Tranh cãi trước hình ảnh những trẻ trâu chưa đi học mà đã bắn PUBG nhoay nhoáy
Trẻ con thời nay chưa biết chữ mà đã biết chơi PUBG rồi.
PUBG mặc dù đang bị coi là dead game ở khắp nơi trên thế giới, nhưng nếu xét về các thị trường châu Á, và đặc biệt là tại Việt Nam, tựa game này vẫn đang giữ được sức hút tương đối lớn và sở hữu đông đảo người chơi. Tuy nhiên, PUBG cũng đang mang đến khá nhiều hệ lụy và những tín hiệu khó có thể coi là tích cực đối với tất cả mọi người.
Cụ thể, gần đây xuất hiện vô số những trường hợp được chia sẻ rộng rãi trên mạng hình ảnh những nhóc tì, được quảng cáo là 4 tuổi, có lúc là 3 tuổi rưỡi – cái độ tuổi còn chưa tới lúc cắp sách tới trường nhưng lại thể hiện kỹ năng bắn PUBG nhoay nhoáy. Và đó cũng là lý do khiến cho cộng đồng mạng bắt đầu dậy lên những tranh cãi, liệu có nên hay không để những đứa trẻ có khi còn chưa thuộc mặt chữ tiếp xúc với tựa game này quá sớm.
Cậu nhóc 3 tuổi rưỡi bắn PUBG nhoay nhoáy
Một bộ phận ý kiến thì đưa ra những lập luận tán thành, khi cho rằng khoa học đã nhiều lần chứng minh, chơi game không phải hoàn toàn xấu mà nó sẽ kích thích não bộ, phát triển nhận thức và giác quan của trẻ em theo hướng tích cực cũng như khiến các em có khả năng tư duy tốt hơn. Điều này càng được thể hiện rõ hơn qua việc đã có rất nhiều trường học đưa game online vào như một môn giảng dạy thật sự.
Có nên hay không cho những nhóc tì như thế này gia nhập thế giới sinh tồn
Nhưng đổi lại, cũng có khá nhiều bộ phận cảm thấy rất không đồng ý với những bức hình kể trên. Họ cho rằng chơi game có thể mang tới một vài nét tích cực cho trẻ nhỏ, nhưng nó không nên và chắc chắn không bao giờ nên là PUBG. Theo lý luận, tựa game này sẽ hình thành trẻ nhỏ tới những điều không hay khi phát triển, đặc biệt là khi phong cách sinh tồn của PUBG bắt người chơi phải hạ gục người khác bằng nhiều loại vũ khí và phương thức khác nhau để trở thành kẻ chiến thắng. Điều này chắc chắn không hề tốt cho sự phát triển và nhận thức của trẻ nhỏ. Ngoài ra, việc tiếp xúc quá sớm với các tựa game có phần bạo lực, súng đạn là điều mà ít phụ huynh khuyến khích con mình.
Video đang HOT
Có khá nhiều ý kiến tỏ ra không đồng ý khi cho trẻ tiếp xúc với PUBG từ quá sớm
Thêm một lý do nữa đó là việc để trẻ nhỏ tiếp xúc quá nhiều với máy tính và các thiết bị điện tử khi còn nhỏ rất dễ ảnh hưởng tới thị lực của chúng. Đó cũng là lý do tại sao số lượng trẻ cận thị sớm đang ngày một tăng ở nước ta. Thay vì chơi các bộ môn thể thao tốt cho sức khỏe hay phát triển tư duy, cắm mặt vào màn hình ipad, điện thoại hay máy tính chắc chắn không phải là ý kiến hay.
Còn đứng dưới góc độ là một game thủ, khá nhiều người càng cảm thấy không thể tán đồng vấn đề này. Đương nhiên, những nhóc tỳ này, cho dù có thần đồng tới cỡ nào đi nữa thì chắc chắn vẫn luôn bị coi là “tạ” trong các game đấu, và có lẽ, ít ai muốn phải gồng gánh những quả tạ vàng này về top 1.
Thật ra thì vấn đề nào cũng đều có hai mặt của nó mà thôi. Ý kiến của bạn thì sao, nên hay không việc đồng ý cho những “ trẻ trâu” như vậy chơi PUBG
Theo GameK
Người mẫu ảo - tiềm năng mới của làng mốt, cạnh tranh các chân dài
Nhiều cô gái do máy tính tạo nên gây tranh cãi bởi hình ảnh trau chuốt, ấn tượng và cạnh tranh cao với người thật.
Tạp chí V vừa gây chú ý khi tung bộ ảnh người mẫu Miquela Sousa. Với mái tóc thẳng màu nâu và mái ngố, Miquela được khen ngợi về vẻ ngoài ấn tượng. Người đẹp từng xuất hiện trong chiến dịch của nhiều nhà mốt lớn gồm Balenciaga, Proenza Schouler, Prada, Diesel... Tạp chí Vogue cũng đưa cô lên tạp chí số tháng 9 - được coi là cuốn kỳ công và quan trọng nhất mỗi năm. Trên mạng xã hội, tài khoản Instagram của Miquela thu hút hơn 678.0000 người theo dõi, trong đó có nhiều người nổi tiếng như người mẫu Kacy Hill, nghệ sĩ Jesse Jo Stark, Chloe Wise hay Molly Soda.
Thông tin cơ bản trên trang cá nhân của Miquela viết cô là người mẫu kiêm nhạc công. Tuy vậy, theo NZHerald, Miquela Sousa thực chất chỉ là hình ảnh do máy tính tạo nên.
