Tranh cãi quanh bảng xếp hạng chính quyền hiệu quả nhất thế giới
Danh sách 10 chính quyền hoạt động hiệu quả nhất thế giới của Diễn đàn Kinh tế Thế giới ( WEF) đang gây tranh cãi vì bầu chọn nhiều chính quyền thường xuyên đối mặt với sự chỉ trích trong và ngoài nước.
Công nhân ở Qatar được cho đang bị bóc lột, nhưng chính phủ nước này vẫn xếp nhất thế giới về hiệu quả hoạt động của chính phủ? – Ảnh: Reuters
Trong danh sách chính phủ hoạt động hiệu quả nhất thế giới, WEF chọn Qatar là nước đứng đầu, xếp ngay trên Singapore.
Theo WEF, họ đã đưa kết quả này dựa trên dữ liệu về Báo cáo Năng lực cạnh tranh Toàn cầu (GCR) gần nhất. Sau đó, WEF cho biết đã phân tích những tiêu chí như chi tiêu lãng phí, gánh nặng về quy định kinh doanh và tính minh bạch của chính sách để tính toán hiệu quả tổng thể của bộ máy chính quyền ở các nơi.
Tuy vậy, danh sách của WEF lại đang gây ra nhiều tranh cãi.
“Qatar là một chế độ chuyên chế, nơi phụ nữ bị phân biệt đối xử, lao động nhập cư bị bóc lột và tự do ngôn luận bị kiểm soát. Tuy nhiên, theo WEF, Qatar là mô hình của một chính phủ hiệu quả”, tờ Independent (Anh) nhận xét trong bài viết ngày 15.7.
Quốc vương Qatar, ông Tamim bin Hamad al-Thani lên nắm quyền vào năm 2013. Báo cáo gần đây của Tổ chức Ân xá quốc tế nói rằng lao động nhập cư vẫn thường xuyên bị “bóc lột và lạm dụng”, trong khi phụ nữ phải đối mặt với “nạn phân biệt đối xử và bạo lực. “Tự do ngôn luận vẫn bị kiểm soát chặt chẽ và báo chí thường xuyên thực hiện việc tự kiểm duyệt”, Independent trích báo cáo của Tổ chức Ân xá quốc tế cho hay. Ngoài ra, Qatar đang liên quan đến cuộc điều tra tham nhũng nhắm vào FIFA xung quanh quyền đăng cai World Cup 2022 của Qatar.
“Tôi không biết những gì họ đo lường, nhưng không lý nào họ đưa ra một kết luận rằng Qatar là chính quyền hoạt động hiệu quả nhất trên thế giới. Tôi không quan tâm phương pháp nghiên cứu của họ vững vàng tới đâu, hầu hết những người làm việc tại Qatar sẽ không công nhận kết quả của nghiên cứu này”, Independent dẫn nhận định của tiến sĩ David Roberts, chuyên gia về quan hệ quốc tế và an ninh tại vùng Vịnh, thuộc Đại học Hoàng gia London và đã sống ở Qatar trong hơn bốn năm.
Ngoài Qatar, việc chính quyền Hồng Kông xếp thứ tư trong danh sách “hoạt động hiệu quả nhất” cũng gây tranh cãi. Chính quyền Hồng Kông đã vấp phải những chỉ trích từ dân chúng, đỉnh điểm là cuộc biểu tình lớn trong năm 2014 liên quan tới cuộc bầu cử đặc khu trưởng năm 2017.
Rwanda, một quốc gia châu Phi, xếp thứ 7 trong danh sách này. WEF lý giải rằng chính phủ Rwanda được đánh giá cao vì chi tiêu không phung phí.
Video đang HOT
WEF là tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ, chuyên nghiên cứu về kinh tế, chính trị của các quốc gia.
