Tranh cãi xung quanh những UAV ‘lạ’ trên bầu trời nước Mỹ
Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin cho biết việc sử dụng đồng thời các hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mà nước này sẽ sản xuất hàng loạt có sức mạnh tương đương vũ khí hạt nhân.
Báo Polictico ngày 17/12 dẫn lời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin cho biết trong tương lai gần, Moskva sẽ sản xuất hàng loạt tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung Oreshnik để bảo vệ an ninh của nước này và các đồng minh.
Moskva lần đầu tiên sử dụng tên lửa Oreshnik để tấn công thành phố Dnipro của Ukraine vào ngày 21/11/2024 mà theo ông Putin là nhằm đáp trả việc Kiev sử dụng các tên lửa đạn đạo tầm xa ATACMS và Storm Shadow/SCALP do Mỹ, Anh và Pháp cung cấp để tấn công các mục tiêu sâu bên trong lãnh thổ Liên bang Nga.
Phát biểu trong cuộc họp tổng kết cuối năm của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga hôm 16/12, được phát sóng công khai, ông Putin tuyên bố: “Trong tương lai gần, cần đảm bảo sản xuất hàng loạt các hệ thống như vậy để bảo vệ an ninh của Liên bang Nga và các đồng minh của chúng ta”.
Liên quan tới tên lửa Oreshnik, hãng thông tấn nhà nước của Liên bang Nga TASS cho biết thêm, tại cuộc họp với các quan chức quốc phòng hôm 16/12, ông Putin còn nói rằng hệ thống tên lửa đạn đạo siêu vượt tầm trung Oreshnik đã thể hiện rất tốt khả năng của mình, là một vũ khí vô cùng mạnh mẽ và việc sử dụng đồng thời nhiều hệ thống như vậy sẽ có thể so sánh với vũ khí hạt nhân.
Tổng thống Liên bang Nga nói: “Hệ thống Oreshnik, vốn đã chứng minh được khả năng vượt trội của mình, là một vũ khí rất mạnh mẽ – tôi muốn nhấn mạnh điều này, và các chuyên gia đều biết điều đó.
Tư lệnh Lực lượng Tên lửa chiến lược Liên bang Nga đang có mặt tại đây, ông ấy cũng đồng tình và đã nói với tôi về điều này”.
Ông Putin nhấn mạnh: “Trong trường hợp sử dụng phối hợp, sử dụng đồng thời một nhóm hệ thống như vậy, sức mạnh của nó có thể so sánh với vũ khí hạt nhân…. Tuy nhiên, (vũ khí này) không phải là hạt nhân vì không có nhiên liệu hạt nhân, không có thành phần hạt nhân, nên sẽ không gây ô nhiễm”.
Video đang HOT
Theo Tổng thống Liên bang Nga, đây là một yếu tố rất quan trọng trong việc Moskva quyết định sử dụng loại vũ khí nào trong hoàn cảnh hiện đại.
Trước đó, vào ngày 28/11, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đã tiết lộ khả năng của tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung Oreshnik, loại vũ khí mà Moskva đã sử dụng để tấn công mục tiêu quân sự ở thành phố Dnipro của Ukraine vào hôm 21/11.
Thông tin này được truyền thông Liên bang Nga đưa tin dựa trên bài phát biểu hôm 28/11 của ông Putin tại Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), tổ chức ở thủ đô Astana của Kazakhstan.
Nhà lãnh đạo Liên bang Nga cho biết tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung Oreshnik có khả năng tấn công mục tiêu là những cơ sở kiên cố được gia cố và nằm sâu dưới lòng đất.
Khi đó ông Putin cũng nói rằng việc triển khai hàng loạt loại tên lửa này trong một cuộc tấn công duy nhất sẽ tạo ra sức mạnh có thể so sánh với một cuộc tấn công hạt nhân.
Tổng thống Liên bang Nga nói: “Hãy để tôi nhắc lại một lần nữa cách tên lửa Oreshnik hoạt động, vì các bạn đã hỏi. Hàng chục đầu đạn tự dẫn, tấn công mục tiêu với tốc độ 10 Mach, tương đương khoảng 3 km/s. Nhiệt độ mà tên lửa tạo ra khi tấn công đạt đến 4.000 độ C. Nếu tôi nhớ không nhầm, nhiệt độ trên bề mặt Mặt Trời là khoảng 5.500 – 6.000 độ C. Vì vậy, mọi thứ nằm trong trung tâm vụ nổ (mà tên lửa Oreshnik tạo ra) bị chia nhỏ thành các phân tử cơ bản, về cơ bản là biến thành cát bụi”.
Pháp 'bật đèn xanh' cho Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa tấn công lãnh thổ Nga
Sau Mỹ và Anh, Ngoại trưởng Pháp Jean-Nol Barrot xác nhận rằng Ukraine có thể sử dụng tên lửa tầm xa của Pháp để tấn công lãnh thổ Liên bang Nga, với điều kiện đó là hành động tự vệ.
Trong một cuộc phỏng vấn với đài BBC, Ngoại trưởng Pháp Jean-Nol Barrot khẳng định rằng các đồng minh phương Tây không nên đặt ra "giới hạn đỏ" trong việc hỗ trợ Ukraine, nhấn mạnh cam kết của Pháp trong việc cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine miễn là còn cần thiết.
Ngoại trưởng Barrot xác nhận rằng Ukraine có thể sử dụng tên lửa tầm xa của Pháp để tấn công vào lãnh thổ Liên bang Nga, với điều kiện đó là hành động tự vệ.
Tuy nhiên, ông Barrot tránh xác nhận liệu vũ khí của Pháp đã được sử dụng trong các chiến dịch như vậy hay chưa.
