Tranh cãi về bức tường bê tông trong thảm kịch máy bay ở Hàn Quốc
Tường bê tông nằm cuối đường băng ở sân bay quốc tế Muan ( Hàn Quốc) thu hút sự chú ý của giới chuyên gia sau ta.i nạ.n của máy bay Jeju Air.
Ảnh vệ tinh cho thấy tường bê tông cuối đường băng ở sân bay Muan (Ảnh: Reuters).
Các chuyên gia hàng không cho biết, giới chức trách sân bay ở Hàn Quốc cần phải giải trình về bức tường bê tông mà máy bay Jeju Air đã đâ.m vào khiến 179 người thiệ.t mạn.g hôm 29/12.
Chuyên gia an toàn hàng không hàng đầu David Learmount nói với Sky News, việc máy bay va chạm với bức tường hỗ trợ hệ thống dẫn đường ở cuối đường băng chính là “yếu tố mang tính quyết định” gây ra thảm họa hàng không nghiêm trọng nhất trong lịch sử Hàn Quốc.
Ông nói: “Không có lý do chính đáng cho việc xây dựng bức tường ở đó. Tôi nghĩ việc bố trí bức tường ở vị trí đó gần như một hành động phạm tội”.
Theo ông Learmount, hành khách trên máy bay vẫn có cơ hội sống sót cao sau khi phi công đưa máy bay đáp xuống đất mặc dù đang bay với tốc độ cao. Tuy nhiên, khi máy bay đến cuối sân bay và đâ.m vào tường hỗ trợ dẫn đường, máy bay gần như bị phá hủy ngay lập tức.
“Loại cấu trúc đó không nên tồn tại ở đó”, ông nhấn mạnh.
Bản đồ vệ tinh cho thấy cấu trúc bê tông này đã được xây dựng nhiều năm trước. Nó có hệ thống hỗ trợ hạ cánh, giúp phi công đáp máy bay vào ban đêm hoặc khi tầm nhìn kém. Tại hầu hết sân bay, hệ thống này được đặt trên các cấu trúc có thể thu gọn hoặc tháo lắp.
Ông Learmount nói: “Xây dựng một vật cứng cách khoảng 200m hoặc ngắn hơn vào bên trong đường băng là điều tôi chưa bao giờ thấy ở bất cứ đâu trước đây”.
Nếu máy bay không đâ.m vào bức tường này, ông cho rằng nó sẽ đâ.m xuyê.n qua hàng rào, trượt qua đường và có thể dừng lại ở cánh đồng bên cạnh. Vị chuyên gia khẳng định, có đủ không gian để máy bay giảm tốc độ và dừng hẳn, và hành khách sẽ sống sót.
Một chuyên gia hàng không khác là Sally Gethin cho biết, bà có cùng mối lo ngại về vị trí của bức tường bê tông, dù không đồng ý rằng mọi người đều sẽ sống sót.
Bà cho hay: “Máy bay có thể vẫn duy trì tốc độ, vì vậy, ngay cả khi có nhiều không gian hơn ở cuối đường băng thì nó vẫn có thể trở thành thảm họa”.
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hàn Quốc Joo Jong-wan khẳng định, chiều dài 2.800m của đường băng không phải là yếu tố gây nên vụ ta.i nạ.n, và các bức tường ở hai đầu được xây dựng theo tiêu chuẩn của ngành.
Các nhâ.n chứn.g cho biết, họ nhìn thấy một số lượng lớn chim xung quanh đường băng ngay trước khi vụ ta.i nạ.n xảy ra, và tháp kiểm soát cũng cảnh báo phi công về khả năng va chạm với chim. Một phút sau cảnh báo, máy bay phát tín hiệu cấp cứu. Khi máy bay hạ cánh lần thứ hai vào lúc 9h03 (giờ địa phương), càng đáp của máy bay không bung ra, thay vào đó, máy bay tiếp đất bằng bụng với tốc độ cao, ở vị trí giữa đường băng.
