Tranh cãi về kết quả ‘miễn dịch cộng đồng’ Thụy Điển

Theo dõi VGT trên

Thụy Điển tự tin đã khống chế thành công Covid-19 mà không cần áp phong tỏa, nhưng chuyên gia cho rằng còn quá sớm để lạc quan như vậy.

Trong khi hàng tỷ người trên thế giới đang phải chịu các lệnh phong tỏa, hạn chế đi lại ở mức độ khác nhau, cuộc sống ở thủ đô Stockholm của Thụy Điển vẫn diễn ra như thể Covid-19 chưa xuất hiện và hoành hành khắp toàn cầu.

Nhà hàng, quán bar, quán cà phê vẫn mở cửa. Trẻ em vẫn chơi bóng tại công viên và các nhóm thanh niên vẫn thoải mái tụ tập, tổ chức picnic trên bãi cỏ.

Trong cuộc chiến với Covid-19, Thụy Điển chọn cho mình một con đường riêng. Họ không áp lệnh phong tỏa quyết liệt như hầu hết quốc gia khác, thay vào đó là một chiến lược chống dịch “mềm mỏng”. Stockholm muốn vượt qua khủng hoảng với một nền kinh tế vẫn hoạt động bình thường. Họ đặt niềm tin vào ý thức tự giác và trách nhiệm của người dân thay vì chế tài mang tính bắt buộc.

Tranh cãi về kết quả miễn dịch cộng đồng Thụy Điển - Hình 1

Người dân Thụy Điển đạp xe trên phố Gotgatan, thủ đô Stockholm, hồi tháng 4. Ảnh: NYTimes.

Tiến sĩ Johan Giesecke, từng là nhà dịch tễ học của chính phủ Thụy Điển, khẳng định nếu không có vaccine hoặc cách điều trị hiệu quả, không có cách nào ngăn được nCoV. Mục tiêu của Thụy Điển là làm chậm tốc độ lây nhiễm, hay nói cách khác là tạo ra “miễn dịch cộng đồng”, dù giới chức nước này chưa từng thừa nhận.

Thụy Điển đã ghi nhận hơn 23.000 ca nhiễm và gần 2.900 người chết vì nCoV. Khoảng một nửa số ca tử vong của quốc gia này được báo cáo trong các viện dưỡng lão. Giới chức Thụy Điển thừa nhận họ đã thất bại trong việc ngăn Covid-19 tấn công các trung tâm chăm sóc người cao tuổi, nhưng vẫn tự tin về triển vọng của chiến lược “miễn dịch cộng đồng”.

“Chúng tôi chắc chắn không đánh cược mạng sống người dân. Chúng tôi chỉ đang cố gắng làm những gì tốt nhất có thể dựa trên kiến thức của mình. Cho đến giờ, nếu nhìn vào những dự báo của một số nhà nghiên cứu, mô hình của Thụy Điển đang hiệu quả hơn những gì mọi người nghĩ. Họ nói rằng hệ thống y tế của Thụy Điển sụp đổ từ một tháng trước. Nhưng nó đâu có như vậy. Nó vẫn đang hoạt động”, Anders Tegnell, nhà dịch tễ học hàng đầu và là “ nhạc trưởng” của chiến lược chống Covid-19 của Thụy Điển, cho hay.

Những số liệu mới được cơ quan y tế Thụy Điển công bố cho thấy mọi thứ có vẻ đang đứng về phía Tegnel. Viện Y tế Công cộng Thụy Điển tuần trước đưa ra báo cáo về Covid-19, trong đó chỉ ra tỷ lệ lây nhiễm (hệ số R) của nước này đã giảm từ 1,4 vào đầu tháng 4 xuống 0,85 vào cuối tháng.

