Tranh cãi quanh kế hoạch hòa bình Trung Đông
Ngày 25-6, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức khởi động phần kinh tế trị giá 50 tỷ USD trong kế hoạch hòa bình Trung Đông, đồng thời cho rằng con đường theo hướng thúc đẩy đầu tư cho Palestine là điều kiện tiên quyết cần thiết để chấm dứt hàng thập kỷ xung đột. Tuy nhiên, kế hoạch đã không bàn đến giải pháp chính trị.
Cố vấn cấp cao Nhà Trắng Jared Kushner phát biểu tại Hội nghị quốc tế với chủ đề “ Hòa bình vì thịnh vượng”. Ảnh: Reuters
“Cơ hội thế kỷ”
Phát biểu khai mạc hội nghị quốc tế với chủ đề “Hòa bình vì thịnh vượng” diễn ra trong 2 ngày 25 và 26-6 tại thủ đô Manama của Bahrain, Cố vấn cấp cao Nhà Trắng Jared Kushner, con rể Tổng thống Donald Trump, khẳng định kế hoạch của ông dành cho Trung Đông là “cơ hội thế kỷ” đối với người Palestine và sự chấp nhận của họ là điều kiện tiên quyết dẫn tới hòa bình.
Theo ông Kushner, kế hoạch hỗ trợ phát triển kinh tế cho Palestine sẽ hướng tới 4 mục tiêu chính, bao gồm tăng hơn gấp đôi giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho Palestine; tạo ra hơn 1 triệu việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp và giảm đói nghèo cho người dân Palestine. Bên cạnh đó, Mỹ thể hiện mong muốn chứng kiến nền hòa bình, an ninh và thịnh vượng cho cả người dân Palestine và Israel, đồng thời khẳng định Washington không hề từ bỏ người dân Palestine.
Video đang HOT
Kế hoạch hòa bình Trung Đông còn được biết đến là kế hoạch kinh tế “Hòa bình vì thịnh vượng”, theo đó các nước tài trợ và nhà đầu tư sẽ đóng góp hơn 50 tỷ USD/năm dành cho Palestine và các nước láng giềng Ai Cập, Jordan và Lebanon trong 10 năm tới. Theo giới phân tích, điểm nhấn trong kế hoạch kinh tế của Mỹ là tập trung vạch ra chi tiết trong những sáng kiến nhằm kích thích “tiềm năng kinh tế” của Palestine. Theo Al Jazeera, 28 tỷ USD sẽ rót về các vùng lãnh thổ của Palestine gồm Bờ Tây do Israel chiếm đóng và Dải Gaza, 7,5 tỷ USD dành cho Jordan, 9 tỷ USD dành cho Ai Cập và 6 tỷ USD dành cho Lebanon. Kế hoạch dự kiến hỗ trợ 179 dự án kinh tế trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, nguồn nước, nguồn điện, viễn thông, du lịch và cơ sở y tế. 147 dự án trong số đó sẽ được triển khai trên lãnh thổ Palestine. Washington hy vọng những quốc gia Arab sẽ thể hiện sự quan tâm đối với kế hoạch này, đồng thời mong muốn nhận được nguồn tài trợ từ các quốc gia và nhà đầu tư để đóng góp cho phần kinh tế trị giá 50 tỷ USD này.
Hội nghị bị tẩy chay
Những nội dung kinh tế tại hội nghị ở Bahrain được coi là phần thứ nhất trong kế hoạch chính trị rộng lớn hơn của Washington nhằm đem lại hòa bình cho Trung Đông. Tuy nhiên, phần chính trị trong kế hoạch này hiện vẫn là một ẩn số vì hội nghị diễn ra trong 2 ngày 25 và 26-6 sẽ không đề cập đến các giải pháp chính trị tại Trung Đông. Mỹ hiện cũng chưa nói rõ kế hoạch hòa bình mới có đề cập đến giải pháp 2 nhà nước hay không.
Phía Palestine đã tẩy chay hội nghị tại Bahrain, tái khẳng định lập trường bác bỏ kế hoạch hòa bình Trung Đông của Mỹ và cho rằng kế hoạch này đã thiên vị Israel và không giải quyết được những vấn đề cốt lõi trong cuộc xung đột Israel – Palestine. Tổng Thư ký Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) Saeb Erekat cho biết, những chiến dịch như vậy nhằm cố tình “bắt nạt” và dập tắt mong muốn độc lập của người Palestine, buộc người dân và lãnh đạo của Palestine phải chấp nhận các chính sách, mối đe dọa và sự chuyên chế của cả Mỹ và Israel. Nhiều quốc gia khác trong khu vực như Israel hay Iraq và Lebanon cũng đã không tham dự hội nghị.
