Tranh cãi về trách nhiệm của WHO với đại dịch Covid-19 chưa có hồi kết
Hiện đã có các yêu cầu cải tổ toàn diện tổ chức này cũng như việc Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phải từ chức.
Cuộc tranh cãi giữa Mỹ và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đến nay vẫn chưa thể ngã ngũ bất chấp những lời kêu gọi các bên cần đẩy mạnh hợp tác để cùng nhau chống đại dịch Covid-19 hiệu quả. Hiện đã có các yêu cầu cải tổ toàn diện tổ chức này cũng như việc Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phải từ chức.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: Reuters.
Cuộc họp Thượng đỉnh Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) trực tuyến hôm qua (16/4) đã diễn ra với 1 phần nội dung chính bàn về vai trò Tổ chức Y tế thế giới WHO trong việc ứng phó với Đại dịch Covid-19. Tại hội nghị, Tổng thống Mỹ Trump tiếp tục chỉ trích WHO đưa ra các cảnh báo “không kịp thời” cũng như mức độ nguy hiểm của dịch bệnh khi mới bắt đầu bùng phát tại Trung Quốc.
Theo ông, sự thiếu minh bạch thông tin đã khiến dịch bệnh lan rộng khắp thế giới, khiến hơn 2 triệu người mắc bệnh và gần 150.000 người tử vong (tính tới thời điểm hiện tại). Các nhà lãnh đạo khác của G7 đã ủng hộ các “chỉ trích kịch liệt” này của Tổng thống Donlad Trump, đồng thời yêu cầu “xem xét và cải tổ triệt để” cơ quan y tế này của Liên Hợp Quốc.
Video đang HOT
Tuy nhiên, hầu hết lãnh đạo G7 lại không ủng hộ cách ngừng hỗ trợ tài chính cho WHO của Nhà lãnh đạo Mỹ trong bối cảnh hiện nay. Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định, cuộc khủng hoảng Covid-19 chỉ có thể được giải quyết bằng một phản ứng quốc tế mạnh mẽ với sự phối hợp chặt chẽ.
Đây cũng là lời khẳng định của Ngoại trưởng Đức Heiko Maas được đưa ra ngay sau cuộc họp G7: “Bất cứ ai muốn phối hợp quốc tế nhiều hơn, cũng phải quan tâm tới việc củng cố các tổ chức quốc tế. Điều đó có ý nghĩa với cả Mỹ và Tổ chức Y tế thế giới. Tổ chức Liên Hợp Quốc này vẫn là trụ cột của cuộc chiến chống Covid-19 hiện nay. Đây có thể là thời điểm tồi tệ nhất và tất cả đều thống nhất rằng giờ không phải là lúc làm suy yếu, mà ngược lại phải tăng cường năng lực và vai trò của Tổ chức Y tế thế giới. Làm suy yếu chẳng khác gì hành động đá phi công ra khỏi máy bay”.
Trong khi đó, quan điểm của Tổng thống Donald Trump lại nhận được nhiều sự ủng hộ trong nội bộ nước Mỹ. 17 Hạ nghị sĩ của đảng Cộng hòa tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ hôm 16/4 đã tuyên bố “mất niềm tin” vào sự lãnh đạo của ông Tedros Adhanom Ghebreyesus trong WHO, bất chấp nhiều nhấn mạnh WHO có vai trò sống còn trong công tác giải quyết những vấn đề y tế của thế giới.
Trong bức thư gửi Tổng thống Mỹ Donald Trump, Hạ nghị sĩ Michael McCaul – người dẫn đầu nhóm 17 nghị sĩ Đảng Cộng hòa khẳng định, Tổng Giám đốc WHO Tedros đã thất bại trong nhiệm vụ ứng phó một cách “khách quan” với cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu nghiêm trọng nhất kể từ đại dịch HIV/AIDS. Và rằng, ông Tedros đã quá tin tưởng vào Trung Quốc mà phớt lờ cảnh báo về nguy cơ dễ lây truyền của virus SARS-CoV-2.