Nếu hệ số R, tỷ lệ được những nhà nghiên cứu sử dụng để đánh giá tốc độ lây nhiễm nCoV trong cộng đồng, bằng 1, đồng nghĩa một người nhiễm nCoV sẽ lây cho một người khác trong cộng đồng trong suốt thời gian nhiễm virus. Nếu một quốc gia có thể duy trì R dưới một, số người nhiễm virus sẽ giảm dần cho tới khi đại dịch kết thúc.

Tranh cãi về kết quả miễn dịch cộng đồng Thụy Điển - Hình 2

Tỷ lệ lây nhiễm (hệ số R) của Thụy Điển. Nguồn: Cơ quan Y tế Công cộng Thụy Điển.

Trong khi đó, Đan Mạch, quốc gia láng giềng Bắc Âu có cấu trúc xã hội, nhân khẩu học và hệ thống y tế khá tương đồng với Thụy Điển nhưng khác về chiến lược chống Covid-19, báo cáo hệ số R giảm từ 1 vào đầu tháng 4 xuống 0,9 vào cuối tháng, theo cơ quan phòng chống bệnh truyền nhiễm SSI của quốc gia này.

Video đang HOT

Đan Mạch áp đặt lệnh phong tỏa rộng khắp từ ngày 11/3 và thuộc nhóm các quốc gia châu Âu đầu tiên đóng cửa biên giới, hàng quán, trường học và cấm tụ tập đông người. Quốc gia này đã ghi nhận gần 10.000 ca nhiễm và hơn 500 ca tử vong vì nCoV.

Richard Orange, biên tập viên của Telegraph, cho rằng nếu nhìn sơ bộ, Thụy Điển có vẻ đã thành công hơn Đan Mạch, dù không phải áp lệnh phong tỏa khắc nghiệt như nước láng giềng. Thậm chí khi nhìn vào hệ số R, Thụy Điển có vẻ đang làm chậm tốc độ lây nhiễm nCoV tốt hơn một chút so với Đan Mạch.

Báo cáo mới của Thụy Điển như gáo nước lạnh dội vào nghiên cứu của Đại học Hoàng gia London, cơ quan từng thực hiện nhiều nghiên cứu có tầm ảnh hưởng tới chính sách của Anh. Những nhà nghiên cứu của đại học này dự đoán với cách chống dịch khác biệt, hệ số R của Thụy Điển sẽ cao hơn 3 và khoảng 40.000 người nước này sẽ chết vì nCoV cho tới ngày 1/5. Tuy nhiên, dự đoán này không thành hiện thực.

Tranh cãi về kết quả miễn dịch cộng đồng Thụy Điển - Hình 3

Học sinh cấp hai liên hoan tốt nghiệp ở Stockholm, hồi cuối tháng 4. Ảnh: NYTimes.

Uno Wennergren, nhà toán học và xây dựng mô hình đại dịch tại Đại học Linkoping, cho rằng số lượng nhiễm thấp ở Thụy Điển một phần là do tỷ lệ miễn dịch ở Stockholm đang tăng lên và phần còn lại nhờ cách biệt cộng đồng.

“Có vẻ như nó là sự kết hợp của miễn dịch cộng đồng và khả năng lây nhiễm thấp hơn. Cả hai đang mang lại hiệu quả đồng thời”, Wennergren nhận định.

Nhà toán học này nhấn mạnh nếu người Thụy Điển không thay đổi hành vi của họ theo khuyến nghị của Viện Y tế Công cộng, dự báo của Đại học Hoàng gia London có thể đã đúng. “Chúng ta nên luôn nhắc nhở bản thân rằng điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta quay trở lại cuộc sống bình thường như tháng 1 và tháng 2? Nếu chúng ta quay lại, nó sẽ không phải là chuyện tốt”, ông nói.

Nhưng Orange cho rằng cách làm của Thụy Điển có hiệu quả không có nghĩa việc người dân Đan Mạch chấp nhận cuộc sống phong tỏa trong suốt một tháng là phí công vô ích.