"Nguyên tắc đã được thiết lập... thông điệp của chúng tôi gửi Tổng thống Zelensky đã được tiếp nhận tốt", ông Barrot cho biết.
Ngoại trưởng Pháp nhấn mạnh rằng không nên có bất kỳ hạn chế nào đối với sự hỗ trợ dành cho Ukraine trong cuộc chiến chống lại chiến dịch quân sự đặc biệt của Liên bang Nga.
Ông Barrot giải thích: "Chúng tôi sẽ hỗ trợ Ukraine quyết liệt và lâu dài nhất có thể. Tại sao? Bởi vì chính an ninh của chúng tôi đang bị đe dọa" và "mỗi khi quân đội Liên bang Nga tiến thêm một km vuông, mối đe dọa đối với châu Âu lại tiến gần hơn một km vuông".
Ông Barrot cũng gợi ý rằng các nước phương Tây, bao gồm Pháp, có thể cần tăng chi tiêu quốc phòng để đối mặt với những thách thức an ninh mới.
Ông Barrot nói: "Chúng ta sẽ phải chi nhiều hơn nếu muốn làm được nhiều hơn", "Chúng ta cần đối mặt với những thách thức mới này".
Ngoại trưởng cũng đề cập đến nguyện vọng gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Ukraine, điều mà Tổng thống Zelensky đã nhiều lần kêu gọi.
Ông Barrot ám chỉ khả năng mời Ukraine tham gia NATO, đồng thời lưu ý rằng Pháp và các đồng minh đang làm việc để đưa Ukraine tiến gần hơn đến liên minh này.
Trước đó, bất chấp nhiều tháng Ukraine kêu gọi trong bối cảnh Moskva tấn công mạnh mẽ ở các khu vực Donetsk và Kharkiv, các quốc gia phương Tây đã hạn chế việc sử dụng tên lửa tầm xa nhằm vào các mục tiêu trên lãnh thổ Liên bang Nga vì lo ngại nguy cơ leo thang.
Tuy nhiên, vào ngày 17/11, truyền thông Mỹ cho hay Tổng thống Joe Biden đã phê duyệt cho Ukraine sử dụng các loại vũ khí này.
Hai hôm sau, đòn tấn công đầu tiên bằng tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) đã được Ukraine thực hiện nhằm vào một sở chỉ huy ở làng Maryino thuộc tỉnh Kursk của Liên bang Nga, khiến 18 binh sĩ Liên bang Nga thiệt mạng và 33 người khác bị thương, bao gồm cả ba nhân sự đến từ bên thứ ba.
Vào ngày 21/11, cuộc tấn công bằng tên lửa Storm Shadow/SCALP do Anh-Pháp sản xuất, cũng diễn ra và mục tiêu nằm ở tỉnh Bryansk của Liên bang Nga. Theo thông tin của United24, trong số những người bị thương có các sĩ quan thuộc Quân khu miền Nam và miền Đông của Liên bang Nga.
Theo chuyên gia, khi các loại tên lửa tầm xa như ATACMS của Mỹ, Storm Shadow/SCALP của Anh và Pháp tấn công sâu vào lãnh thổ Liên bang Nga, Moskva sẽ phải rút máy bay khỏi tầm bắn của tên lửa Ukraine, giảm khả năng tác chiến, nhất là các cuộc tấn công bằng bom dẫn đường.
Báo Euromaidan Press ngày 23/11 dẫn lời ông Pavlo Narozhnyi, chuyên gia quân sự và là người sáng lập tổ chức từ thiện "Reactive Mail," cho rằng sau khi Ukaine được Mỹ cho phép sử dụng tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) tầm xa ra đòn tấn công vào lãnh thổ Liên bang Nga, các lực lượng của Moskva sẽ buộc phải giảm đáng kể việc triển khai bom dẫn đường từ trên không do phải di chuyển máy bay đến các sân bay xa hơn.
Theo chuyên gia Narozhnyi, Liên bang Nga không có đủ máy bay và phi công. Hiện tại, họ có thể thực hiện 60-65 lượt xuất kích mỗi ngày, thả khoảng 100-120 quả bom dẫn đường.
Tuy nhiên, nếu máy bay của họ phải di chuyển hơn 300 km, số lượt xuất kích sẽ giảm 30-40% do các chuyến bay dài hơn sẽ làm hao mòn động cơ nhanh hơn và khiến phi công mệt mỏi, tăng khả năng sai sót.
Chuyên gia Narozhnyi lưu ý rằng ngay cả khi Ukraine không tấn công các sân bay của Liên bang Nga, không thực hiện các đòn đánh tầm xa, Moskva vẫn phải rút máy bay ra khỏi tầm bắn của tên lửa Ukraine và điều này sẽ hạn chế khả năng tác chiến của họ.
Nguyên nhân là do để an toàn, Liên bang Nga có thể phải di dời các máy bay chiến đấu Su-34, Su-35, các máy bay tấn công Su-25, và trực thăng được trang bị các hệ thống vũ khí chống tăng như tên lửa Vikhr.
Những loại vũ khí này là mối đe dọa đối với xe tăng của Ukraine, nhưng khả năng tác chiến của chúng sẽ bị suy giảm vì tầm hoạt động thường không vượt quá 300 km.
Ông Medvedev: Vụ tấn công bằng tên lửa Oreshnik sẽ thay đổi tiến trình xung đột ở Ukraine Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Al Arabiya, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev nói rằng việc sử dụng tên lửa siêu vượt âm Oreshnik đã làm thay đổi tiến trình của cuộc xung đột Ukraine. Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: POOL/TASS "Điều này, tất nhiên, làm thay đổi tiến trình...