Tranh cãi việc con người mất dần trí thông minh
Nhà khoa học Gerald Crabtree tại Đại học Stanford (Mỹ) đang vấp phải sự chỉ trích của nhiều đồng nghiệp khi ông này nêu giả thuyết con người đang ngày càng kém thông minh.
Trong nghiên cứu công bố trên Tạp chí Trends in Genetics, ông Cratree cho rằng nhân loại đã bắt đầu mất dầntrí thông minh khi bắt đầu cuộc sống định cư và làm nông nghiệp cách nay vài ngàn năm.
Giả thuyết nói trên cho rằng trí thông minh của con người thể hiện qua khả năng thích ứng với không gian. Trước đây, khi sống phân tán và ít giao tiếp bằng lời nói, con người phát triển mạnh khả năng thông minh do phải tìm chỗ trú ẩn hoặc chống chọi với thú dữ.
Ảnh minh họa từ Live Science
Ngày nay, những áp lực trên hầu như không còn nữa, các công việc thường ngày không đòi hỏi năng lực trí tuệ cao độ.
Khi tổ tiên chúng ta bắt đầu cùng định cư trong cộng đồng nông nghiệp thì nhu cầu duy trì những gien liên quan để đối phó với những tình huống đỉnh điểm như vậy tàn lụi dần. Ông Crabtree cho rằng có khoảng từ 2.000-5.000 gien quyết định trí thông minh của con người nhưng những gien này có thể biến đổi và kém dần đi.
Tuy nhiên, ông Crabtree phải nhìn nhận thực tế là chỉ số IQ bình quân của con người trên thế giới tăng cao đáng kể trong 100 năm qua, hiện tượng được giới khoa học gọi là Hiệu ứng Flynn. Ông Crabtree lập luận rằng sự nhảy vọt này có thể là do con người hiện nay được chăm sóc tốt ngay từ trong bụng mẹ và được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.
Giả thuyết nói trên đã bị nhiều nhà khoa học chỉ trích. Giới khoa học lập luận rằng trí thông minh của con người hiện đại không bị mất đi mà còn được đa dạng hóa trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, con người ngày nay thông minh hơn tổ tiên.
Theo người lao động
Top 10 ĐH đứng đầu thế giới trong lĩnh vực Toán học
Trong lĩnh vực Toán học, Đại học Princeton xếp ở vị trí đầu bảng. 10 vị trí đầu tiên gồm 6 trường của Mỹ, 2 trường của Anh và 2 vị trí thuộc về Pháp.
1. Đại học Princeton (Mỹ)
Đại học Princeton là viện đại học xếp thứ tư trong các trường đại học cổ xưa nhất ở Mỹ và là một trong tám trường đại học của Ivy League. Trường được thành lập tại Elizabeth, New Jersey vào năm 1746.
Với quy mô không quá bề thế như nhiều đại học danh tiếng khác, đại học Princetonnổi bật trong giới học thuật và luôn khẳng định vị thế là trung tâm đào tạo chất lượng cao trong suốt hơn 260 năm qua. Princeton cung cấp nhiều chương trình nghiên cứu sau đại học (đáng kể nhất là chương trình Ph.D.), và xếp hạng tốt nhất trong nhiều ngành, bao gồm Toán, Vật lý, Thiên văn, Kinh tế, Lịch sử, Triết học
Video đang HOT
2. Đại học Harvard (Mỹ)
Đại học Harvard được thành lập năm 1636 tại thành phố Cambridge, Massachusetts, Hoa Kỳ. Đây là trường đại học lâu đời nhất ở Mỹ, cũng là cơ sở đào tạo giáo dục đầu tiên ở châu Mỹ.
Harvard có trụ sở chính với khuôn viên rộng lớn nằm ở Cambridge và Boston. Trường đại học được chia thành những khoa khác nhau, cung cấp các chương trình nghiên cứu đa dạng. Một số khoa chính như: Nghệ thuật và Khoa học, Kinh doanh, Thiết kế, Giáo dục, Luật, Y khoa, Y tế công cộng.
Trường cấp bằng cho các trình độ đại học, sau đại học và chuyên ngành bên cạnh các chương trình như giáo dục thường xuyên và các chương trình học hè. Bảo tàng Nghệ thuật Harvard và các thư viện là một trong số những cơ sở vật chất tối ưu mà trường cung cấp cho sinh viên của mình.
3. Đại học California - Berkeley (UC Berkeley)
Đại học California - Berkeley là một viện đại học công lập nằm trong khu vực vịnh San Francisco, tại thành phố Berkeley, California. Trường được thành lập vào năm 1868.
UC Berkeley đã có những đóng góp quan trọng về khoa học tự nhiên (với 66 giáo sư và cựu sinh viên đoạt các giải Nobel) và các hoạt động xã hội (phong trào chống Chiến tranh Việt Nam trong thập niên 1960).
Berkeley có hệ thống giáo dục bậc cử nhân rất đa dạng và được xem là trung tâm nghiên cứu của rất nhiều ngành học.
4. Đại học Cambridge (Anh)
Đại học Cambridge là một viện đại học tại thành phố Cambridge, Anh. Đây là viện đại học cổ xưa thứ hai tại vương quốc Anh, chỉ sau Viện Đại học Oxford. Năm 1209, do xung đột giữa các sinh viên và dân thành thị, nhiều học giả của Oxford đã đến thành phố Cambridge và lập nên ngôi trường này.
Ngày nay, Cambridge là một trong những viện đại học danh tiếng nhất Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland cũng như của thế giới. 88 người giành giải thưởng Nobel có liên hệ với Cambridge trong đó có 52 cựu sinh viên của trường.