Biện pháp phong tỏa mạnh tay đã giúp hệ số R của Đan Mạch giảm xuống 0,6 vào giữa tháng 4 và chỉ tăng lên 0,9 sau khi quốc gia này mở cửa trường học vào hôm 15/4. Nhiều chuyên gia cho rằng sự gia tăng này có thể là do thời tiết hoặc tâm lý muốn được quay trở lại cuộc sống bình thường sau thời gian phong tỏa mệt mỏi của người dân Đan Mạch.

Trong khi đó, Thụy Điển đã sớm ghi nhận hệ số R cao trên 3 từ giữa tháng 3, nhưng sau đó giảm dần trong tháng 4 và giảm xuống dưới 1 từ ngày 19/4. Sự khác biệt nhỏ này đã dẫn tới ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ nhập viện và tử vong do nCoV: Thụy Điển ghi nhận tỷ lệ tử vong trên một triệu dân cao gấp ba lần Đan Mạch.

Nhưng Viện Y tế Công cộng Thụy Điển nhận định từ đầu rằng thế giới sẽ phải sống chung với Covid-19 trong thời gian dài nên lệnh phong tỏa hoàn toàn không phải là một giải pháp bền vững.

Nhà dịch tễ học Tegnell ước tính khoảng 1/4 người dân ở Stockholm có thể đã có khả năng miễn dịch. Ông cho rằng thủ đô Thụy Điển có thể tạo ra miễn dịch cộng đồng trong vài tuần nữa.

Tuy nhiên, Wennergren cho rằng điều này chưa chắc đúng với phần còn lại của Thụy Điển. Ông cảnh báo hệ số R dưới 1 có thể chỉ là nhờ miễn dịch cộng đồng ở Stockholm.

“Chúng ta có thể đã qua đỉnh dịch ở Stockholm và nghĩ rằng mình đang làm tốt, mà quên mất những khu vực khác. Điều chúng ta cần là nhân rộng mô hình của Stockholm ra các khu vực đó. Cho tới khi chúng ta làm được điều đó, tôi nghĩ sẽ rất khó có thể biết được chúng ta sẽ đi về đâu”, Wennergren nói.

Trong chương trình truyền hình cuối tháng 4, Wennergren từng ước tính khoảng 10.000-20.000 người Thụy Điển sẽ chết vì nCoV. Điều này có nghĩa số người chết hiện tại mới chỉ bằng khoảng 1/4 so với kịch bản tồi tệ nhất.

Tranh cãi về kết quả miễn dịch cộng đồng Thụy Điển - Hình 4

Người dân tập trung tắm nắng trên bãi biển Sickla ở Nacka, ngoại ô Stockholm, hồi tháng 4. Ảnh: NYTimes.

Phong tỏa hay không phong tỏa cho tới nay vẫn là chủ đề gây nhiều tranh cãi trên thế giới khi các quốc gia chạy đua ngăn đại dịch. Việc “xóa sổ” nCoV hay tạo “miễn dịch cộng đồng” sẽ là con đường đúng đắn hơn khi đối đầu với Covid-19 vẫn là câu hỏi chưa có đáp án. Nhiều chuyên gia trên thế giới nhận định hiện còn quá sớm để đánh giá chiến lược chống dịch của quốc gia nào là thành công hơn, cho tới khi có vaccine hoặc cách điều trị hiệu quả để kiểm soát nCoV.

“Đừng đếm số thương vong cho tới khi cuộc chiến này kết thúc”, tiến sĩ Johan Giesecke khẳng định.

Thụy Điển hy vọng sớm đạt 'miễn dịch cộng đồng'

Đại sứ Thụy Điển tại Mỹ Karin Olofsdotter tin rằng đa số dân Stockholm sẽ nhiễm nCoV và đạt "miễn dịch cộng đồng" vào tháng 5.