Khoảnh khắc máy bay Hàn Quốc cháy như cầu lửa
Bí ẩn chưa lời giải xung quanh ta.i nạ.n máy bay thảm khốc ở Hàn Quốc
Nhiều giả thuyết khác nhau đã được đưa ra để lý giải cho nguyên nhân dẫn đến vụ ta.i nạ.n máy bay khiến 179 người thiệ.t mạn.g ở Hàn Quốc.
Hiện trường vụ rơi máy bay khiến 179 người thiệ.t mạn.g ở Muan, Hàn Quốc (Ảnh: Reuters).
Máy bay chở khách của hãng hàng không Jeju Air chở 181 người đã tới sân bay quốc tế Muan, cách Seoul 288km về phía tây nam, vào khoảng 8h54 ngày 29/12.
Máy bay đã thông báo tình trạng khẩn cấp vào lúc 8h58, chỉ một phút sau khi đài kiểm soát không lưu tại sân bay đưa ra cảnh báo va chạm với chim và cố gắng đưa máy bay hạ cánh theo hướng ngược lại của đường băng lúc 9h00.
Ba phút sau, máy bay đâ.m vào tường rào mà không có càng đáp. Máy bay không thể giảm tốc độ trước khi đến cuối đường băng và đâ.m vào tường.
Vụ ta.i nạ.n khiến 179 người trên máy bay thiệ.t mạn.g. Hai nạ.n nhâ.n may mắn sống sót đều là tiếp viên hàng không của Jeju Air. Họ được tìm thấy ở phần đuôi của máy bay, đây cũng là phần duy nhất của máy bay vẫn còn nguyên hình dáng, trong khi những phần còn lại bị thiêu rụi hoặc không thể nhận ra.
Nhiều giả thuyết khác nhau đã được đưa ra để lý giải cho nguyên nhân dẫn đến vụ ta.i nạ.n. Nhiều chuyên gia hàng không đồng ý rằng, càng đáp không hoạt động là nguyên nhân trực tiếp gây ra vụ ta.i nạ.n.
"Nếu xem video, có thể thấy càng đáp không mở, máy bay tiếp đất mà không giảm tốc", giáo sư Choi Kee-young từ Đại học Inha cho biết.
"Một máy bay có nhiều phanh và nếu càng đáp không hoạt động, động cơ đẩy ngược sẽ nâng các cánh tà, hoạt động như phanh khí. Nhưng chúng dường như không hoạt động trong trường hợp này", ông Choi giải thích.
Các chuyên gia xác định va chạm với chim là nguyên nhân chính khiến càng đáp bị trục trặc, vì nó có thể ảnh hưởng đến cả động cơ và hệ thống thủy lực.
"Nếu chim bay vào động cơ, nó có thể làm hỏng động cơ và ảnh hưởng đến hệ thống thủy lực được kết nối với nó. Hệ thống thủy lực nâng và hạ càng đáp trong quá trình cất cánh và hạ cánh, và bộ phận đó có thể đã bị hỏng", Kim Kyu-wang, giám đốc Trung tâm Đào tạo Hàng không của Đại học Hanseo nhận định.
Khoảnh khắc máy bay Hàn Quốc cháy như cầu lửa
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng việc một động cơ bị hỏng sau khi đâ.m phải chim khó có khả năng gây ra hậu quả thảm khốc như vậy.
Theo các chuyên gia, ngay cả khi một động cơ bị hỏng do đâ.m phải chim, động cơ thứ hai vẫn có thể cung cấp năng lượng cho càng đáp, cho thấy khả năng xảy ra các vấn đề hệ thống khác trong máy bay.
"Trong trường hợp hạ cánh bằng bụng, máy bay phải giảm tốc độ bằng cách tạo thêm lực cản ở cánh, nhưng điều này không được nhìn thấy trong video", giáo sư Choi cho biết.
"Tôi đoán là cả hai động cơ đều hỏng. Nếu cả hai động cơ đều hỏng, toàn bộ máy bay sẽ rơi xuống và lệnh của phi công không thể truyền đi được", ông nói.
