Tranh cãi việc không đủ tiền trả nợ cho vợ, anh chàng chấp nhận li hôn để vợ quay về với người cũ
Thời buổi này, kinh tế là tiền đề của hôn nhân. Đàn ông không quan trọng giàu hay nghèo, chỉ cần thương vợ con, có ý chí thì đã là một đặc ân lớn của phụ nữ.
Ở cái thời đại mà lúc nào đi ra đường thì bạn cũng phải tốn một khoảng tiền để chi tiêu vào các khoản này nọ của bản thân hay gia đình thì điều đầu tiên ai cũng phải nghĩ đến khi muốn bắt đầu mối quan hệ hôn nhân gia đình đó chính là kinh tế của cả hai bên (đàn ông và phụ nữ).
Trước kia, ở thời tổ tiên – ông bà của chúng ta đều không quan trọng việc giàu nghèo, tiền bạc của cải của đôi bên nhiều hay ít, mà chỉ yêu nhau bằng con tim chân thành và nhiệt huyết theo kiểu “một túp lều tranh hai trái tim vàng”. Thế nhưng, ở thời đại mà bạn bước chân ra đường và phải tốn tiền để thỏa mãn những nhu cầu cá nhân thì tôi chắc chắn rằng chẳng còn cái suy nghĩ “lều tranh và tim vàng” như thời trước nữa đâu các bạn ạ.
“Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” – tôi đồng ý với suy nghĩ này, nhưng đó là thuộc vào những thế hệ trước. Còn bây giờ, đàn ông xây nhà được thì đàn bà cũng có thể và có khi còn giỏi hơn gấp nhiều lần. Xã hội hiện nay, dường như ai cũng đều mặc định trong suy nghĩ của mình là nếu trong hôn nhân mà kinh tế không vững thì cũng giống như xây một căn nhà đất, chỉ cần giông bão kéo đến thì sẽ sụp đổ nhanh chóng.
Tôi có đọc được một đoạn tâm sự đầy đau thương của một người đàn ông vừa lập gia đình chưa tròn năm, thế nhưng lại đổ vỡ khá sớm. Tôi đoán, nói đến đây thì mọi người cũng biết nguyên nhân cuộc hôn nhân này tan vỡ rồi nhỉ? Vâng, cũng chỉ vì một chữ duy nhất đó chính là “tiền”.
Cụ thể câu chuyện là người đàn ông này lấy vợ lúc 20 tuổi, độ tuổi mà người này nghĩ rằng đã đủ chín chắn để suy nghĩ đến những việc trong cuộc sống hôn nhân gia đình. Thế nhưng, đó là điều mà người đàn ông này nghĩ, còn lại mọi sự diễn ra đều do số phận quyết định các bạn ạ. Người vợ của anh chàng này chơi chứng khoán mà vì tham lam với lợi nhuận chứng khoán mang lại nên đã thua lỗ khá nhiều tiền bạc. Người đàn ông này đã cố gắng khuyên răn vợ đừng chơi chứng khoán nữa nhưng một khi máu cờ bạc này thấm vào người thì khó lòng mà dứt ra được. Cô vợ này từ khoản nợ vài chục triệu dần dần đã lên đến con số hơn 1 tỷ đồng.
Ở độ tuổi còn trẻ, chỉ mới 20 tuổi, mức lương của vợ chồng trẻ cũng chỉ đủ sống, dư dả chút ít, lấy đâu tiền mà trả khoản nợ lớn như vậy. Anh chồng bất lực, và kết quả là sau hơn 5 tháng sống chung, cô vợ đưa giấy đề nghị li hôn. Dù cố gắng níu kéo nhưng vẫn không hàn gắn được vì trong suy nghĩ của người phụ nữ tham vọng này thì anh chồng không đủ khả năng chi trả cho khoản nợ mình gây ra. Cái kết phũ hơn cho người đàn ông này là sau khi li hôn, người phụ nữ mà anh này nghĩ sẽ gắn bó cả đời đã quay lại với người yêu cũ.