"Khoảng 30% dân số Stockholm đã đạt một mức độ miễn dịch nhất định. Chúng tôi có thể đạt được miễn dịch cộng đồng ở thủ đô vào đầu tháng tới", đại sứ Thụy Điển tại Mỹ Karin Ulrika Olofsdotter phát biểu trong cuộc phỏng vấn ngày 26/4.

"Miễn dịch cộng đồng" là thuật ngữ được sử dụng để chỉ việc người dân trở nên miễn dịch với một loại bệnh truyền nhiễm nhờ phục hồi sau khi mắc bệnh hoặc được tiêm vaccine. Một số chuyên gia tin rằng ngưỡng đạt miễn dịch cộng đồng của Covid-19 là khi 60% dân số bị nhiễm virus.

Tuy nhiên, hiện chưa có bằng chứng khoa học cho thấy người phục hồi sau khi nhiễm nCoV thực sự đạt khả năng miễn dịch trước loại virus này. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết giả thuyết người nhiễm nCoV có thể đạt được miễn dịch vẫn chưa được chứng minh, đồng thời khuyến cáo các quốc gia không nên cấp "giấy chứng nhận miễn dịch" cho người từng nhiễm nCoV do tình trạng tái dương tính.

Đại sứ Olofsdotter thừa nhận vẫn cần thêm các nghiên cứu và thử nghiệm để tìm ra câu trả lời về khả năng miễn dịch với Covid-19, nhưng tin rằng chiến lược hướng tới "miễn dịch cộng đồng" của Thụy Điển đang gặt hái thành công, giúp nước này chống lại nCoV mà không cần áp lệnh phong tỏa nghiêm ngặt như nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Bà khẳng định chính phủ Thụy Điển sẵn sàng thay đổi chiến lược nếu cần thiết, song hiện chưa có kế hoạch từ bỏ việc theo đuổi "miễn dịch cộng đồng".

Thụy Điển hy vọng sớm đạt miễn dịch cộng đồng - Hình 1

Khách dùng đồ uống và trò chuyện tại một quán ngoài trời ở thủ đô Stockholm, Thụy ĐIển, ngày 22/4. Ảnh: AFP.

Thụy Điển vẫn cho phép các trường học, nhà hàng và trung tâm thương mại mở cửa, dù đã ban hành các hướng dẫn cách biệt cộng đồng, khuyến cáo hạn chế đi lại không cần thiết và đề nghị những người trên 70 tuổi ở nhà. Giới chức cũng cấm các cuộc tụ tập hơn 50 người và các chuyến thăm viện dưỡng lão.

Phần lớn dân Thụy Điển chấp hành và làm theo khuyến cáo của chính phủ, song giới chức cảnh báo sẽ đóng cửa bất cứ nhà hàng hoặc quán bar nào không thực hiện cách biệt cộng đồng và để khách hàng tụ tập quá đông.

"Tôi không muốn thấy bất cứ nhà hàng ngoài trời chật cứng nào ở Stockholm hay những nơi khác. Nếu không, các cơ sở kinh doanh sẽ bị đóng cửa", Bộ trưởng Nội vụ Thụy Điển Mikael Damberg nói ngày 24/4.

Cơ quan Y tế Công cộng Thụy Điển (Folkhalsomyndigheten) cho biết nước này ghi nhận 18.640 ca nhiễm, trong đó 2.194 người chết. Số liệu cho thấy tình hình Covid-19 tại Thụy Điển không tốt lắm khi so sánh với các quốc gia Bắc Âu khác.

Nước láng giềng Đan Mạch chỉ thông báo hơn 8.500 ca nhiễm và hơn 420 người chết sau khi áp lệnh phong tỏa và nước này cũng bắt đầu nới lỏng một số hạn chế từ hồi đầu tháng 4. Phần Lan gần đây gia hạn lệnh cấm tụ tập đông người đến hết mùa hè, sau khi ghi nhận hơn 4.500 ca nhiễm và 190 người chết. Đan Mạch và Phần Lan đều có dân số khoảng 5 triệu người, gần bằng một nửa Thụy Điển.