Theo các nghị sĩ này, ông Tedros đã chậm đưa ra tuyên bố về tình trạng khẩn cấp “bất chấp bằng chứng rõ ràng về sự lây lan và truyền nhiễm từ người sang người nhanh chóng của dịch bệnh Covid-19″. Bức thư đã đề nghị Tổng thống Mỹ Donald Trump nên đặt điều kiện về bất cứ khoản đóng góp tự nguyện nào trong tài khóa 2020 dành cho WHO nếu Tổng Giám đốc Tedros từ chức.
Trước đó, ngày 14/4, Tổng thống Trump đã quyết định ngừng cấp ngân sách cho WHO, song không đưa ra điều kiện để nối lại việc cấp ngân sách cho tổ chức này./.
Đình Nam
WHO: Virus corona là 'kẻ thù chung của toàn nhân loại'
Số người nhiễm mới và thiệt mạng do virus corona tăng lên nhanh chóng tại nhiều quốc gia, WHO khẳng định dịch bệnh này là kẻ thù chung của toàn nhân loại.
"Với hơn 210.000 ca nhiễm trên toàn thế giới và hơn 10.000 người thiệt mạng, mỗi ngày virus corona chủng mới lại mang tới những cột mốc bi thảm", Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trong cuộc họp báo hôm 20/3.
Ông Ghebreyesus nhấn mạnh, dịch bệnh đang đặt ra mối đe dọa chưa từng có, đồng thời khẳng định các quốc gia phải chung sức để chống lại "kẻ thù chung chống lại nhân loại".
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus.
Theo Tổng Giám đốc WHO, mặc dù người già là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất, song virus cũng không bỏ qua người trẻ. Dữ liệu từ nhiều quốc gia cho thấy rõ ràng những người dưới 50 tuổi chiếm một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân cần nhập viện.
"Hôm nay, tôi có một thông điệp gửi tới những người trẻ tuổi: Các bạn không phải là bất khả chiến bại, virus này có thể đưa bạn vào bệnh viện trong nhiều tuần và thậm chí giết chết bạn", Tổng giám đốc WHO nhấn mạnh.
Nói về những tích cực gần đây tới từ tâm dịch Vũ Hán, ông Tedros cho rằng các số liệu thống kê từ thành phố này mang tới hy vọng cho phần còn lại của thế giới rằng ngay cả những tình huống nghiêm trọng nhất cũng có thể xoay chuyển.
"Trong bối cảnh thiếu hụt toàn cầu về thiết bị bảo vệ nhân viên y tế và các xét nghiệm chẩn đoán, các nhà sản xuất Trung Quốc đã đồng ý cung cấp WHO. Các thỏa thuận đang được hoàn thiện và các lô hàng đang được bổ sung sang kho hàng ở Dubai để vận chuyến vật tư sang những nơi cần chúng nhất", ông Ghebreyesus cho hay.
Tiến sĩ Mike Ryan, chuyên gia khẩn cấp hàng đầu của WHO cho rằng, "cầu hàng không" là cần thiết vào thời điểm hiện tại để xúc tiến nguồn cung cho các nhân viên y tế quan trọng trong bối cảnh nhiều chuyến bay đang bị hủy bỏ giữa mùa dịch.
Ông Ryan cũng đề cập tới việc nhiều người Iran vẫn ăn mừng kỳ nghỉ năm mới ở quốc gia này bất chấp dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp.
"Những lễ kỷ niệm như vậy cần phải thay đổi. Các cuộc tụ họp đông người không chỉ gia tăng nguy cơ đại dịch mà còn lan truyền virus ra rất xa vùng tâm dịch. Vì vậy, chúng có thể rất nguy hiểm về quản lý dịch bệnh", ông này cho hay.
Các quan chức WHO mới đây cũng chuyển sang khuyến nghị "khoảng cách vật lý" thay vì cách ly xã hội để giúp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Tổng giám đốc WHO: Cánh cửa ngăn Covid-19 lan rộng đang dần đóng lại Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng cánh cửa cơ hội ngăn chặn sự lan rộng trên phạm vi quốc tế của Covid-19 đang dần đóng lại sau khi các trường hợp nhiễm mới liên tục được ghi nhận ở Iran và Lebanon. Ông Ghebreyesus đặt dấu hỏi về việc liệu Covid-19 có đang ở điểm bùng phát không sau khi...