“Tranh cãi” phương án nghỉ Tết 7 ngày hay 9 ngày?
Nhiều người chọn phương án nghỉ 9 ngày để có thời gian thực hiện các kế hoạch cá nhân , nhưng một số người đề xuất áp dụng phương án nghỉ 7 ngày.rn
Mới đây, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc hoán đổi ngày nghỉ dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi. Trong đó, phương án 1, nghỉ 9 ngày (từ 15/2 – 23/2/2015) và phương án 2, nghỉ 7 ngày (từ 18/2 – 24/2/2015).
Theo tin tức, với mong muốn có một kỳ nghỉ dài để sum họp gia đình, gặp mặt người thân, phương án nghỉ 9 ngày được nhiều người lựa chọn hơn cả.
Chia sẻ với Tuổi Trẻ, bạn đọc Tuấn Vinh (An Giang) cho biết: “Chọn phương án nghỉ 9 ngày là hợp lý. Đây là phương án tối ưu làm giảm áp lực tàu xe cho người lao động và người lao động có thời gian dọn dẹp nhà cửa, về quê phụ ông bà chuẩn bị đón Tết”.
Bạn đọc Trường Giang đồng tình: “Cả năm làm việc vất vả thì Tết là cơ hội để mình về với gia đình, tranh thủ đi thăm ông bà, hàng xóm và tổng kết lại năm qua mình đã làm được gì và chưa làm được gì?”.
Chị Trần Thị Trang (quê Thanh Hóa) chia sẻ: “Mỗi năm tôi chỉ về quê một lần, tốn từ 2 – 3 triệu đồng. Nghỉ 9 ngày thì người lao động có thêm thời gian để thăm gia đình, người thân”. Giải thích thêm, chị Trang cho biết những năm trước đây lịch nghỉ Tếtvẫn là 9 ngày nên nhìn chung các doanh nghiệp, cơ sở đã quen với thời gian như vậy, nếu năm nay vẫn nghỉ 9 ngày cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến hoạt động sản xuất của họ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo báo Tuổi trẻ, không ít người lại ủng hộ đề xuất phương án nghỉ 7 ngày. Anh Dương Anh Khoa (Thủ Đức, TP.HCM) cho rằng: “Nghỉ lâu quá sẽ làm công việc đình trệ, nhất là các công ty có giao dịch với nước ngoài, công ty xuất nhập khẩu. Nghỉ càng lâu thì con người càng dễ lười, khi bắt tay trở lại, tiến độ công việc sẽ bị ảnh hưởng”.
Ảnh minh hoạ.
Tuy nhiên, do phương án thứ nhất nghỉ trước Tết Nguyên đán quá nhiều (từ 27 tháng Chạp năm Giáp Ngọ đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Ất Mùi) so với phương án 2, nghỉ dài ngày sau Tết (từ 30 tháng Chạp năm Giáp Ngọ đến hết mùng 6 tháng Giêng năm Ất Mùi), nhiều người cho rằng nên hòa trộn cả hai phương án: Nghỉ 9 ngày và thời gian nghỉ sau Tết Nguyên đán nhiều hơn.
Độc giả Dương Hoài Nam lựa chọn phương án thứ nhất nhưng lại ủng hộ việc hoán đổi nghỉ của phương án 2. “Nghỉ nhiều ngày sau Tết sẽ tạo khoảng thời gian dài dễ chịu, kích thích người dân đi du lịch và tham gia các hoạt động lễ hội, du xuân”.
Chia sẻ trên tờ Tri thức trực tuyến, anh Nam phân tích thêm, nếu chọn cách tính nghỉ của phương án 1 thì kế hoạch của mỗi người sẽ khó hơn khi phần lớn việc thăm hỏi gia đình, du xuân thường vào đầu năm. Bên cạnh đó, các công ty du lịch sẽ “khóc ròng” vì ngày nghỉ sau Tết quá ít, nhiều gia đình sẽ phải cân nhắc việc đi du lịch, nhất là các tour quốc tế do thời gian ngắn.
Trong khi đó, theo quan điểm của bạn Nguyên Trường, nghỉ dài ngày hay ngắn ngày đều có ưu và nhược điểm riêng. Nếu nghỉ trước Tết dài, những người làm công ăn lương xa quê có đủ thời gian để sắp xếp về nhà sum họp, hạn chế ùn tắc giao thông dịp Tết, tránh tình trạng o ép giá xe của các hãng vận tải.
Theo ông Nguyễn Anh Thơ, Phó cục trưởng Cục An toàn Lao động (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), khoảng 1 tháng trước Tết, Thủ tướng sẽ chốt phương án hoán đổi ngày nghỉ lễ, Tết năm 2015.
Theo_Người Đưa Tin
Tái giá vẫn phong tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng
"Dẫu có muộn thì đây cũng là một quyết định thiết thực, một việc làm đầy trách nhiệm của thế hệ hôm nay đối với thế hệ đi trước, những người đã có cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của chúng ta".
Các bà mẹ có 1 chồng và 1 con trai hi sinh trong kháng chiến và đã tái giá vẫn được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng
Các bà mẹ có 1 chồng và 1 con trai hi sinh trong kháng chiến và đã tái giá vẫn được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền nói về trường hợp bà mẹ có chồng và 1 con trai hi sinh trong kháng chiến và đã tái giá.
Trường hợp các bà mẹ có chồng và 1 con trai hy sinh trong kháng chiến mà tái giá có được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng (VNAH) hay không là vấn đề được nhắc đến nhiều trong thời gian qua. Đề cập đến trường hợp này, ngày 12/10, tại chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời, Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh và xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cho biết: Thực hiện Pháp lệnh sửa đổi về phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Chính phủ đã có Nghị định 56 quy định về việc này.
Tháng 6 vừa qua, Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng và Bộ Lao động đã có thông tư hướng dẫn để triển khai thực hiện chủ trương này.
"Các trường hợp này sẽ được xem xét hướng dẫn tại thông tư. Như vậy dẫu có muộn thì đây cũng là một quyết định khá thiết thực và là một việc làm đầy trách nhiệm của thế hệ hiện nay đối với thế hệ đi trước, những người đã có cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của chúng ta".
Đến nay đã có 28.000 bà mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, có nhiều trường hợp cụ thể phải hướng dẫn để địa phương thực hiện.
Theo Infonet
Sẽ xử lý người có công "rởm" Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, sẽ xử lý những trường hợp "khai man người có công" để hưởng chính sách. Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền Thông tin do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cho biết tại chương trình Dân hỏi Bộ trưởng...