Cùng ngày 25-6, phát biểu khai mạc hội thảo ở trụ sở Liên hiệp quốc (LHQ), bàn về cách thức vận động tài chính cho cơ quan của LHQ về người tị nạn Palestine (UNRWA), Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres cho biết, điều quan trọng đối với tiến trình hòa bình Trung Đông là thúc đẩy các nỗ lực theo đuổi hòa bình để hiện thực hóa 2 nhà nước, Nhà nước Israel và Nhà nước Palestine, cùng tồn tại bên nhau trong hòa bình và an ninh. Trong khi đó, hàng ngàn người dân Palestine đã xuống đường biểu tình tại khu vực Bờ Tây và Dải Gaza nhằm phản đối việc khởi động kế hoạch hòa bình Trung Đông của chính quyền Washington.
HẠNH CHI (tổng hợp)
Theo SGGP
Mỹ chưa chính thức mời Israel tham dự hội nghị kinh tế tại Bahrain
Phóng viên TTXVN tại Tel Aviv dẫn truyền thông Israel ngày 9/6 đưa tin nước này chưa nhận được lời mời chính thức tham dự hội nghị kinh tế do Mỹ chủ trì tổ chức tại Bahrain từ ngày 25-26/6 tới, nơi Mỹ dự kiến sẽ công bố phần kinh tế của kế hoạch hòa bình Trung Đông.
Cố vấn cấp cao của Tổng thống Mỹ, ông Jared Kushner (trái) hội kiến Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại Jerusalem ngày 30/5/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Kênh truyền hình 13, một quan chức cấp cao Israel cho biết trong cuộc gặp ngày 30/5 vừa qua, cố vấn cao cấp Nhà Trắng, ông Jared Kushner đã giải thích với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu rằng Washington đang chờ đợi phản hồi từ một số nước Arab chủ chốt về việc tham dự hội nghị trên trước khi gửi lời mời chính thức tới Israel.
Thủ tướng Netanyahu đã chỉ thị Bộ trưởng Tài chính Moshe Kahlon dẫn đầu phái đoàn Israel tham dự hội nghị tại Bahrain khi có lời mời chính thức từ Washington.
Hội nghị kinh tế tại Bahrain được tổ chứ để bàn về cách thức đầu tư vào nền kinh tế Palestine. Đây là giai đoạn đầu tiên trong kế hoạch hòa bình Trung Đông của Mỹ nhằm giải quyết xung đột Israel-Palestine.
Tuy nhiên, Chính quyền Palestine đã chính thức từ chối tham gia, đồng thời kêu gọi các nước Arab tẩy chay hội nghị. Nga và Trung Quốc cũng đã tuyên bố không tham gia hội nghị. Trong khi Jordan, Ai Cập và một số nước Arab khác chưa có phản hồi chính thức về lời mời tham dự hội nghị, Saudi Arabia, các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Qatar đã thông báo sẽ tham dự hội nghị này.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Qatar Mohammed bin Abdulrahman al-Thani ngày 9/6 cho biết nước này sẽ không ủng hộ bất kỳ đề xuất hòa bình nào giải quyết xung đột Israel-Palestine nếu đề xuất này không được phía Palestine chấp nhận.
Kế hoạch hòa bình Trung Đông được chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump xây dựng trong hơn 2 năm qua dưới sự chủ trì của Cố vấn Nhà Trắng Jared Kushner và Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về Trung Đông Jason Greenblatt.
Kế hoạch gồm hai phần kinh tế và chính trị, nhằm giải quyết cuộc xung đột Israel-Palestine, song không nhắc tới giải pháp hai nhà nước. Hiện Mỹ chưa thông báo thời điểm công bố phần chính trị trong kế hoạch hòa bình này.
Bộ Ngoại giao Nga đánh giá kế hoạch này là "mưu toan thường lệ" của Mỹ nhằm áp đặt quan điểm của Washington đối với vấn đề Palestine-Israel. Trong nội bộ chính quyền Mỹ, ngay cả những người ủng hộ cũng lo ngại rằng kế hoạch này sẽ vấp phải sự hoài nghi lớn.
Công Đồng
Theo Tintuc
Tranh cãi chuyện chi phí của các con ông Trump khi tháp tùng cha thăm Anh Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa một số người con không có vai trò trong chính phủ Mỹ sang thăm cấp nhà nước Anh đã làm dấy lên các thắc mắc rằng ngân sách Mỹ có phải chi tiền cho những nhân vật này hay không. Gia đình ông Trump chụp ảnh với Thái tử Charles và phu nhân (Ảnh: Nhà Trắng)...