"Chúng tôi có cùng mục tiêu như các nước khác là cứu càng nhiều người càng tốt và bảo vệ hệ thống y tế công cộng. Do đó chúng tôi cũng phải đối mặt với thực tế như mọi người. Tuy nhiên, điều khác biệt là các chính trị gia thực hiện những biện pháp mà họ cho là phù hợp với đất nước và công chúng nói chung", Olofsdotter nói.

Tiến sĩ Anders Tegnell, nhà dịch tễ hàng đầu Thụy Điển, cho biết hơn một nửa số người chết vì nCoV tại nước này là ở các viện dưỡng lão. Chính phủ Thụy Điển đang điều tra nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tử vong cao ở các cơ sở này.

"Khi chúng tôi phát hiện virus xâm nhập các cơ sở chăm sóc người cao tuổi như thế nào, chính phủ có thể đưa ra các khuyến nghị và triển khai các biện pháp ngăn chặn, bởi việc để nCoV tấn công các viện dưỡng lão là thảm kịch lớn nhất", đại sứ Olofsdotter nói.

Đại sứ Thụy Điển tại Mỹ cho hay quyết định cho phép các nhà hàng, cửa hàng và trường học mở cửa trong cuộc khủng hoảng Covid-19 có thể giúp tăng tốc độ phục hồi kinh tế của nước này, trong bối cảnh các doanh nghiệp và người lao động đang hứng chịu hậu quả nặng nề từ đại dịch.

"Tỷ lệ thất nghiệp của chúng tôi trước đây là 6,5%, hiện tại là khoảng 11% và đang tăng. Điều này cực kỳ nghiệm trọng, chúng tôi dự đoán GDP của Thụy Điển sẽ giảm 4-10% trong năm 2020", Olofsdotter nói.

Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven hồi đầu tháng 4 cảnh báo hàng nghìn người nước này có thể chết vì nCoV. "Chúng tôi đã chọn chiến lược cố gắng làm phẳng đường cong (dịch tễ) và không để tình hình diễn tiến quá đột ngột, vì như thế hệ thống y tế sẽ quá tải", Lofven cho biết. "Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa chúng tôi sẽ có nhiều người nguy kịch cần điều trị tích cực và có nhiều ca tử vong hơn".

Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc vào tháng 12/2019, xuất hiện tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Gần 3 triệu ca nhiễm nCoV, gần 207.000 người chết và gần 879.000 người đã hồi phục.

Nguyễn Tiến

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHOTổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHO
14:09:58 21/01/2025
Tổng thống Mỹ Joe Biden ban hành lệnh ân xá trước khi rời nhiệm sởTổng thống Mỹ Joe Biden ban hành lệnh ân xá trước khi rời nhiệm sở
08:42:23 21/01/2025
Tỉ phú Musk gây tranh cãi với cử chỉ 'chào Hitler' trong lễ nhậm chức của Tổng thống TrumpTỉ phú Musk gây tranh cãi với cử chỉ 'chào Hitler' trong lễ nhậm chức của Tổng thống Trump
08:16:19 22/01/2025
Tổng thống Mỹ D. Trump chỉ định tỷ phú E. Musk phụ trách Bộ Hiệu quả Chính phủTổng thống Mỹ D. Trump chỉ định tỷ phú E. Musk phụ trách Bộ Hiệu quả Chính phủ
19:34:01 21/01/2025
Tổng thống Trump sa thải nhiều nhân sự trong chính quyền tiền nhiệmTổng thống Trump sa thải nhiều nhân sự trong chính quyền tiền nhiệm
20:52:11 21/01/2025
Ông Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chứcÔng Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chức
07:35:50 21/01/2025
'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?
07:32:30 22/01/2025
Ông Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngàyÔng Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngày
15:12:30 21/01/2025

