhấn mạnh sự cần thiết duy trì môi trường hòa bình và ổn định trong khu vực và Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế. Đây là trách nhiệm không chỉ của các quốc gia ven biển mà còn là của tất cả các quốc gia liên quan.

Thứ trưởng Lê Hoài Trung mong muốn các học giả tham dự hội thảo cùng thảo luận, gợi ý các cơ chế phù hợp duy trì an ninh, thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông và cả khu vực rộng lớn hơn, bảo đảm lợi ích chính đáng, hợp pháp của tất cả các quốc gia, đề xuất các giải pháp công bằng, hợp lý, bền vững nhằm giải quyết tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Tại hội thảo lần này, 32 tham luận sẽ được trình bày, tình hình Biển Đông, động thái của các nước trong 10 năm qua sẽ được các đại biểu thảo luận, đánh giá toàn diện. Các chủ đề lớn trong chương trình nghị sự bao gồm: Xu hướng phát triển và cục diện khu vực trong thập kỷ qua, vị trí của Biển Đông trong khu vực Ấn Độ Dương - Châu Á - Thái Bình Dương, nội hàm chính sách của các nước lớn đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và các tác động đối với khu vực, các biện pháp hoà bình quản lý và giải quyết tranh chấp.

Theo Danviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bản án dành cho nữ giáo viên có thai với nam sinh 12 tuổiBản án dành cho nữ giáo viên có thai với nam sinh 12 tuổi
07:08:38 25/12/2024
Hỏa hoạn tại Tháp Eiffel ngay trước thềm Giáng sinhHỏa hoạn tại Tháp Eiffel ngay trước thềm Giáng sinh
19:33:55 24/12/2024
Máy bay chở khách của Azerbaijan va phải chim, rơi tại KazakhstanMáy bay chở khách của Azerbaijan va phải chim, rơi tại Kazakhstan
15:20:41 25/12/2024
Kazakhstan thông báo 38 người đã thiệt mạng trong vụ máy bay rơiKazakhstan thông báo 38 người đã thiệt mạng trong vụ máy bay rơi
10:25:49 26/12/2024
Ít nhất 29 người sống sót sau thảm kịch rơi máy bay ở KazakhstanÍt nhất 29 người sống sót sau thảm kịch rơi máy bay ở Kazakhstan
21:09:54 25/12/2024
Iran yêu cầu Syria trả 30 tỷ USD: Thực tế hay chiến lược chính trị?Iran yêu cầu Syria trả 30 tỷ USD: Thực tế hay chiến lược chính trị?
05:40:12 25/12/2024
Thông điệp Giáng sinh của Vua Charles: Phá bỏ truyền thống hàng thập kỷThông điệp Giáng sinh của Vua Charles: Phá bỏ truyền thống hàng thập kỷ
13:56:11 24/12/2024
Nghi án ông Yoon nghe thầy bói rồi ban hành thiết quân luật?Nghi án ông Yoon nghe thầy bói rồi ban hành thiết quân luật?
15:41:45 25/12/2024

Tin đang nóng

Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đề nghị kỷ luật 12 cán bộỦy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đề nghị kỷ luật 12 cán bộ
10:19:21 26/12/2024
Cặp đôi "chị - em" Vbiz để lộ bằng chứng sống chung nhà?Cặp đôi "chị - em" Vbiz để lộ bằng chứng sống chung nhà?
07:59:00 26/12/2024
Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Triệu nụ cười bán tiền ảo thu 30 tỷ bằng cách nào?Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Triệu nụ cười bán tiền ảo thu 30 tỷ bằng cách nào?
07:06:19 26/12/2024
Ông Trịnh Văn Quyết lâm bệnh, hoãn phiên tòa phúc thẩmÔng Trịnh Văn Quyết lâm bệnh, hoãn phiên tòa phúc thẩm
11:14:40 26/12/2024
Vụ vé số trúng 2 tỷ đồng: Công an từ chối cung cấp kết quả giám địnhVụ vé số trúng 2 tỷ đồng: Công an từ chối cung cấp kết quả giám định
09:33:07 26/12/2024
Sao Việt 26/12: Diễm My 9X khoe bụng bầu bên chồng dịp Giáng sinhSao Việt 26/12: Diễm My 9X khoe bụng bầu bên chồng dịp Giáng sinh
08:32:35 26/12/2024
Đoàn luật sư TP.HCM lên tiếng vụ luật sư tập sự tổ chức sử dụng ma túyĐoàn luật sư TP.HCM lên tiếng vụ luật sư tập sự tổ chức sử dụng ma túy
08:42:09 26/12/2024
Kiện chồng Bích Tuyền đòi 50 triệu USD, Đàm Vĩnh Hưng: 'Không làm gì vô cớ'Kiện chồng Bích Tuyền đòi 50 triệu USD, Đàm Vĩnh Hưng: 'Không làm gì vô cớ'
09:27:51 26/12/2024

