Tranh cãi về nguy cơ nCoV lây qua thực phẩm đông lạnh
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp tuyên bố không có bằng chứng nCoV lây qua thực phẩm, trong khi Trung Quốc khẳng định “có” và thắt chặt kiểm soát.
Phát biểu tại hội nghị Global Grain hôm 18/11, Maximo Torero Cullen, chuyên gia kinh tế hàng đầu tại Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO), nhắc lại điều này. Ông cho biết FAO từng khẳng định hoạt động sản xuất lương thực tại các nước xuất khẩu không phải nguồn lây lan nCoV.
Tới nay, Trung Quốc tuyên bố phát hiện nCoV trên bao bì sản phẩm đông lạnh nhập khẩu từ 20 quốc gia. Giới chức Trung Quốc cho rằng cá đông lạnh là nguồn gây bùng phát ổ dịch trong các tháng hè. Tháng 6, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Trung Quốc tuyên bố bao bì cá hồi nhập khẩu có thể là vật trung gian khiến dịch bệnh bùng phát tại chợ hải sản Tân Phát Địa. Người mua hàng đồng loạt hủy đơn đặt cá hồi từ Na Uy.
Các ổ dịch lẻ tẻ sau đó được ghi nhận ở khắp Trung Quốc, đặc biệt tại các thành phố cảng như Đại Liên, Thanh Đảo, Thiên Tân. Phần lớn các đợt bùng phát liên quan tới công nhân xử lý thực phẩm đông lạnh nhập khẩu.
Giữa tháng 11, giới chức thành phố Tế Nam phát hiện nCoV trên bao bì thịt bò đông lạnh nhập khẩu từ Brazil, Bolivia, New Zealand. Thành phố Trịnh Châu tỉnh Hà Nam và thành phố Tây An tỉnh Thiểm Tây đã thu được mẫu virus trên bao bì thịt lợn nhập khẩu từ Argentina. Trước đó, giới chức Giang Tô và Sơn Đông cũng tìm thấy nCoV trên bao bì thịt bò từ Argentina. Thành phố Vũ Hán gặp tình trạng tương tự với lô hàng từ Brazil.
Thanh tra hải quan Trung Quốc đã tiến hành kiểm tra hơn 800.000 sản phẩm từ các kho hàng nhập khẩu đông lạnh, đình chỉ nhập khẩu từ 99 nhà cung cấp nước ngoài, theo ông Bi Kexin, quan chức hải quan cấp cao.
Tiến sĩ Wu Zunyou, trưởng nhóm dịch tễ học tại CDC Trung Quốc, phát biểu: “Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy hải sản và thịt đông lạnh là vật trung gian đưa virus vào Trung Quốc. Cụm dịch Bắc Kinh là nơi đầu tiên khẳng định thực phẩm nhiễm virus có thể làm bùng phát ổ dịch mới tại nhiều nước thông qua vận chuyển”.
Các nhà khoa học từ Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore cũng cho rằng thực phẩm đông lạnh có thể khiến virus lây lan tại các khu vực đã kiểm soát được dịch. Song kết quả nghiên cứu chưa được bình duyệt, mâu thuẫn với hướng dẫn của các cơ quan sức khỏe quốc tế.
Video đang HOT
Tháng 4, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố “rất ít khả năng” con người nhiễm nCoV từ thực phẩm hoặc bao bì thực phẩm.
Quầy cá đông lạnh nhập khẩu tại một siêu thị ở Hàng Châu, Trung Quốc. Ảnh: AFP
Ngày càng nhiều nhà sản xuất thực phẩm lớn tỏ ra thất vọng trước quyết định giám sát chặt chẽ thực phẩm nhập khẩu của Trung Quốc, kêu gọi nước này dừng các “biện pháp xét nghiệm nCoV nghiêm khắc”.
Hôm 17/11, Bộ Nông nghiệp Mỹ chỉ ra động thái của Trung Quốc “không dựa trên cơ sở khoa học”, có nguy cơ làm gián đoạn thương mại. Đáp lại, Trung Quốc khẳng định các quy định đưa ra “tạm thời dựa trên bằng chứng khoa học, nhằm mục đích bảo vệ tối đa cuộc sống người dân”.
FAO lên kế hoạch ứng phó và khắc phục hậu quả của thảm họa kép là đại dịch COVID-19 và nạn đói
Ông Jong-Jin Kim, Trợ lý Tổng giám đốc và Đại diện FAO khu vực Châu Á-Thái Bình Dương cho biết: "Chúng ta phải chấp nhận những gì diễn ra trước mắt và công nhận rằng thế giới cũng như khu vực của chúng ta đã thay đổi.
Chúng ta phải tìm ra cách làm mới để tiến lên phía trước và đảm bảo an ninh lương thực bền vững trong bối cảnh thảm họa kép này, cũng như chuẩn bị đối phó với các mối đe dọa có thể và sẽ gia tăng trong tương lai".
Đoàn Việt Nam tham dự hội nghị
Việt Nam và các nước trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang tham gia Hội nghị FAO trực tuyến để lên kế hoạch ứng phó và khắc phục hậu quả của thảm họa kép là đại dịch COVID-19 và nạn đói.
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), dịch COVID-19 vẫn tiếp tục đe dọa tính mạng và sinh kế của người dân ở nhiều quốc gia trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nên đã gây trở ngại cho cuộc chiến nhằm chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng.