Tin đang nóng

Nữ ca sĩ 18 tuổi tự tử?Nữ ca sĩ 18 tuổi tự tử?
13:45:54 22/01/2025
"Trượt tay" tung 1 bức ảnh nóng bỏng của thiếu gia Minh Đạt, Midu cho cả thế giới thấy mình "thắng đời 1-0""Trượt tay" tung 1 bức ảnh nóng bỏng của thiếu gia Minh Đạt, Midu cho cả thế giới thấy mình "thắng đời 1-0"
13:00:55 22/01/2025
Hoa hậu Kỳ Duyên lại đáp trảHoa hậu Kỳ Duyên lại đáp trả
11:14:22 22/01/2025
Thi xong Chị Đẹp, 1 nữ rapper ước gì xin lại được quốc tịch Việt NamThi xong Chị Đẹp, 1 nữ rapper ước gì xin lại được quốc tịch Việt Nam
12:59:57 22/01/2025
Diva Hồng Nhung mắc bệnh ung thư vúDiva Hồng Nhung mắc bệnh ung thư vú
15:17:10 22/01/2025
Gil Lê - Xoài Non bị antifan tấn côngGil Lê - Xoài Non bị antifan tấn công
13:53:04 22/01/2025
Triệu Vy công khai hồ sơ mật vụ ly hôn, lộ động thái xóa sổ mối quan hệ gây sốc với chồng cũ tỷ phúTriệu Vy công khai hồ sơ mật vụ ly hôn, lộ động thái xóa sổ mối quan hệ gây sốc với chồng cũ tỷ phú
13:49:47 22/01/2025
Thêm 1 cảnh nóng phim cổ trang Hàn khiến khán giả phát sốt, bóng lưng nữ chính quyến rũ tới mê hồnThêm 1 cảnh nóng phim cổ trang Hàn khiến khán giả phát sốt, bóng lưng nữ chính quyến rũ tới mê hồn
13:56:27 22/01/2025

Tin mới nhất

Trung Quốc, Đức phản ứng sau khi ông Trump ký sắc lệnh rút khỏi WHO

Trung Quốc, Đức phản ứng sau khi ông Trump ký sắc lệnh rút khỏi WHO

16:46:37 22/01/2025
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng như Bộ Y tế Đức đã có phản ứng về việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20.1 ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Ukraine không đối phó được tên lửa Oreshnik của Nga

Ukraine không đối phó được tên lửa Oreshnik của Nga

16:36:00 22/01/2025
The Kyiv Independent dẫn lời ông Syrskyi mô tả tên lửa Oreshnik mới của Nga là mối đe dọa mà hiện tại chỉ một số ít hệ thống phòng không trên thế giới có thể đánh chặn được , đồng thời thừa nhận Ukraine chưa sở hữu vũ khí nào như vậy.
Thủ tướng Campuchia lên tiếng về vụ cựu nghị sĩ đối lập bị bắn chết

Thủ tướng Campuchia lên tiếng về vụ cựu nghị sĩ đối lập bị bắn chết

16:32:05 22/01/2025
Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã có bình luận chính thức đầu tiên về vụ cựu nghị sĩ đối lập Lim Kimya bị bắn chết ở Thái Lan.
Ông Trump khoe bức thư được ông Biden gửi lại

Ông Trump khoe bức thư được ông Biden gửi lại

16:29:42 22/01/2025
Đài Fox News ngày 20.1 đưa tin khi đang ký một loạt sắc lệnh hành pháp tại Phòng Bầu dục ở Nhà Trắng, ông Trump đã phát hiện bức thư được người tiền nhiệm để lại
Nước mắt đoàn tụ ngày Hamas - Israel ngừng bắn

Nước mắt đoàn tụ ngày Hamas - Israel ngừng bắn

12:59:44 22/01/2025
Israel và lực lượng Hamas ở Dải Gaza hoàn tất đợt trao trả con tin và tù nhân đầu tiên trong giai đoạn 1 của thỏa thuận ngừng bắn.
5 loại quả tốt cho người bị máu nhiễm mỡ