Tin mới nhất

Xuất khẩu tăng, Thái Lan vẫn thâm hụt thương mại hơn 6 tỷ USD

Xuất khẩu tăng, Thái Lan vẫn thâm hụt thương mại hơn 6 tỷ USD

13:14:54 26/12/2024
Tuy nhiên, ông Poonpong dự báo xuất khẩu Thái Lan trong năm 2025 chỉ tăng trưởng khiêm tốn ở mức 2-3% vào năm 2025 do những bất ổn kinh tế liên quan đến chiến tranh thương mại leo thang và căng thẳng địa chính trị đang diễn ra.
Giáo hoàng Francis kêu gọi thế giới thúc đẩy hòa bình và vượt qua sự chia rẽ

Giáo hoàng Francis kêu gọi thế giới thúc đẩy hòa bình và vượt qua sự chia rẽ

13:13:00 26/12/2024
Giáo hoàng Francis cũng kêu gọi các quốc gia phát triển giảm bớt gánh nặng nợ nần cho các quốc gia nghèo, đồng thời nhấn mạnh cam kết đối với hòa bình và bảo vệ Trái đất.
Khoảnh khắc người sống sót được kéo ra khỏi máy bay rơi ở Kazhasktan

Khoảnh khắc người sống sót được kéo ra khỏi máy bay rơi ở Kazhasktan

13:11:00 26/12/2024
Đoạn video khác ghi lại cảnh hỗn loạn bên trong máy bay sau vụ tai nạn khi đội cứu hộ tiến vào phần đuôi bị tách rời, nơi nhiều người nằm trên sàn. Đáng kinh ngạc, một số người vẫn còn sống.
Tấn công mạng nhằm vào hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản - Nhiều chuyến bay bị ảnh hưởng

Tấn công mạng nhằm vào hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản - Nhiều chuyến bay bị ảnh hưởng

13:09:29 26/12/2024
Trong thông báo đưa ra khoảng 3 tiếng sau đó, JAL xác nhận buộc phải hoãn 9 chuyến bay nội địa và quốc tế. Hãng này đồng thời thông báo tạm dừng bán vé cho tất cả các chuyến bay nội địa và quốc tế trong ngày 26/12 để giảm thiểu tác động...
Thủ tướng Israel bác đề xuất tấn công trực diện vào Iran

Thủ tướng Israel bác đề xuất tấn công trực diện vào Iran

13:06:06 26/12/2024
Ông cho rằng việc tấn công Iran, quốc gia tài trợ và cung cấp vũ khí cho Houthi, sẽ mang lại hiệu quả hơn trong việc chặn đứng các cuộc tấn công từ lực lượng này.
Tổng thống đắc cử Trump "đưa Thung lũng Silicon về Nhà Trắng"

Tổng thống đắc cử Trump "đưa Thung lũng Silicon về Nhà Trắng"

11:00:43 26/12/2024
Truyền thông Mỹ mô tả việc Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm nhiều nhà lãnh đạo các công ty công nghệ vào chính quyền mới giống như đưa Thung lũng Silicon về Nhà Trắng.
Trung Quốc "bật đèn xanh" xây siêu đập mới sản lượng gấp 3 lần Tam Hiệp