Châu Á-Thái Bình Dương là khu vực tập trung tới hơn một nửa số dân bị suy dinh dưỡng của thế giới, và do COVID-19 nên số người đói ở Nam Á dự kiến sẽ tăng tới gần 1/3 dân số, lên tới 330 triệu vào năm 2030, là năm mục tiêu phải đạt được Mục tiêu phát triển bền vững của cộng đồng toàn cầu là xóa bỏ mọi hình thức đói và suy dinh dưỡng.
Ông Jong-Jin Kim, (giữa)Trợ lý Tổng giám đốc và Đại diện FAO khu vực Châu Á-Thái Bình Dương phát biểu tại hội nghị
Do vậy, lãnh đạo chính phủ của 46 nước thành viên của FAO khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, đã tham gia một cuộc họp trực tuyến kéo dài 4 ngày để xem xét kỹ lưỡng thực trạng an ninh lương thực trong khu vực, đặc biệt là tác động liên quan tới tình trạng lây lan virus corona và tác động tới hệ thống thực phẩm toàn khu vực.
Đoàn đại biểu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và khoảng 400 đại biểu khác từ các nước trong khu vực đang tham gia họp trực tuyến Hội nghị lần thứ 35 khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của FAO (#APRC35), do Chính phủ Hoàng gia Butan đăng cai.
Thành phần tham dự gồm các Bộ trưởng, đại diện của khu vực tư nhân, xã hội dân sự, viện nghiên cứu cùng các chuyên gia kỹ thuật về lương thực và nông nghiệp. Tất cả các phiên họp của hội nghị đều được phát trực tuyến. Từ Afghanistan và Iran ở phía Tây khu vực, qua vùng Đông Nam Á đông dân, cho tới tận quần đảo Thái Bình Dương, tất cả đều cần có cách làm và cách tiếp cận mới để chống lại thảm họa kép này. Biến đổi khí hậu cũng là một yếu tố nghiêm trọng nữa đang đe dọa tới nỗ lực tăng cường khả năng chống chịu cho toàn hệ thống thực phẩm của chúng ta.
Ông Jong-Jin Kim, Trợ lý Tổng giám đốc và Đại diện FAO khu vực Châu Á-Thái Bình Dương cho biết: "Chúng ta phải chấp nhận những gì diễn ra trước mắt và công nhận rằng thế giới cũng như khu vực của chúng ta đã thay đổi. Chúng ta phải tìm ra cách làm mới để tiến lên phía trước và đảm bảo an ninh lương thực bền vững trong bối cảnh thảm họa kép này, cũng như chuẩn bị đối phó với các mối đe dọa có thể và sẽ gia tăng trong tương lai".
"Hội nghị trực tuyến này giúp đưa mọi người và quan điểm đến gần nhau hơn để cùng lên kế hoạch hành động vì lợi ích của tất cả mọi người".
Hội nghị sẽ giới thiệu rõ Chương trình Ứng phó và Khắc phục hậu quả của dịch COVID-19 toàn diện mới được đưa ra gần đây của FAO. Chương trình này được thiết kế để có hành động ứng phó linh hoạt và được điều phối trên toàn cầu nhằm đảm bảo sao cho tất cả mọi người được tiếp cận thực phẩm đủ dinh dưỡng. Chương trình sẽ huy động mọi loại nguồn lực và quan hệ đối tác ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu. Mục tiêu chính của chương trình là giảm thiểu tác động trước mắt của dịch COVID-19 trong khi vẫn tăng cường khả năng chống chịu dài hạn hơn cho hệ thống thực phẩm và sinh kế.
Hội nghị FAO trực tuyến để lên kế hoạch ứng phó và khắc phục hậu quả của thảm họa kép là đại dịch COVID-19 và nạn đói. (Đầu cầu Việt Nam)
Hội nghị cũng sẽ xem xét các kênh marketing mới và công nghệ mới (bao gồm cả cơ sở bảo quản tốt hơn), các kênh và công nghệ này sẽ giúp giảm tổn thất thực phẩm vì đây là những khâu quan trọng để đảm bảo dòng thực phẩm dinh dưỡng và tạo thu nhập tốt hơn cho những người làm việc trong toàn ngành lương thực và nông nghiệp.
Một điều quan trọng không kém là phải giúp nông hộ nhỏ và nông dân sản xuất quy mô hộ gia đình - những người sản xuất ra phần lớn thực phẩm cho chúng ta sử dụng - để họ có thể năng động hơn, nhạy bén hơn và có khả năng cạnh tranh hơn nhờ đổi mới không ngừng. Nông hộ nhỏ sẽ cần tăng cường khả năng hơn nữa để tiếp cận nguồn lực tài chính, công nghệ và đổi mới.
Để đạt được mục tiêu trên, việc kết nối tất cả các bên sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng và FAO đang trong quá trình thực hiện Sáng kiến Tay trong Tay nhằm hướng tới mục tiêu này. Hội nghị sẽ có phiên họp đặc biệt để xem xét tiến độ đã đạt được trong khu vực thông qua sáng kiến này.
Hội nghị (#APRC35) sẽ tiếp tục đến thứ sáu, ngày 4/9.
Lên kịch bản ứng phó châu chấu sa mạc xâm nhập vào Việt Nam Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện nay, châu chấu sa mạc đã gây hại tại Pakistan, cuối tháng 5 đã xâm nhập vào phía Bắc và phía Tây Ấn Độ và có nguy cơ di chuyển qua Ấn Độ xuống khu vực các nước Bangladesh, Myanmar, Lào hoặc các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây (Trung Quốc) và vào...