Tài khoản Instagram của Miquela Sousa thường xuyên trao đổi tin nhắn với người hâm mộ khiến nhiều fan tưởng rằng cô có thật. Ảnh: VMagazine.
Việc sử dụng người mẫu ảo là xu hướng được giới thời trang lăng xê gần đây.
Một chân dài nhân tạo khác là Shudu Gram cũng đang thu hút nhiều sự quan tâm khi chụp hình cho dòng son Fenty Beauty do Rihanna làm giám đốc sáng tạo. Cô là sản phẩm của Cameron James Wilson - nhiếp ảnh gia 28 tuổi đến từ Anh và có 10 năm hoạt động trong ngành công nghiệp thời trang.
"Shudu là tác phẩm do tôi sáng tạo. Cô ấy không phải người thật. Nhưng Shudu đại diện cho nhiều người mẫu hiện nay. Phong trào người mẫu da màu đang nổi lên, Shudu đại diện cho phong trào ấy và truyền cảm hứng cho những chân dài giống mình", Cameron chia sẻ với Harper's Bazaar. Tác giả nói thêm người mẫu ảo của anh dựa trên hình mẫu ca sĩ Grace Jones, siêu mẫu Alek Wek, Duckie Thot - Top 3 Australia's Next Top Model 2013 - và búp bê Barbie phiên bản "Công chúa Nam Phi".
Theo Cameron James Wilson, công nghệ 3D trong tương lai có thể giúp các người mẫu tạo ra bản sao kỹ thuật số của chính bản thân. Nhờ đó, khi làm việc ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, các chân dài cũng không phải vất vả di chuyển nữa, thay vào đó chỉ cần gửi các bản sao tới. "Các bản sao này đều bất tử. Sự nghiệp của một con người cũng vì thế mà có thể kéo dài tới hàng thập kỷ, thế kỷ. Giả sử nếu ngày trước Marilyn Monroe tự làm một bản sao như vậy, sự nghiệp của cô ấy có thể kéo dài đến hôm nay", Cameron nói thêm.
Ý tưởng về những người mẫu 3D được nhiều ngôi sao hạng A ở Hollywood ca tụng, trong đó có Naomi Campbell, Tyra Banks và Alicia Keys. Họ cho rằng những người mẫu như Shudu Gram hay Miquela Sousa đã vượt qua giới hạn tác phẩm nghệ thuật. Chúng đại diện cho sự tiến bộ công nghệ mà ngành công nghiệp thời trang khao khát để không bị tụt hậu với thời đại. Người mẫu 3D cũng là phương án giải quyết triệt để sự căng thẳng của khán giả trước tình trạng hình ảnh quảng cáo một đằng, thực tế một nẻo.
Hính ảnh ấn tượng của Shudu Gram trên một tạp chí khi mới ra mắt hồi tháng 5. Ảnh: Numero.
Dù được ca ngợi hết lời, các cô gái 3D vẫn phải đối mặt với nhiều lời phản đối vì lo ngại ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường.
Khi Shudu Gram mới ra mắt hồi tháng 5, một tài khoản trên Twitter lên án tác giả Cameron James Wilson rằng: "Một nhiếp ảnh gia da trắng lại tìm cách né tránh việc trả tiền cho người mẫu da màu bằng cách như vậy. Hãy nói cho tôi, làm sao nền kinh tế có thể phát triển dựa trên phân biệt chủng tộc và kỳ thị giới tính đây". Phần bình luận này có tới 24.000 lượt ủng hộ.
Nhiều nguồn tin cũng hoài nghi trước vấn đề sử dụng rộng rãi người mẫu 3D trong ngành công nghiệp thời trang. "Làm thế nào để mỗi người phòng tránh được việc nhận dạng của mình bị đánh cắp, đặc biệt khi họ đã qua đời?" là câu hỏi được đặt ra nhiều nhất. Một số ý kiến khác e ngại xu hướng sử dụng chân dài ảo sẽ khiến những người mẫu thật mất việc trong tương lai.
Ảnh của Miquela Sousa (giữa) gây thích thú cho nhiều người hâm mộ trên Instagram.
Những người đứng sau các chân dài ảo ra sức bảo vệ thành quả. Cameron James Wilson phủ nhận muốn thay thế người thật bằng hình ảnh 3D trong làng mẫu. Anh hiện coi Shudu đơn giản là tác phẩm nghệ thuật, chưa muốn khai thác theo hướng thương mại. Nhiếp ảnh gia cũng cho rằng việc bảo vệ nhận dạng cá nhân không khó nếu áp dụng công nghệ về cấp phép dữ liệu.
James tâm sự: "Tôi vui vì sản phẩm của mình gây tranh cãi về sự phát triển của ngành thời trang. Có như vậy, mọi người mới có thể trò chuyện trung thực với nhau. Mong muốn của tôi là tạo ra được dòng tiền trong lĩnh vực thiết kế người mẫu ảo. Nó thực sự cần thiết cho các thương hiệu muốn có gương mặt đại diện kỹ thuật số để giao tiếp với khách hàng trong môi trường giả lập".
Theo giaitri.net
Thanh niên nghiêm túc Ngắm trai có gì sai, nụ hôn ngọt ngào nhất lịch sử... là những hình ảnh hài hước nhất trong ngày. Chuyện đó đâu ai ngờ. Cứ tưởng thật. Đám cưới quê tui. Môn thể thao thể hiện bản lĩnh đàn ông. Ngắm trai có gì sai. Nghiêm túc. Nụ hôn ngọt ngào nhất lịch sử. Spider-Luffy. Thanh niên nghiêm túc. Theo new.zing.vn