Trung Quốc "bật đèn xanh" xây siêu đập mới sản lượng gấp 3 lần Tam Hiệp

10:56:04 26/12/2024
Trung Quốc thông qua dự án siêu đập thủy điện mới có khả năng sản xuất điện gấp 3 lần Tam Hiệp, đập lớn nhất quốc gia Đông Á vào thời điểm hiện tại.
Nga nhận định khả năng Ukraine chế tạo vũ khí hạt nhân

Nga nhận định khả năng Ukraine chế tạo vũ khí hạt nhân

10:49:56 26/12/2024
Nga cho rằng Ukraine không có khả năng tự phát triển vũ khí hạt nhân và chỉ có thể sở hữu loại vũ khí này với sự giúp đỡ của phương Tây.
Đặc nhiệm Ukraine và những chiến dịch tấn công Nga

Đặc nhiệm Ukraine và những chiến dịch tấn công Nga

10:48:02 26/12/2024
Trong năm 2024, lực lượng tác chiến đặc biệt Quân đội Ukraine được cho là đã mở nhiều đợt tấn công vào các mục tiêu quân sự của Nga.
Phát hiện thi thể trong càng máy bay Boeing hạ cánh xuống Hawaii

Phát hiện thi thể trong càng máy bay Boeing hạ cánh xuống Hawaii

10:45:28 26/12/2024
Một thi thể đã được phát hiện ở hốc càng bánh xe của chiếc máy bay Boeing thuộc hãng hàng không United Airlines bay từ Chicago đến Maui vào đêm Giáng sinh.
Vụ nổ trung tâm thương mại Nga nghi do UAV tấn công

Vụ nổ trung tâm thương mại Nga nghi do UAV tấn công

10:30:25 26/12/2024
Quan chức địa phương dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, vụ nổ trung tâm thương mại ở thành phố Vladikavkaz là do một máy bay không người lái (UAV).
Rộ nghi vấn máy bay chở hơn 60 người ở Kazakhstan bị bắn hạ

Rộ nghi vấn máy bay chở hơn 60 người ở Kazakhstan bị bắn hạ

10:22:20 26/12/2024
Vụ tai nạn máy bay chở khách Embraer 190 của hãng hàng không Azerbaijan Airlines xảy ra vào ngày 25/12 tại sân bay Aktau, Kazakhstan hiện có thêm nhiều tình tiết mới.

Có thể bạn quan tâm

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 48: Bố Kiên vay nặng lãi, bị chủ nợ đến tận nhà đòi

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 48: Bố Kiên vay nặng lãi, bị chủ nợ đến tận nhà đòi

Phim việt

13:39:55 26/12/2024
Hoá ra số tiền ông Hiếu, bố Kiên, đưa cho cậu khi cậu về quê lần trước không phải tiền ông tiết kiệm được như ông đã nói.
Sự nghiệp điện ảnh ấn tượng của 'Nữ hoàng rating' Shin Hye Sun

Sự nghiệp điện ảnh ấn tượng của 'Nữ hoàng rating' Shin Hye Sun

Hậu trường phim

13:37:51 26/12/2024
Shin Hye Sun vẫn luôn biết cách tạo dấu ấn riêng và chinh phục khán giả bằng tài năng diễn xuất biến hóa cùng sự nỗ lực không ngừng nghỉ.
HIEUTHUHAI nói 1 câu về cách làm thần tượng mà dân tình nức nở: Đúng là sinh ra để nổi tiếng!

HIEUTHUHAI nói 1 câu về cách làm thần tượng mà dân tình nức nở: Đúng là sinh ra để nổi tiếng!