Như các bạn thấy đấy, câu chuyện mà tôi vừa kể ra đây đã là một dẫn chứng xác thực về tình yệu thời xưa và bây giờ. Cả hai khoảng thời gian này đều hoàn toàn khác nhau. Khi còn nhỏ, tất cả chúng ta đều cho rằng chỉ cần có tình yêu thì mọi thứ vật chất xung quanh chỉ là phù phiếm, nhưng khi trưởng thành rồi, chúng ta nhận ra rằng, hai người sống với nhau, nếu chỉ có tình yêu thì không đủ.
Video đang HOT
Có nhiều người nói rằng đàn ông không lo nỗi cho vợ của mình thì cũng như đồ bỏ đi, có người đồng ý nhưng cũng có người lại bảo sai lệch. Mỗi một việc diễn ra trong cuộc sống này đều có nguyên nhân của nó, và mỗi người sẽ có những suy nghĩ, những cách sống khác nhau, không ai giống ai cả. Từ một vấn đề tiền bạc trong hôn nhân giữa vợ – chồng, ai cũng đều có suy nghĩ và những phản biện hợp tình hợp lý. Nhưng đừng vội đi đến kết luận phiến diện, mà hãy thử đặt mình vào trường hợp của người đàn ông trong câu chuyện mà tôi vừa kể cho các bạn xem, bạn sẽ giải quyết như thế nào?!
Đừng vội nghĩ rằng gắn cái mác “tiền” vào hôn nhân thì bạn cho rằng tình yêu ấy là thực dụng, đấy là thực tế các bạn ạ. Đồng ý rằng, tình yêu chân thành xuất phát từ cả hai phía cũng là một yếu tố cần thiết trong hôn nhân, nhưng đường dài về sau thì tiền bạc luôn là vấn đề cốt lõi giữa vợ – chồng.
Các bạn nên biết phân biệt rạch ròi giữa việc kết hôn và hẹn hò nhé. Hẹn hò đôi khi cũng vẫn là thế giới giữa hai người đơn thuần, không có sự gắn kết nào cả. Thế nhưng, hôn nhân thì có nhiều yếu tố hơn đấy, cần có sự hỗ trợ tài chính lẫn nhau để có thể duy trì cuộc sống hai người vì có khá nhiều vấn đề liên quan đến tiền bạc trong cuộc sống gia đình (cơm, áo, gạo, các chi phí dịch vụ,…).
Cuộc sống không tươi đẹp như lầm tưởng, và sức mạnh của tình yêu không thể đủ lớn để chống lại cực khổ. Chúng ta phải đối mặt với mọi thứ vụn vặt của cuộc sống, và càng cần lên kế hoạch cho tương lai, cho cuộc sống hôn nhân gia đình của mình.
Thương mến gửi đến những người đàn ông, phụ nữ trong cuộc sống hiện đại này. Mong rằng các bạn sẽ có quyết định thật sáng suốt cho bản thân của mình sau khi đọc xong bài viết này. Mong rằng bạn sẽ thoải mái trong câu chuyện tiền bạc của mình trước khi bước vào cuộc sống gia đình. Đừng sợ người khác nghĩ rằng bạn tầm thường khi đề cập đến “tiền”, vì xã hội hiện tại “tiền” có thể là nền tảng giúp giữ lửa hôn nhân cho bản thân bạn đấy!
Chúc cho chúng ta, ai rồi cũng sẽ hạnh phúc trong câu chuyện hôn nhân gia đình hiện tại và mãi về sau.
P.B
Theo yan.vn
Nếu vợ chồng bạn đang đối xử với nhau thế này, ly hôn là cách tự cứu lấy mình
Nhiều chị em khi gặp điều nghịch cảnh trái ý và bế tắc trong hôn nhân, ý nghĩ đến việc ly hôn luôn thường trực trong đầu họ nhưng họ lại không đủ khả năng để biết là nên ly hôn hay không nên. Vậy dấu hiệu nào cho thấy mối quan hệ hôn nhân của bạn đã không thể nào cứu vãn được?