Cambridge hiện có 31 trường đại học thành viên. Đây là trường đại học danh tiếng và là giấc mơ của bao sinh viên trên toàn thế giới
5. Đại học Stanford (Mỹ)
Đại học Stanford dược thành lập năm 1885. Đây là một trường đại học nghiên cứu cung cấp cử nhân, thạc sĩ, trình độ tiến sĩ và chuyên nghiệp. Stanford bao gồm nhiều trường: Kinh doanh, Giáo dục, Nhân văn và Khoa học, Luật....
Ngoài ra, trường có ngành nghiên cứu và giảng dạy tại trung tâm của trường đại học sáng kiến về sức khỏe con người, môi trường và tính bền vững, vấn đề quốc tế và nghệ thuật. Với các chương trình đào tạo tối ưu trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, kinh doanh và y khoa, ĐH Stanford mở ra cho học viên cả chân trời sáng tạo vô biên.
6. Đại học Oxford (Anh)
Viện ĐH Oxford là một viện đại học tại thành phố Oxford, Anh. Đây là viện đại học cổ nhất trong các nước nói tiếng Anh. Oxford cũng là một trong những viện đại học danh tiếng nhất thế giới. Trường đã có 48 người đạt giải Nobel trên cương vị các cựu sinh viên, giáo sư giảng dạy.
Là đại học lâu đời nhất trong khối Anh ngữ, trường Oxford được thành lập từ thế kỷ 11, là nơi đã đào tạo nhiều nhân vật nổi tiếng, từ nhà thám hiểm Walter Raleigh đến "ông trùm" truyền thông Rupert Murdoch.
Thư viện của Oxford cũng chính là thư viện lớn thứ hai của Anh, sau Thư viện Anh (British Library), và vườn thực vật của trường cũng là khu vườn đa dạng nhất thế giới.
Oxford có 39 trường đại học, mỗi trường có một cấu trúc và hoạt động riêng.
7. Đại học Paris Sud (Pháp)
Trường Đại học Paris-Sud 11 được thành lập vào năm 1970. Tiền thân của trường là khoa Khoa học của Đại học Paris 1 (Sorbonne). Trường được tách ra từ ý tưởng của hai nhà Vật lý học Fédéric và Irène Juliot-curie.
Đến nay, Đại học Paris-Sud 11 đã phát triển thành một trường đại học đa ngành và được ví như "Thung lũng Silicon" tại Pháp nhờ chất lượng đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên hùng mạnh và cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc tế.
5 đơn vị đào tạo và nghiên cứu (UFR, thường được gọi là Khoa), 3 Viện Đại học Công nghệ (IUT), 1 Học viện đào tạo Kỹ sư (IFIPS) ở Orsay.
8. Đại học Pierre và Marie Curie - Paris 6
Năm 1970, Đại học Paris VI là một trong 13 trường đại học được tách ra từ Viện đại học Paris vốn được thành lập từ thế kỷ 12. Đến năm 1974, ngôi trường này được đổi tên thành Đại học Pierre và Marie Curie (Université Pierre et Marie Curie) với mong muốn tôn vinh và kế thừa sự nghiệp nghiên cứu khoa học của vợ chồng nhà khoa học Curie nổi tiếng.
Được xếp trong Top đầu thế giới về lĩnh vực Toán học, Đại học Paris VI còn là trường đại học đầu ngành về nghiên cứu khoa học và y dược ở châu Âu, với khoảng 40.000 sinh viên và các nhà nghiên cứu.
Trường có 7 ngành đào tạo gồm: Toán, Lý, Hóa, Kỹ thuật, Dược, Khoa học Đời sống và Khoa học Trái đất, Môi trường và Đa dạng sinh học, ở 3 bậc học cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Hầu như tất cả các ngành đều được giảng dạy bằng cả tiếng Anh và tiếng Pháp.
9. Đại học California - Los Angeles
Đại học California - Los Angeles (UCLA) được thành lập năm 1919 là một đại học công nằm trong khu vực dân cư của Westwood trong nội vi thành phố Los Angeles. Đây là viện đại học cổ xưa thứ nhì trong hệ thống Viện Đại họcCalifornia.
UCLA là một trong những trường đại học hàng đầu thế giới. Trường cũng nằm trong số 10 trường hàng đầu trong cả nước với các giải thưởng giảng viên nhiều nhất.
Đại học California tại Los Angeles cũng là trường có nhiều sinh viên ghi danh nhất ở tiểu bang California.
10. Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT)
MIT là học viện nghiên cứu và giáo dục ở thành phố Cambridge, Massachusetts, Hoa Kỳ, được thành lập vào năm 1865.
MIT trở thành nổi tiếng trong khoa học công nghệ, cũng như là các lĩnh vực khác, trong đó có Quản lý, Kinh tế, Ngôn ngữ, Khoa học chính trị và Triết học. Học viện Công nghệ Massachusetts được tổ chức thành 6 trường thành viên.
LINH SAN
Theo infornet
Mẫu Audi TTS không người lái có tốc độ 193 km/giờ Đại học Stanford ở bang California của Mỹ là ngôi nhà của những bộ óc sáng tạo trẻ tuổi đầy tiềm năng tại nước này. Và nơi đây lại vừa giới thiệu một chiếc xe đua tự lái chạy được với tốc độ cao. Shelley - chiếc Audi TTS tự lái của trường Stanford. (Nguồn: reviews.cnet.com) Tại trường đua Thunderhill Raceway ở California,...