5 loại quả tốt cho người bị máu nhiễm mỡ

10:54:02 22/01/2025
Sơn tra chủ yếu chứa crataegic acid, citric acid, lipolytic acid, vitamin C, flavonoids, carbohydrates và proteins. Chúng có tác dụng giãn mạch, cải thiện vi tuần hoàn, hạ huyết áp, làm tăng quá trình bài tiết cholesterol từ đó làm giảm...
Mỹ phê chuẩn ngoại trưởng mới ngay sau khi ông Trump nhậm chức

Mỹ phê chuẩn ngoại trưởng mới ngay sau khi ông Trump nhậm chức

08:41:59 22/01/2025
Thượng viện Mỹ phê chuẩn Ngoại trưởng Marco Rubio, người có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc và các nước châu Mỹ La tinh.
Ông Trump ân xá 1.500 người trong vụ bạo loạn Điện Capitol

Ông Trump ân xá 1.500 người trong vụ bạo loạn Điện Capitol

08:34:30 22/01/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20.1 đã ký lệnh ân xá cho khoảng 1.500 người tham gia vụ bạo loạn ngày 6.1.2021 tại Điện Capitol.
Những vấn đề nóng không được ông Trump nhắc đến trong diễn văn nhậm chức

Những vấn đề nóng không được ông Trump nhắc đến trong diễn văn nhậm chức

08:29:46 22/01/2025
Xung đột tại Ukraine, thuế quan và quyền phá thai nằm trong số những vấn đề không được Tổng thống Mỹ Donald Trump nhắc đến trong bài phát biểu nhậm chức ngày 20.1.
Ông Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế thế giới

Ông Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế thế giới

08:02:31 22/01/2025
Hãng AFP ngày 21.1 đưa tin Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp chỉ đạo Mỹ rút khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổ chức mà ông nhiều lần chỉ trích về việc đối phó đại dịch Covid-19.
Panama bác bỏ phát biểu của ông Trump, tuyên bố giữ kênh đào

Panama bác bỏ phát biểu của ông Trump, tuyên bố giữ kênh đào

07:48:47 22/01/2025
Trong bài phát biểu nhậm chức ngày 20.1, Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa tuyên bố Washington sẽ giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama.
Mỹ một lần nữa rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu

Mỹ một lần nữa rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu

07:20:34 22/01/2025
Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20.1 một lần nữa rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015.

Có thể bạn quan tâm

Không chỉ Thiên An, có 1 sao nữ Vbiz phải lên tiếng vội khi bị kéo vào ồn ào tình ái với Jack

Không chỉ Thiên An, có 1 sao nữ Vbiz phải lên tiếng vội khi bị kéo vào ồn ào tình ái với Jack

Sao việt

17:06:26 22/01/2025
Cô gái tên Thiên An có quan hệ tình cảm với Jack sinh năm 1998, là diễn viên còn Thiên An nhắc đến bên trên là ca sĩ Thiên An, sinh năm 1988.
MXH Weibo dậy sóng trước 3 tín hiệu kêu cứu của Triệu Lộ Tư, nghi đang bị thế lực ngầm khống chế

MXH Weibo dậy sóng trước 3 tín hiệu kêu cứu của Triệu Lộ Tư, nghi đang bị thế lực ngầm khống chế

Sao châu á

17:03:01 22/01/2025
Triệu Lộ Tư được cho là phải phục tùng mệnh lệnh tái xuất showbiz dù sức khỏe chưa phục hồi của công ty quản lý để tránh bị đóng băng sự nghiệp
Choáng ngợp trước thông tin của "Tiểu Công chúa Nhà Trắng" 13 tuổi: Không chỉ có ông ngoại là Tổng thống, ông nội là tỷ phú

