Tranh cãi nữ sinh giơ “ngón tay thối” khi bị học lực Trung bình do không đạt môn Thể dục: “Tại thầy mà sau 2 năm vẫn bị chì chiết”
Hành động của nữ sinh bị đánh giá không chuẩn mực với thầy giáo cũ.
Thời gian qua, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn video nữ sinh đạt trung bình môn là 8,4 nhưng vẫn bị xếp loại học lực Trung bình vì môn Thể dục bị phê “chưa đạt”.
Nhiều môn của nữ sinh có tổng phẩy khá cao. Như tổng kết môn Công nghệ là 10,0; môn Sinh học là 9,4; môn GDCD là 8,9… Song chỉ vì môn Thể dục bị cho là “chưa đạt” nên cả năm nữ sinh này chỉ được học sinh trung bình.
Nữ sinh chia sẻ những hậu quả sau bảng điểm đó:
“- Lần đầu tiên bị học sinh trung bình.
- Mất chuỗi 18 học kì học sinh giỏi liên tiếp.
- Được tất cả mọi người nhớ đến vì trượt môn không ai trượt.
- 2 năm sau vẫn bị bố mẹ lôi ra chì chiết”.
Đáng chú ý thái độ của nữ sinh trong video được coi không chuẩn mực với giáo viên khi có ý bóc phốt và chỉ trích thầy giáo. Ở cuối video, nữ sinh còn ra dấu hiệu “ngón tay thối” với người thầy này.
Video đang HOT
Sau khi đoạn video xuất hiện, những tranh cãi nảy lửa xoay quanh vụ việc này đã làm nóng các fanpage mạng xã hội.
Một bên cho rằng, quyết định của BGH hạ học sinh từ học lực Giỏi xuống Trung bình chỉ vì kết quả chưa đạt ở môn Thể dục là quá nặng tay. Bởi nếu không có nhiều tố chất hoặc yêu thích thể thao thì việc học Thể dục quả là 1 môn đầy thách thức.
Phía còn lại cho rằng, nếu tuổi trẻ chỉ tập trung học tập mà quên vận động thì việc đánh giá này là “hình thức phạt” quá nhẹ. Nhiều học trò không quá coi trọng môn Thể dục nên mới dẫn đến có thái độ không tốt với giáo viên. Chưa kể thái độ của nữ sinh trong video cũng được coi là không chuẩn mực đối với thầy giáo cũ của mình.
Một số bình luận bên dưới bài viết:
- “Thái độ quyết định việc bạn có qua môn hay không. Nhiều bạn xem nhẹ môn Thể dục và giáo viên dạy môn này lắm. Và các bạn thấy đó, chỉ cần thầy ghi nhẹ 2 chữ ‘chưa đạt’ là đủ sợ rồi”
- “Trên 8,0 mà bị học lực trung bình thì thật sự buồn lắm đấy. Nhưng mình khuyên thật bạn nên xem xét thái độ của mình thế nào mà bị giáo viên phạt nặng như vậy”
- “Vấn đề ở đây là thầy có chấm sai cho em không? Hay em cảm thấy môn Thể dục không cần phải cố gắng? Nếu lúc đó nghĩ thầy chấm sai thì nên giải quyết luôn với ban giám hiệu nhà trường. Chị thấy gia đình em rất quan tâm đến chuyện học hành của con cái thì nhất định sẽ có cách giải quyết lại với nhà trường mà”
Thông tư 58 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT
- Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục là những môn học được đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập. Căn cứ chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học quy định trong chương trình GDPT, thái độ tích cực và sự tiến bộ của học sinh để nhận xét kết quả các bài kiểm tra theo 2 mức “đạt yêu cầu” hoặc “chưa đạt yêu cầu”.
- Điều 13: Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 8,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ
Học trò dở khóc dở cười với màn kiểm tra thể dục mùa Covid: Diễn đạt các động tác thể dục lên... giấy
Thời điểm cuối kì, môn thể dục cũng tạo ra nhiều tình huống dở khóc dở cười khi học sinh phải làm bài kiểm tra ra giấy.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, học sinh, sinh viên đành chấp nhận việc học online, cũng như thực hiện các bài kiểm tra theo phương thức trực tuyến. Những câu chuyện dở khóc dở cười khi học online như điểm danh bằng cách nhấn like, làm bài kiểm tra qua post đăng lên nhóm lớp dường như đã trở nên quen thuộc với học trò. Thế nhưng, các bài kiểm tra được thực hiện trong thời gian giãn cách vẫn khiến học sinh nhà mình... choáng mỗi khi nhắc tới.
Những môn học có lý thuyết, có bài tập như Toán, Văn, Anh... có thể diễn ra online, vậy môn thể dục thì sao? Tưởng chừng như các động tác thể dục rất khó để thực hành online được thì nay đã được học sinh sáng tạo với muôn vàn kiểu ảnh: từ các bài thể dục, chạy bộ đến bóng chuyền, bóng bàn... Như vậy mới thấy, sức sáng tạo của học sinh là vô biên.
Khi học trò buộc phải làm bài kiểm tra môn thể dục qua giấy
Với những câu hỏi lý thuyết vô cùng nghiêm túc
Thời điểm cuối kì, môn thể dục cũng tạo ra nhiều tình huống dở khóc dở cười khi học sinh phải... làm bài kiểm tra ra giấy, trình bày mọi lý thuyết mình có về các động tác thực hành. Thông thường, việc thực hiện sao cho chuẩn chỉ, chính xác các động tác thể dục đã là một thử thách với nhiều học sinh. Giờ còn chuyển từ thực hành qua lý thuyết, phận 'học trò 12 bến nước' phải tính sao?
Môn thể dục khiến dân tình cười ra nước mắt khi buộc phải học theo hướng lý thuyết...
Và thực hành bằng hình ảnh
' Ở trường mình, thầy cô kiểm tra thực hành các động tác thể dục qua Zoom luôn. Ban đầu cũng nom hơi kì quặc nhưng thời điểm Covid-19 này thì thầy cô cũng không còn lựa chọn nào khác '
' Nếu bạn cho rằng việc học thể dục online đã lạ lùng thì việc 'văn bản hóa các động tác thể dục' còn lạ lùng hơn. Mình không biết phải diễn tả sao nữa, may mà đã thoát môn này từ lâu rồi '.
Ảnh: Tổng hợp
Cảm động cảnh bố mẹ cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp của con Trong suốt cuộc đời của bố mẹ, dù khó khăn gian khổ thế nào họ cũng mong con cái được ăn học đến nơi đến chốn, có cuộc sống luôn vui vẻ. Chính vì vậy, một trong những ngày hạnh phúc nhất của đời họ là được nhìn con mặc áo cử nhân, cầm trên tay bằng tốt nghiệp đại học. Hình ảnh...