Các chuyên gia từ Airline News cho biết va chạm với chim không có khả năng khiến càng đáp bị hỏng, vì va chạm với chim hiếm khi gây ra ta.i nạ.n thảm khốc. Một số chuyên gia cũng lưu ý rằng việc máy bay không giảm tốc độ sau khi hạ cánh là một điều bí ẩn.
Geoffrey Dell, một chuyên gia an toàn hàng không Australia, nói với hãng tin Reuters: "Tôi chưa bao giờ thấy va chạm với chim khiến càng đáp không thể mở ra".
Thứ trưởng Bộ giao thông Vận tải Hàn Quốc Joo Jong-Wan cho biết chiều dài 2.800m của đường băng không phải là yếu tố góp phần gây ra sự cố và các bức tường ở hai đầu được xây dựng theo tiêu chuẩn.
Theo Christian Beckert, một chuyên gia an toàn bay và là phi công của hãng hàng không Lufthansa, video ghi lại vụ việc cho thấy ngoài bộ đảo chiều, hầu hết hệ thống phanh của máy bay đều không được kích hoạt, khiến máy bay gặp "vấn đề lớn" và hạ cánh nhanh.
"Việc máy bay hạ cánh mà không hạ càng đáp là rất hiếm hoi và bất thường, vì máy bay có những hệ thống độc lập, từ đó có thể hạ càng đáp bằng một hệ thống thay thế", ông Beckert nói thêm.
Các chuyên gia kêu gọi một cuộc điều tra kỹ lưỡng để xác định xem vụ ta.i nạ.n có phải do va chạm với chim, lỗi khung máy bay hay do bảo dưỡng kém không.
"Chúng tôi cần phân tích nguyên nhân, nhưng rất bất thường khi tất cả càng đáp đều không hoạt động", Kim In-gyu, giám đốc Trung tâm Đào tạo Bay của Đại học Hàng không Vũ trụ Hàn Quốc cho biết.
"Khó có thể kết luận rằng chỉ riêng va chạm với chim là nguyên nhân. Chúng ta cũng cần kiểm tra xem máy bay có bất kỳ khiếm khuyết nào đã tồn tại từ trước hay không", chuyên gia Kim nói.
Hàn Quốc lên kế hoạch kiểm tra mức độ an toàn của tất cả máy bay Boeing 737-800 do các hãng hàng không trong nước khai thác sau vụ ta.i nạ.n khiến 179 người thiệ.t mạn.g.
Một quan chức của Bộ Giao thông Vận tải Hàn Quốc ngày 30/12 cho biết, chính phủ nước này có kế hoạch kiểm tra kỹ lưỡng xem các hãng hàng không có tuân thủ đúng các quy định khác nhau đối với mẫu máy bay Boeing 737-800 hay không, bao gồm việc kiểm tra tỷ lệ sử dụng máy bay, kiểm tra chuyến bay và hồ sơ bảo dưỡng.
Boeing 737-800 được các hãng hàng không giá rẻ Hàn Quốc khai thác rộng rãi. Jeju Air khai thác số lượng lớn nhất mẫu máy bay này, với 39 máy bay trong đội bay. Các hãng khai thác khác bao gồm T'way Air với 27 máy bay, Jin Air với 19 máy bay và Eastar Jet với 10 máy bay.
Vào sáng 30/12, một máy bay của Jeju Air đã phải hạ cánh khẩn cấp sau khi cất cánh từ sân bay quốc tế Gimpo do sự cố về càng đáp tương tự vụ ta.i nạ.n một ngày trước đó. Máy bay này cùng loại với máy bay Boeing B737-800 trong vụ ta.i nạ.n hôm 29/12.
Điều ít biết về dòng máy bay Boeing 737 vừa gặp nạn ở Hàn Quốc Boeing 737-800, chiếc máy bay trong vụ ta.i nạ.n hàng không ở Hàn Quốc, là một trong những phi cơ thương mại phổ biến nhất thế giới. Một máy bay Boeing (Ảnh: Boeing). Sáng 29/12, một máy bay Boeing 737-800 của hãng hàng không Jeju Air, chở tổng cộng 181 người từ Bangkok (Thái Lan), gặp sự cố với càng đáp khi tìm...