10 chính quyền hoạt động hiệu quả nhất thế giới, theo xếp hạng của WEF:
1. Qatar
2. Singapore
3. Phần Lan
5. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE)
6. New Zealand
7. Rwanda
8. Malaysia
9. Thụy Sĩ
10. Luxembourg
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Thủ tướng: Cộng đồng kinh tế ASEAN mở ra cơ hội và thách thức
Nhận lời mời của Tổng thống Myanmar Thain Sein, trưa ngày 22/6/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến Thủ đô Nay Pyi Taw tham dự Hội nghị Cấp cao (HNCC) Hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam lần thứ 7 (CLMV-7)
Thủ tướng và những người đồng cấp tại HNCC CLMV-7.
Thủ tướng cũng dự Hội nghị Cấp cao Chiến lược Hợp tác kinh tế ba dòng sông Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong lần thứ 6 (ACMECS-6). Ngay trong chiều nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự và phát biểu tại HNCC CLMV-7.
Tại Hội nghị, các nhà Lãnh đạo tái khẳng định cam kết tăng cường quan hệ truyền thống, láng giềng hữu nghị và cùng có lợi giữa các nước CLMV và thúc đẩy hơn nữa hợp tác CLMV vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở Đông Nam Á. Hội nghị đã tập trung rà soát tình hình hợp tác trong hai năm qua và thảo luận phương hướng hợp tác trong giai đoạn tới. Các nhà Lãnh đạo đánh giá cao những kết quả đạt được trong tất cả các lĩnh vực hợp tác, giúp thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN và đóng góp tích cực cho tiến trình hình thành Cộng đồng ASEAN vào cuối năm nay.
Hội nghị đánh giá cao chương trình học bổng hàng năm mà Việt Nam dành cho học sinh các nước Campuchia, Lào và Myanmar và đề nghị Việt Nam tiếp tục thực hiện chương trình này trong những năm tới.
Về định hướng hợp tác tương lai, các Nhà Lãnh đạo đã nhất trí thông qua Chương trình hành động CLMV trong lĩnh vực kinh tế thương mại cho các năm tới; tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư thông qua các thỏa thuận song phương và đa phương, mở rộng việc thực hiện mô hình kiểm tra một cửa một lần dừng tại các cửa khẩu quốc tế giữa các nước; phát huy tối đa tiềm năng của các hành lang kinh tế liên quốc gia như Hành lang kinh tế Đông - Tây và Hành lang kinh tế phía Nam; xây dựng các chính sách khuyến khích đầu tư vào các ngành nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng; xây dựng tiểu vùng CLVM thành một điểm đến du lịch hàng đầu của thế giới. Hội nghị cũng đề nghị các nước ASEAN và các đối tác phát triển cùng tham gia thực hiện các dự án phát triển trong khuôn khổ CLMV.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá chặng đường hơn 10 năm qua, Hợp tác CLMV đã đạt kết quả đáng ghi nhận trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, du lịch, hải quan, kết nối giao thông và các hành lang kinh tế..., góp phần quan trọng hỗ trợ các nước thành viên hội nhập kinh tế quốc tế và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và liên kết kinh tế khu vực ngày càng mạnh mẽ, việc tăng cường hợp tác giữa bốn nước láng giềng gần gũi là phù hợp với xu thế chung, mang lại lợi ích cho Hợp tác CLMV và từng quốc gia thành viên, thúc đẩy tiến trình hội nhập ASEAN.
Khẳng định cam kết của Việt Nam đối với hợp tác CLMV và nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường hợp tác giữa bốn nước vì lợi ích của từng quốc gia và sự thịnh vượng chung của cả khu vực, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng ưu tiên hàng đầu của hợp tác CLMV là nâng cao năng lực cạnh tranh.
" Sự hình thành của Cộng đồng kinh tế ASEAN và dịch chuyển cơ cấu của các nền kinh tế lớn trong khu vực mở ra không gian phát triển rộng lớn với nhiều cơ hội và thách thức đan xen. Nằm trên giao lộ kết nối giữa Đông Nam Á với các thị trường rộng lớn Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản, với lực lượng lao động ở độ tuổi vàng, nguồn tài nguyên dồi dào và qui mô thị trường gần 170 triệu dân, các nước CLMV có tiềm năng lớn tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị khu vực và trở thành một động lực tăng trưởng mới của ASEAN. Để khai thác tốt cơ hội này, điều quan trọng hàng đầu là nâng cao năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế CLMV".
Tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị CLMV trước hết cần tăng cường kết nối về chính sách và hạ tầng cơ sở. Cụ thể là sớm chuyển đổi các hành lang giao thông thành hành lang kinh tế thông qua các chính sách tạo thuận lợi cho giao thông và thương mại xuyên biên giới; Thực hiện nghiêm túc Hiệp định tạo thuận lợi cho vận tải người và hàng hoá qua biên giới giữa các nước tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS CBTA) và các thỏa thuận song phương và đa phương liên quan; đẩy nhanh thực hiện cơ chế một cửa và quá cảnh hải quan ASEAN; hoàn thiện và nhân rộng mô hình kiểm tra &'một cửa một lần dừng' tại các cặp cửa khẩu quốc tế trong tiểu vùng Mê Công; xây dựng các chính sách ưu đãi cho phát triển hệ thống logistics dọc các hành lang kinh tế.
Thủ tướng tham dự và có bài phát biểu tại Hội nghị chiều 22/6.
Nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh và thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận, cam kết song phương và đa phương về tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp CLMV tham gia vào các dự án đầu tư trong khu vực. Nghiên cứu xây dựng kết nối trong lĩnh vực năng lượng, ngân hàng, tài chính. Phối hợp vận động đầu tư cho các công trình kết nối hạ tầng cứng.
Thứ hai, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa và hội nhập các chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Đổi mới hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai, đồng thời xây dựng cơ chế, chính sách và giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực hiện có. Chủ động tăng cường các chương trình liên kết đào tạo với các tổ chức quốc tế và đối tác phát triển. Thúc đẩy hợp tác về di chuyển thể nhân, bảo đảm nguồn cung nhân lực cho doanh nghiệp và các khu công nghiệp cũng như quyền lợi của người lao động.
Thứ ba, để nắm bắt và phát huy cơ hội mới đồng khắc phục được những khó khăn thách thức, sự hỗ trợ của các đối tác phát triển và sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp quốc tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Do vậy, chúng ta cần làm tốt hơn công tác thông tin tuyên truyền về tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của các nước CLMV, những cơ hội kinh doanh mới từ các chương trình cải cách đang được thực hiện. Hiện nay, Việt Nam đang trao đổi với Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) về khả năng tổ chức một sự kiện riêng của WEF về tiểu vùng Mê Công nhằm tăng cường đối thoại chính sách, chia sẻ các ý tưởng phát triển, và tăng cường cơ hội hợp tác công - tư. Việt Nam rất mong nhận được sự ủng hộ và hưởng ứng tích cực từ các nước thành viên CLMV.
" Tôi một lần nữa khẳng định cam kết của Chính phủ Việt Nam đối với Hợp tác CLMV và mong muốn bốn nước chúng ta tiếp tục phối hợp chặt chẽ để triển khai thành công hơn nữa các chương trình hợp tác vì sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của cả khu vực" - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.
Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng thông báo kế hoạch của Việt Nam phối hợp Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tổ chức một diễn đoàn đối thoại kinh doanh cao cấp về tiểu vùng Mê Công bên lề HNCC CLMV 8.
Các nhà Lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố chung của Hội nghị và nhất trí tổ chức Hội nghị Cấp cao CLMV lần thứ tám tại Việt Nam trong năm 2016.
P.Thảo
Theo Dantri
Tổng thống Putin: Mỹ đẩy Nga đến một cuộc chạy đua vũ trang Mới đây, tại diễn đàn kinh tế thế giới St. Petersburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, những quyết định như kiểu Mỹ đơn phương rút khỏi hiệp ước cấm hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (ABM), đang đẩy thế giới vào một cuộc chiến tranh lạnh mới. "Không phải các xung đột quân sự, mà những quyết định kiểu...