Câu hỏi thường thấy "tôi có nên ly dị không"?
Tâm sự trên một diễn đàn hôn nhân gia đình, B kể rằng, chồng cô cặp bồ và có con riêng trong thời gian vợ chồng cô ly thân. B hỏi chồng về chuyện đó nhưng chồng cô không thừa nhận. Người chồng cũng hứa hẹn với B nhiều điều tử tế để cô quay về hàn gắn đời sống vợ chồng, kết thúc thời kỳ ly thân.
Thế nhưng, quay về sống cùng nhau chưa được bao lâu thì bao nhiêu lời hứa của chồng chỉ trở thành lời nói suông. Chồng B vẫn thể hiện mình là người gia trưởng,vũ phu, độc đoán và vô tâm như trước. Cứ có điều gì không vừa ý, hay không thích là chồng B lại thốt lên những lời lẽ thô lỗ để chửi bới, thậm chí còn "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" với vợ.
Tệ hơn, chồng B còn dọa cô rằng sẽ đưa bồ và con riêng của anh ta về chung sống trong một nhà. B nói rằng, cô đã cố gắng nín nhịn nhiều để bảo vệ mình khỏi bị bạo lực. Thế nhưng, càng nhịn thì dường như người chồng càng trở nên không biết điều. Anh ta cứ bắt vợ làm theo ý mình, thậm chí vợ muốn đi làm cũng không cho. B cho biết, cô cảm thấy quá ngột ngạt với cuộc hôn nhân của mình nhưng không biết phải làm sao, không biết cải thiện bằng cách nào và cũng không biết là có nên buông tay hay không?
Ảnh minh họa.
Thực tế, phụ nữ khi gặp điều nghịch cảnh trái ý và bế tắc trong hôn nhân, ý nghĩ đến việc ly hôn luôn thường trực trong đầu họ nhưng họ lại không đủ khả năng để biết là nên ly hôn hay không nên. Bởi ly hôn liên quan đến rất nhiều người chứ không phải chỉ bởi riêng họ.
Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Diệu Hoa, Tổng đài tư vấn tâm lý tình cảm 1088 (Hà Nội), những người khi đến lúc ly hôn thường họ sẽ không hỏi ai nếu họ cho đó là điều đúng đắn, là cần phải làm. Bởi lúc này trái tim của họ đã mách bảo rằng, cuộc sống đã đến lúc phải đi theo một hướng mới. Tuy nhiên, trên thực tế không phải ai cũng làm được điều này. Thực tế số khách hàng tìm đến các chuyên gia tư vấn tâm lý tình cảm và hôn nhân gia đình thường xuyên hỏi câu: "Tôi có nên ly dị không?" đã cho thấy, mọi việc không hề đơn giản. Đây là câu hỏi không dễ để trả lời, bởi vì chỉ có các bên tham gia hôn nhân mới có thể xác định, liệu ly dị là giải pháp cho vấn đề hôn nhân của họ hay không?
Ảnh minh họa
6 dấu hiệu cảnh báo
Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, một cuộc hôn nhân khi có một trong 6 dấu hiệu sau thì người trong cuộc nên tìm đến chuyên gia, trong trường hợp đã quá muộn thì có thể nộp đơn xin ly hôn để tránh những tổn thương nặng nề không thể cứu vãn được cho các thành viên trong gia đình.
1. Cuộc sống không có vợ, hoặc không có chồng của bạn là một ý tưởng hấp dẫn trong suy nghĩ của bạn. Việc bạn suy nghĩ về một cuộc sống tươi đẹp khi không có sự xuất hiện của vợ hoặc chồng trong cuộc đời mình là một trong dấu hiệu cho thấy hôn nhân của bạn đang bị cảnh báo đỏ. Với những người có suy nghĩ như vậy thì quyết định ly hôn có thể là giải pháp để giúp bạn tránh được việc làm tổn thương đến nhau và tổn thương đến cả những đứa trẻ.
