Tranh cãi về phần mềm chống gian lận thi cử online
Một ủy ban tại Đại học Texas (Mỹ) yêu cầu giảng viên không dùng phần mềm AI ( trí tuệ nhân tạo) để giám sát học sinh trong kỳ thi online.
Các phần mềm giám sát thi cử còn nhiều bất cập
Theo The Register , ủy ban chịu trách nhiệm đánh giá các kỳ thi trực tuyến của Đại học Texas đã tiếp nhận khiếu nại của hội sinh viên trường, yêu cầu loại bỏ phần mềm AI được dùng xuyên suốt năm học 2020 – 2021. Gần đây, họ công bố một báo cáo với kết luận không nên dùng các phần mềm AI như Proctorio và ProctorU trong thi cử online.
Báo cáo của ủy ban nêu lý do như sau: “Những cảnh báo mà phần mềm gửi cho học sinh trong suốt quá trình thi sẽ gây ra tình trạng hoảng loạn, lo lắng”. Dù sử dụng phần mềm giám sát trong năm học 2020 – 2021, số trường hợp gian lận ở Đại học Texas không quá cao. Do đó, chi phí mà nhà trường bỏ ra để triển khai phần mềm không xứng đáng với những gì mà nó mang lại.
Phần mềm AI dùng để theo dõi học sinh khi làm bài thi online ngày càng phổ biến trong đại dịch Covid-19. Trước tình hình học tập và giảng dạy từ xa, nhiều nhà trường bắt đầu triển khai các biện pháp AI nhằm ngăn chặn gian lận trong thi cử.
Video đang HOT
Nhưng phần lớn sinh viên và những người quan tâm đến quyền riêng tư lại chỉ trích các phần mềm giám sát. Những hệ thống như vậy thường không cho phép người ngoài kiểm tra mã nguồn. Hơn nữa, chúng thường sử dụng các thuật toán còn nhiều sai sót, định kiến, dễ dẫn đến trường hợp AI tùy ý tố cáo học sinh gian lận mà không đưa ra được bằng chứng rõ ràng.
Phần mềm AI cũng chưa đủ thông minh để phân tích những hoàn cảnh sống khác nhau của học sinh, do đó dễ nảy sinh định kiến về chủng tộc. Một số phần mềm không thể nhận diện học sinh người da màu. Còn những hệ thống phát hiện gian lận bằng cách theo dõi chuyển động mắt của học sinh sẽ khiến những học sinh mắc chứng rối loạn tăng động (ADHD) dễ bị kết tội oan.
Phần mềm báo cáo không thể nhận diện được một học sinh da màu, dù người này ngồi trong phòng chiếu sáng đầy đủ
Làn sóng phản đối đã khiến Đại học California, Đại học Baruch (Mỹ) ngừng sử dụng các phần mềm giám sát từ xa. Tháng 2 năm nay, Đại học Illinois cũng tuyên bố sẽ loại bỏ Proctorio sau mùa hè này.
Báo cáo của ủy ban Đại học Texas cũng đề xuất các phương pháp thay thế cho phần mềm giám sát, chẳng hạn chia các nhóm học sinh trên Zoom, dùng các phần mềm như Canvas Quizzes, Gradescope, Panopto. Bên cạnh đó, giảng viên cũng nên nắm rõ quá trình học tập của học sinh để giảm bớt lo ngại trong những kỳ thi online.
'Gã khổng lồ' Microsoft tăng 20% giá bán các sản phẩm chủ lực
Việc tăng giá bán này sẽ làm ảnh hưởng đến các khách hàng thương mại và là lần đầu tiên kể từ khi Microsoft triển khai dịch vụ cách đây 10 năm.
Bộ Microsoft 365 là sản phẩm chủ lực của Microsoft.
"Gã khổng lồ" công nghệ Microsoft Corp thông báo sẽ tăng giá bán lên tới 20% cho gói phần mềm có tên Microsoft 365, bao gồm các ứng dụng phổ biến như Teams và Outlook.
Trong một bài đăng trên blog, Microsoft cho biết việc tăng giá bán gói phần mềm này sẽ được áp dụng trong vòng sáu tháng.
Bộ Microsoft 365 là sản phẩm chủ lực của Microsoft, được phát triển như một bộ ứng dụng hỗ trợ đắc lực cho các công việc văn phòng.
Riêng sản phẩm này đã mang về doanh thu 53,9 tỷ USD trong năm tài chính gần đây nhất cho Microsoft, chiếm khoảng 1/3 trong tổng doanh thu 168 tỷ USD của hãng.
Việc tăng giá bán này sẽ làm ảnh hưởng đến các khách hàng thương mại và là lần đầu tiên kể từ khi Microsoft triển khai dịch vụ cách đây 10 năm.
Ông Jared Spataro, Phó Chủ tịch phụ trách Microsoft 365, cho biết hãng này đã bổ sung thêm hơn 20 ứng dụng vào bộ phần mềm này kể từ khi ra mắt.
Ở phiên bản thấp nhất, gồm các phần mềm hỗ trợ kinh doanh cơ bản, mức giá bán sẽ tăng 20% từ 5 USD lên 6 USD cho mỗi người dùng, trong khi các phiên bản cao cấp nhất của bộ phần mềm Microsoft 365 sẽ có mức tăng thấp hơn là 12,5% từ 32 USD lên 36 USD cho mỗi người dùng.
Microsoft cho biết giá các phiên bản phần mềm dành cho người tiêu dùng hoặc giáo dục không thay đổi.
Trong một thông báo, ông Spataro cho hay mức giá bán mới này phản ánh giá trị gia tăng mà Microsoft đã cung cấp cho khách hàng trong 10 năm qua.
Giá cổ phiếu của Microsoft đã tăng lên mức cao kỷ lục trong phiên 19/8 khi tăng 1,8% lên 295,96 USD/cổ phiếu.
Phần mềm BlackBerry trên 200 triệu xe hơi dính lỗ hổng Hệ điều hành QNX Realtime của BlackBerry dính lỗ hổng BadAlloc. Đáng chú ý, nó đang dùng trong nhiều thiết bị y tế, xe hơi, nhà máy, Trạm Không gian Quốc tế (ISS). Nhiều thiết bị đang sử dụng hệ điều hành BlackBerry QNX Realtime. Cơ quan An ninh mạng Mỹ (CISA) vừa đưa cảnh báo về hàng loạt sản phẩm BlackBerry bị...