Choáng ngợp trước thông tin của "Tiểu Công chúa Nhà Trắng" 13 tuổi: Không chỉ có ông ngoại là Tổng thống, ông nội là tỷ phú

Netizen

16:53:50 22/01/2025
Trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump ngày 20/1 vừa qua, cháu ngoại Arabella Kushner của ông đã thu hút ống kính phóng viên khi xuất hiện với phong cách thời trang được đánh giá cao.
Văn khấn cúng ông Công ông Táo 2025, giúp gia chủ mong cầu may mắn bình an

Văn khấn cúng ông Công ông Táo 2025, giúp gia chủ mong cầu may mắn bình an

Trắc nghiệm

16:43:01 22/01/2025
Vào ngày 23 tháng Chạp 2025, ngày Táo Quân cưỡi cá chép về trời báo cáo với Ngọc Hoàng, các gia đình đều làm lễ cúng ông Công ông Táo và khấn vái ông Táo trình báo những điều tốt đẹp cho Ngọc Hoàng.
Điều tra vụ làm nhục người khác rồi tung hình ảnh lên mạng xã hội

Điều tra vụ làm nhục người khác rồi tung hình ảnh lên mạng xã hội

Pháp luật

16:41:04 22/01/2025
Công an tỉnh Lâm Đồng phối hợp Công an H.Lâm Hà điều tra vụ làm nhục người khác rồi tung hình ảnh lên mạng xã hội, có dấu hiệu tội phạm.
CSGT Hà Nội lắp bảng mức phạt của Nghị định 168 tại cột đèn giao thông

CSGT Hà Nội lắp bảng mức phạt của Nghị định 168 tại cột đèn giao thông

Tin nổi bật

16:23:21 22/01/2025
Phòng CSGT Công an Hà Nội đã triển khai lắp bảng chi tiết mức phạt của Nghị định 168 tại các cột đèn giao thông ở các ngã tư trọng điểm.
Thời trang tối giản - điểm chạm của sự đơn giản và sang trọng

Thời trang tối giản - điểm chạm của sự đơn giản và sang trọng

Thời trang

15:28:54 22/01/2025
Các thiết kế tối giản tập trung vào những đường cắt may sắc sảo cùng phom dáng gọn gàng và chất liệu cao cấp, mang lại cảm giác thanh lịch, hiện đại nhưng không kém phần thoải mái.
Kỳ Duyên lần đầu kể hậu trường đóng cảnh nóng trong phim Tết Trấn Thành

Kỳ Duyên lần đầu kể hậu trường đóng cảnh nóng trong phim Tết Trấn Thành

Hậu trường phim

15:04:40 22/01/2025
Hoa hậu Kỳ Duyên đang nhận được sự quan tâm của khán giả khi xuất hiện trong phim Tết Bộ tứ báo thủ của Trấn Thành.
Mỹ nhân cổ trang đẹp điên đảo nhất Trung Quốc hiện tại: Nhan sắc vừa kiêu sa vừa ma mị, ánh mắt mê hoặc chúng sinh

Mỹ nhân cổ trang đẹp điên đảo nhất Trung Quốc hiện tại: Nhan sắc vừa kiêu sa vừa ma mị, ánh mắt mê hoặc chúng sinh

Phim châu á

14:37:43 22/01/2025
Vừa xuất hiện, mỹ nhân 10X đã khiến khán giả mê mẩn với ngoại hình nổi bật. Cô còn được coi là thần đồng diễn xuất.
Những lợi ích, hạn chế và lưu ý nếu ăn toàn đồ luộc

Những lợi ích, hạn chế và lưu ý nếu ăn toàn đồ luộc

Sức khỏe

14:22:01 22/01/2025
Luộc là phương pháp nấu ăn đơn giản, phù hợp với cả người mới bắt đầu và người nấu ăn lâu năm. Phương pháp này chỉ cần nồi và bếp, không yêu cầu kỹ năng nấu nướng đặc biệt.