Nhạc việt

13:31:52 26/12/2024
HIEUTHUHAI có sự nỗ lực, có chiến lược để nổi tiếng và trên hết là khả năng kỷ luật chính mình - điều mà 1 ngôi sao muốn dẫn đầu thế hệ cần có, nhưng không phải ai cũng làm tốt
Tình trạng đáng lo, vết thương chi chít của Hari Won sau hơn 20 ngày bị tai nạn thang cuốn

Tình trạng đáng lo, vết thương chi chít của Hari Won sau hơn 20 ngày bị tai nạn thang cuốn

Sao việt

13:24:07 26/12/2024
Trong bức hình, chân của Hari Won có những vết sẹo thang cuốn rõ rệt, cả những nốt bầm đầu gối và cần thêm thời gian nữa để hồi phục hoàn toàn.
Bất ngờ nóng trở lại: Lee Min Ho và 1 diễn viên hàng đầu thoát chết trong vụ tai nạn thảm khốc

Bất ngờ nóng trở lại: Lee Min Ho và 1 diễn viên hàng đầu thoát chết trong vụ tai nạn thảm khốc

Sao châu á

13:05:04 26/12/2024
Lee Min Ho khiến khán giả bàng hoàng khi tường thuật lại vụ tai nạn khiến anh và người bạn mình bị thương nặng.
Sự khác biệt giữa tẩy trang mặt, mắt và môi là gì?

Sự khác biệt giữa tẩy trang mặt, mắt và môi là gì?

Làm đẹp

12:59:55 26/12/2024
Ngoài ra, với những người có làn da nhạy cảm hoặc dễ bị mẩn đỏ quanh mắt, việc lựa chọn loại tẩy trang nhẹ nhàng cho mắt và môi là điều đặc biệt quan trọng.
Chủ tịch HYBE gây tranh cãi khi nói về thành công của bản thân

Chủ tịch HYBE gây tranh cãi khi nói về thành công của bản thân

Nhạc quốc tế

12:54:41 26/12/2024
Trong khi cộng đồng mạng quốc tế cám ơn Bang Si Hyuk vì đã ghi nhận công lao của BTS thì khán giả Hàn Quốc lại phản ứng trái ngược
Từ vụ nữ sinh rơi từ xe máy kẹp 3: Báo động thực trạng người trẻ hung hãn

Từ vụ nữ sinh rơi từ xe máy kẹp 3: Báo động thực trạng người trẻ hung hãn

Pháp luật

12:34:51 26/12/2024
Hà Tĩnh thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các vụ việc thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật. Trong đó, vụ việc nữ sinh rơi từ xe máy kẹp 3 sau cuộc hỗn chiến gây bàng hoàng cho người dân.
Hình ảnh lọt vào ống kính "tố cáo" 1 sự thật về mỹ nhân Gen Z "chưa từng xấu bao giờ"

Hình ảnh lọt vào ống kính "tố cáo" 1 sự thật về mỹ nhân Gen Z "chưa từng xấu bao giờ"

Netizen

12:26:27 26/12/2024
Kể từ khi thoải mái hơn trong việc công khai mối quan hệ, Xoài Non và Gil Lê luôn là cặp đôi nhận được nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng.
Thúc đẩy "cuộc chiến" xóa bỏ lao động trẻ em

Thúc đẩy "cuộc chiến" xóa bỏ lao động trẻ em

Tin nổi bật

12:24:00 26/12/2024
Thiên tai, dịch bệnh khiến nhiều gia đình rơi vào đói nghèo, trẻ em đối diện với nguy cơ phải lao động sớm. Bảo đảm an sinh xã hội được xem là nền tảng ngăn chặn vấn nạn lao động trẻ em.
Thủ môn 14 tuổi tử vong thương tâm trong đêm Giáng sinh khi cố gắng ngăn cản xô xát

Thủ môn 14 tuổi tử vong thương tâm trong đêm Giáng sinh khi cố gắng ngăn cản xô xát

Sao thể thao

12:17:27 26/12/2024
Cảnh sát cho biết nhận được thông báo về một thiếu niên bị đạn bay vào vùng ngực trong một vụ xô xát tại Montevideo, Uruguay. Dù được cứu chữa, Geral Froste vẫn không thể qua khỏi.