Sẽ là điều không bình thường nếu bạn thấy mình mơ hồ về việc ly hôn, thường vì bạn không thích vợ hoặc chồng của bạn. Đây là một dấu hiệu cho thấy, bạn đang mắc kẹt trong một tình huống khó chịu và bạn không thể tìm thấy một giải pháp cho cuộc xung đột hôn nhân. Đó là một dấu hiệu chắc chắn rằng bạn cần phải tìm kiếm liệu pháp hôn nhân trước khi quá muộn.
2. Bạn không thể nhớ lần cuối bạn đã hạnh phúc như thế nào trong cuộc hôn nhân của mình.
Nếu những điều tiêu cực lớn hơn lợi ích trong cuộc hôn nhân của bạn thì chắc chắn bạn đang gặp rắc rối và cần được giúp đỡ. Nếu có nhiều rắc rối hơn nữa, bạn cần được giúp đỡ trong việc học cách đương đầu với các vấn đề do hôn nhân gây ra. Ở đó, bạn sẽ được giúp đỡ trong việc nuôi dưỡng sự thân mật giữa hai vợ chồng bằng cách dành thời gian vui vẻ bên nhau. Bởi thực tế thì vợ chồng bạn đã không chủ động làm những điều thú vị với nhau để giải quyết các vấn đề hôn nhân. Điều đó sẽ khiến cho hôn nhân của bạn ngày càng trở nên tồi tệ.
3. Bạn không chia sẻ suy nghĩ hoặc cảm xúc của bạn với vợ hoặc chồng.
Bạn hãy thử hỏi rằng, mình đang nói chuyện với vợ hoặc chồng về vấn đề hôn nhân hay cuộc sống nói chung không? Giao tiếp hôn nhân là một cách quan trọng để giảm căng thẳng và xây dựng mối liên kết lành mạnh hơn giữa các cặp vợ chồng. Nếu bạn không cảm thấy thoải mái khi giao tiếp với vợ hoặc chồng của bạn, đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn cảm thấy thiếu niềm tin vào người phối ngẫu. Một cuộc hôn nhân không thể tồn tại khi hai vợ chồng không trở nên là người đáng tin cậy của nhau.
4. Bạn cảm thấy phòng thủ và tức giận đối với người phối ngẫu của mình.
Nếu một trong hai người quá phòng thủ, bỏ qua những cảm xúc của người khác, thể hiện sự khinh miệt đối với niềm tin của người kia thì hôn nhân của bạn có nguy cơ ly hôn cao.
5. Bạn muốn khắc phục vấn đề trong hôn nhân nhưng vợ hoặc chồng bỏ qua những nỗ lực của bạn.
6. Bạn không quan tâm đến đời sống tình dục với người bạn đời:
Vợ chồng bạn xảy ra tình trạng, một người muốn quan hệ tình dục và người kia thì không. Điều này cho thấy có thể cả hai bạn đã ngừng cần kết nối mật thiết với nhau.
Bất kể lý do gì, một cuộc hôn nhân thiếu tình dục và tình cảm sẽ kết thúc bằng việc ly hôn hoặc một mối quan hệ ngoài luồng khác. Nhiều người giữ lại mối quan hệ hôn nhân như thế vì lợi ích của con cái hoặc vì lo sợ sự thay đổi do ly hôn mang lại.
Theo eva.vn
Dấu hiệu nào cho thấy hôn nhân của bạn không thể cứu vãn Nhiều chị em khi gặp điều nghịch cảnh trái ý và bế tắc trong hôn nhân, ý nghĩ đến việc ly hôn luôn thường trực trong đầu họ nhưng họ lại không đủ khả năng để biết là nên ly hôn hay không nên. Vậy dấu hiệu nào cho thấy mối quan hệ hôn nhân của bạn đã không thể nào cứu vãn...